Bão số 3 để lại thiệt hại nặng nề cho ngành giáo dục

Cơn bão số 3 đã để lại thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương, trong đó có ngành Giáo dục. Hàng vạn trường học bị hư hại, hàng triệu học sinh chưa thể đến trường...

Tuần qua, ngành Giáo dục, các thầy cô giáo dồn sức khắc phục hậu quả với tinh thần lũ rút đến đâu dọn dẹp đến đó… Kế hoạch dạy học được điều chỉnh; nhiều trường phổ thông, đại học cho học sinh nghỉ hoặc học trực tuyến để bảo đảm an toàn.
Bao so 3 de lai thiet hai nang ne cho nganh giao duc
Dãy nhà bán trú trường THCS và THPT số 3 xã Mường Hum (Lào Cai)sập hoàn toàn. Ảnh: CACC 

Bộ GD&ĐT cho biết đến thời điểm này vẫn chưa có thống kê đầy đủ về thiệt hại của ngành Giáo dục các địa phương sau trận bão lũ vừa qua. Qua báo cáo sơ bộ của các địa phương cho thấy, mức độ ảnh hưởng của trận lũ lịch sử với nhà trường là rất nặng nề, cần nhiều thời gian, công sức, kinh phí để khắc phục.

Lào Cai là địa phương có số GV và HS thiệt mạng nhiều nhất do bão số 3 gây ra. Theo bà Dương Bích Nguyệt - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Lào Cai, báo cáo sơ bộ cho thấy có 35 em HS của tỉnh thiệt mạng và mất tích, 15 em HS bị thương do bão lũ. Số nhân viên, GV toàn ngành giáo dục Lào Cai bị ảnh hưởng do bão số 3 cần được hỗ trợ là trên 600 hộ gia đình. Riêng huyện Bảo Yên có 410 gia đình, có 3 GV thuộc Phòng GD&ĐT thị xã Sa Pa bị thương tích phải nhập viện.

Các lực lượng chức năng của tỉnh Lào Cai, huyện Bảo Yên và lực lượng sinh viên tình nguyện đang tích cực cùng các trường học dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau bão số 3 để sớm ổn định việc học tập. Tuy nhiên, do HS, GV chịu ảnh hưởng nặng nề, trường học khó khăn, giao thông chia cắt giữa các khu vực nên dự kiến mới có 30 trường học của huyện Bảo Yên cho HS đi học trở lại từ ngày 16/9, 43 đơn vị trường học còn lại dự kiến sẽ tổ chức học tập cho HS từ ngày 23/9.

Còn theo thống kê của Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái, có 2 GV, 8 HS của tỉnh thiệt mạng, 2 HS bị thương do mưa bão. Có 28 cơ sở giáo dục bị ngập lụt, đến thời điểm này các trường đã dọn dẹp, khắc phục; 37 cơ sở giáo dục bị sạt lở. Bên cạnh đó, còn một số trường, điểm trường bị sạt lở đất với khối lượng ít, các trường đã chủ động huy động cán bộ, GV, nhân viên và HS để khắc phục. Thiệt hại về cơ sở vật chất, thiết bị dạy - học, sách vở ước tính ban đầu khoảng 45 tỉ đồng. Số HS bị mất, hỏng sách giáo khoa, đồ dùng học tập ước khoảng 22.787 em. Dự kiến kinh phí khoảng 11,5 tỉ đồng.

Toàn tỉnh có 152 cơ sở giáo dục đã tổ chức cho học sinh trở lại trường; riêng thành phố Yên Bái, huyện Văn Yên, Trấn Yên chưa cho học sinh quay lại. Tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo thành phố tập trung lực lượng giúp các trường khắc phục hậu quả bão lũ để sớm đưa học sinh trở lại trường; chậm nhất đến 18/9 các cơ sở giáo dục sẽ đưa học sinh trở lại trường.

Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng cho biết, có 9 người thiệt mạng do mưa lũ, trong đó có 2 GV và 7 HS, 1 HS bị thương. Cùng với đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở. Đến thời điểm này, 10/519 cơ sở giáo dục vẫn chưa tổ chức học trở lại được do nước sông suối còn cao và đường sạt lở, chia cắt. Hiện nay, chưa liên lạc được với gần 700 HS do mất sóng điện thoại. Nhiều em không thể đến trường do địa hình chia cắt.

Ông Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên cho biết, toàn tỉnh có 2 HS thiệt mạng, 93 trường bị thiệt hại do bão số 3 gây ra với ước tính thiệt hại khoảng hơn 23 tỉ đồng. Trong đó có 116 phòng học, 14 phòng chức năng, 2 nhà ở nội trú, 6 nhà ăn, 6 nhà bếp ăn và 79 công trình phụ trợ khác.

Toàn tỉnh Tuyên Quang có 33 trường học bị ngập nước, sạt lở đất. Riêng Trường PTDT nội trú Chiêm Hóa bị ngập toàn bộ khu ký túc xá và nhà ăn của HS. Sơ bộ có khoảng 2.000 HS có nhà bị ngập, sạt lở đất, đồ dùng học tập, sách vở bị lũ cuốn trôi. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 3,4 tỉ đồng.

Từ 16/9/2024, có 455/456 trường cho học sinh đi học trở lại. Riêng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS, THPT Chiêm Hóa dự kiến cho học sinh đi học trở lại từ 23/9/2024 để sửa chữa, khắc phục hệ thống điện, nước, nhà bếp và kí túc xá của học sinh do bị ngập sâu dài ngày.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn, hiện toàn tỉnh có 78 trường học các cấp bị ngập úng, đến thời điểm này nước đã rút; 118/650 trường học bị ảnh hưởng, thiệt hại về cơ sở vật chất ước tính 3,2 tỷ đồng; 158 HS và 38 GV bị ảnh hưởng sau bão lũ. Tính đến ngày 14/9, 650/650 trường trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng để quay trở lại học bình thường.

Trong tuần qua, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng đã đến thăm hỏi, động viên ngành Giáo dục một số địa phương bị thiệt hại nặng nề bởi bão lũ như Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn.... Lãnh đạo Bộ GD&ĐTđánh giá cao những nỗ lực trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo của ngành Giáo dục địa phương để kịp thời khắc phục khó khăn do cơn bão số 3 gây ra. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng đã gửi lời chia sẻ, chia buồn sâu sắc với các nạn nhân trong cơn lũ vừa qua, đặc biệt là với những gia đình giáo viên và học sinh có những tổn thất nặng nề.

Bộ GD&ĐT tặng 1 tỷ đồng hỗ trợ ngành Giáo dục Cao Bằng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3. Công ty Cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà tặng 15.000 bộ đồ dùng học tập với trị giá 450 triệu đồng, đồng thời tài trợ trợ toàn bộ đồ dùng học tập cho các em học sinh bị mất cả cha, mẹ do cơn bão số 3 đến năm lớp 12.

Bộ GD&ĐT hỗ trợ trực tiếp cho ngành GD&ĐT tỉnh Yên Bái 1 tỷ đồng để hỗ trợ cho giáo viên và học sinh bị thiệt hại do bão lũ. Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà hỗ trợ 15 nghìn bộ đồ dùng học tập (trị giá 450 triệu đồng); Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hỗ trợ 300 bộ sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ Yên Bái.

Tại tỉnh Lào Cai, Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã trao hỗ trợ cho ngành Giáo dục tỉnh Lào Cai số tiền 1 tỷ đồng. Hỗ trợ cho gia đình học sinh thiệt mạng và mất tích mỗi trường hợp 10 triệu đồng, học sinh bị thương mỗi em 2 triệu đồng, học sinh bị thương và mất người thân hỗ trợ 5 triệu đồng, giáo viên bị thương hỗ trợ 5 triệu đồng.

Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã hỗ trợ cho ngành Giáo dục Lạng Sơn số tiền 1 tỷ đồng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã trao tặng cho ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn 300 bộ sách giáo khoa. Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà trao tặng 15.000 bộ đồ dùng học tập; hỗ trợ khắc phục thiệt hại của 23 thư viện trường học bị ảnh hưởng sau bão.

Tại tỉnh Tuyên Quang, đoàn công tác Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã đến thăm, trao hỗ trợ cho Sở GD&ĐT cùng Trường Mầm non Phan Thiết, Trường THCS Phan Thiết, Trường THPT Ỷ La, thành phố Tuyên Quang chịu ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3.

Tại Thái Nguyên đoàn công tác của Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã trao hỗ trợ cho ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên, các nhà trường chịu thiệt hại và gia đình có học sinh thiệt mạng do bão số 3.

>>> Mời độc giả xem thêm video Lào Cai: Lớp mầm non 18 học sinh, lũ cuốn mất 10 em:

00:0000:0000:00
00:00
 
 

Hà Nội: Dọn dẹp trường học sẵn sàng đón học sinh vào thứ 2

Cuối tuần, nước ở một số khu vực bị ngập của Hà Nội đã rút dần. Các trường nhanh chóng dọn dẹp, vệ sinh trường lớp để sẵn sàng đón học sinh trở lại vào thứ Hai.

Tận dụng tối đa khoảng thời gian 2 ngày nghỉ cuối tuần, các trường học trên địa bàn TP Hà Nội đều tăng cường lực lượng, huy động sự tham gia của phụ huynh học sinh để làm tổng vệ sinh, rà soát cơ sở vật chất, khắc phục các thiệt hại sau bão.
Những ngày qua, nước đã ngập sâu nửa mét vào tận các phòng học ở tầng 1 của Trường THCS Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Trước khi nước ngập, nhà trường đã kịp huy động giáo viên, phụ huynh đưa toàn bộ máy móc, trang thiết bị, bàn ghế, đồ dùng học tập, sách vở… lên tầng 2 để tránh lũ.
Cô Triệu Thị Minh Thắng, Hiệu trưởng nhà trường cho hay suốt 8 ngày qua, cô cùng ban chỉ đạo phòng chống bão Yagi của trường đã ở lại trực 24/24. Từ hơn 3 giờ chiều ngày 11/9, nước bắt đầu rút cũng là thời điểm các thầy cô bắt tay vào dọn dẹp.
Cũng theo cô Thắng, trường chỉ có hơn 20 giáo viên, trong đó có 4 cô nghỉ thai sản, 8 cô bị cô lập vì ngập, chỉ còn hơn 10 giáo viên. Phụ huynh cũng bị cô lập vì nước lũ, các thầy cô giáo phải huy động cả người thân đến trường hỗ trợ.
“Phải dọn theo con nước, khua bùn để nước rút đến đâu sẽ cuốn bùn trôi theo đến đó. Nếu để đọng bùn sẽ rất khó dọn và đặc biệt là bùn sẽ bám làm ố tường. Vì vậy, chúng tôi đã làm việc liên tục đến 21h mới vệ sinh hết được khu vực sàn lớp học. Mất điện nên các thầy cô giáo phải soi đèn pin điện thoại,” cô Thắng chia sẻ.
Tại Trường Tiểu học Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội, cô Phạm Thanh Huyền, Hiệu trưởng nhà trường cho hay trường chỉ có khoảng 20 giáo viên nhưng sáng nay đã có thêm hàng chục giáo viên từ các trường bạn đến hỗ trợ. Do nước rút quá nhanh, không kịp để khua bùn theo con nước nên cô Huyền cho biết lượng bùn đọng lại khá nhiều. Dù trường đã huy động 10 máy rửa xe phun nước công suất cao nhưng vẫn không hiệu quả.
“Chúng tôi đã phải huy động vòi nước cứu hoả mới có thể đẩy được bùn đất ra khỏi sân trường. Sáng kiến này sau đó đã được các trường bạn áp dụng, giúp việc dọn dẹp nhanh chóng và sạch sẽ hơn,” cô Huyền cho hay.
Trường Tiểu học Duyên Hà cũng đã hoàn tất việc đưa bàn ghế từ tầng hai xuống tầng 1, sắp xếp lại các lớp học, chuẩn bị cho công tác phun khử khuẩn sẽ diễn ra vào cuối tuần để có thể đón học sinh trở lại vào thứ Hai.
Ha Noi: Don dep truong hoc san sang don hoc sinh vao thu 2
Cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Nghĩa Dũng - Ba Đình, Hà Nội khẩn trương vệ sinh môi trường sau khi nước rút. 

Hiệu trưởng Trường Mầm non Yên Mỹ, huyện Thanh Trì Nguyễn Thị Thu Hường cho biết, chiều 13/9, nước mới rút hoàn toàn khỏi sân trường. Tranh thủ thời tiết nắng ráo, nhà trường huy động tối đa lực lượng tổng vệ sinh.

“Trường có 38 cán bộ, giáo viên thì có đến hơn 20 người sống trong vùng ngập lụt. Rất may, trường đã nhận được sự sẻ chia, hỗ trợ nhiệt tình của các cán bộ, giáo viên đến từ 13 trường mầm non thuộc huyện Thanh Trì. Ngoài ra còn rất nhiều người thân của các giáo viên cũng đến chung tay cùng nhà trường dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau mưa lũ; do vậy, các phần việc đã dần được hoàn thành”, Hiệu trưởng Trường Mầm non Yên Mỹ cho hay.

Trước đó, cán bộ, giáo viên các Trường Tiểu học Nghĩa Dũng, Trường THCS Phúc Xá, Trường Mầm non số 8 (quận Ba Đình) cùng lực lượng chức năng cũng gấp rút tiến hành vệ sinh cơ sở vật chất nhà trường với tinh thần nước rút đến đâu, vệ sinh đến đấy, bao gồm: vệ sinh môi trường, phun thuốc muỗi, thau rửa bể nước.... ; bảo đảm mọi điều kiện an toàn để đón học sinh đi học bình thường từ ngày 16/9.

Tuy nhiên, một số trường học tại những địa bàn trũng thấp, nước vẫn ngập sâu, như: THCS Hồng Quang, điểm trường lẻ của Trường Tiểu học Vạn Thái (Ứng Hoà); THCS Vật Lại, THCS Cam Thượng, THCS Tiên Phong (Ba Vì)... Các trường này sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết và đã lên phương án dọn vệ sinh môi trường ngay khi nước rút để có thể đón học sinh học trực tiếp trong thời gian sớm nhất.

Khối lượng công việc phải thực hiện rất nhiều nhưng được sự trợ giúp tích cực của phụ huynh học sinh, các lực lượng địa phương, đặc biệt là đồng nghiệp đến từ trường bạn nên không khí vệ sinh môi trường tại các trường rất khẩn trương, làm đến đâu, sạch gọn đến đó.

Ha Noi: Don dep truong hoc san sang don hoc sinh vao thu 2-Hinh-2
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tham gia dọn vệ sinh cùng nhân dân tại Vườn hoa Vạn Xuân.  

Ngày 14/9, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội cũng đã tổ chức Lễ phát động ra quân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả bão số 3; kêu gọi các cơ quan, đơn vị, các tổ chức thành viên, các hộ gia đình và Nhân dân cùng tham gia dọn dẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường, thu dọn cây gãy, đổ; khơi thông cống, rãnh, kênh mương; thu gom rác thải, phun khử trùng phòng chống dịch bệnh.

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia tổng vệ sinh môi trường tại cơ quan, đơn vị, trường học, các địa bàn dân cư trên địa bàn Thành phố trong hai ngày 14 - 15/9.

Các tổ chức tôn giáo Thủ đô phát huy vai trò của tôn giáo trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tuyên truyền, vận động tín đồ, tín hữu, phật tử, đồng bào có đạo tham gia dọn dẹp các nơi thờ tự, nơi ở; cùng Nhân dân địa phương vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu dân cư, khu phố.

Bộ GD&ĐT kiểm tra Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão số 3

Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 của ngành giáo dục Lạng Sơn. Đoàn đã trao kinh phí hỗ trợ 1 tỷ đồng, cùng đồ dùng học tập, sách giáo khoa...

Ngày 15/9, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng làm trưởng đoàn đến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn.

Tham gia Đoàn công tác còn có Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam; lãnh đạo các đơn vị Văn phòng, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh sinh viên, Nhà Xuất Bản Giáo dục Việt Nam; ông Dương Xuân Huyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo Tỉnh đoàn Lạng Sơn, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn.

Bo GD&DT kiem tra Lang Son khac phuc hau qua bao so 3
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh thuonghieucongluan

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn, trong đợt bão, lũ vừa qua, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nặng nề về tài sản, trong đó có 78 trường học bị ngập úng; 118 trường bị thiệt hại khác như: đổ tường bao, cổng trường, tốc mái, cây gãy đổ,... ước tính tổng thiệt hại trên 3,2 tỷ đồng. Cùng đó, có 158 học sinh cần hỗ trợ kinh phí, đồ dùng học tập, sách giáo khoa để tiếp tục tham gia học tập; 38 cán bộ, giáo viên, nhân viên cần hỗ trợ; 118 trường cần hỗ trợ khắc phục thiệt hại, 23 thư viện trường học bị thiệt hại do lũ, cần bổ sung các đầu sách để duy trì hoạt động.

Ngay sau bão, Sở GD&ĐT đã chủ động rà soát, kiểm tra, lên kế hoạch và triển khai ngay việc sửa chữa cơ sở hạ tầng trường học, đặc biệt ưu tiên các hạng mục có nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của giáo viên và học sinh; di dời học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học khỏi các khu vực bị hư hại nặng hoặc chưa an toàn.

Bên cạnh đó, ngành giáo dục Lạng Sơn cũng yêu cầu các đơn vị chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, ứng trực 24/24 giờ; giữ liên hệ thường xuyên với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp có sự cố xảy ra, thực hiện phương châm “4 tại chỗ”.

Đơn vị cũng chỉ đạo các phòng lập phương án và kịp di dời tài sản, máy móc, thiết bị, bàn ghế, hồ sơ, sách vở đến nơi an toàn đảm bảo không hư hại, hỏng hóc, mất mát, hạn chế tối đa thiệt hại do bão gây ra.

Sở GD&ĐT đã chủ động rà soát, kiểm tra, lên kế hoạch và triển khai khắc phục kịp thời ngay sau bão. Đến nay 100% trường học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức dạy và học trở lại.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chia sẻ những khó khăn với tỉnh Lạng Sơn nói chung và ngành giáo dục tỉnh nói riêng. Đồng thời ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực, tinh thần chủ động của tỉnh trong triển khai các biện pháp phòng chống bão và thực hiện công tác khắc phục thiệt hại do bão gây ra, nhất là đối với ngành giáo dục tỉnh.

Thứ trưởng đề nghị ngành giáo dục tỉnh cần tiếp tục rà soát, nắm bắt giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng để kịp thời tổ chức hỗ trợ về vật chất, tinh thần; rà soát trang thiết bị, cơ sở vật chất, trường lớp bị thiệt hại để tổng hợp, báo cáo Bộ GD&ĐT có phương án hỗ trợ kịp thời.

Ngoài ra, ngành giáo dục Lạng Sơn cũng cần tiếp tục chỉ đạo công tác vệ sinh, khử khuẩn trường học sau bão nhất là với các trường tổ chức ăn bán trú; tổ chức tốt hoạt động dạy học, chú ý tiến độ thời gian năm học, có kế hoạch tổ chức dạy bù đối với học sinh phải nghỉ học do bão; tiếp tục chủ động ứng phó thiên tai, không chủ quan, lấy phòng ngừa là chính.

Tại buổi kiểm tra, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận các phương án triển khai công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đối với các trường học; việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ hiệu quả; việc thực hiện công tác hỗ trợ giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng nặng nề do bão gây ra; triển khai công tác dạy và học đảm bảo thời gian, tiến độ năm học.

Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị Sở GD&ĐT tiếp thu, thực hiện tốt ý kiến chỉ đạo của đoàn công tác. Tiếp tục thống kê chính xác thiệt hại để có phương án hỗ trợ kịp thời các trường, học sinh, giáo viên bị ảnh hưởng, phối hợp với Sở Y tế chủ động tham mưu với UBND tỉnh kế hoạch triển khai công tác vệ sinh, khử khuẩn trường, lớp học; sớm đưa hoạt động dạy và học trở lại bình thường, đảm bảo tốt yêu cầu, nhiệm vụ năm học.

Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã trao kinh phí hỗ trợ 1 tỷ đồng, cùng 15 nghìn bộ đồ dùng học tập, 300 bộ sách giáo khoa cho ngành GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn để khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Trước đó, ngày 14/9, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng làm trưởng đoàn đến kiểm tra, hỗ trợ ngành giáo dục tỉnh Co Bằng khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT trao 1 tỷ đồng hỗ trợ ngành Giáo dục tỉnh Cao Bằng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.

Hàng trăm ngôi nhà ở Mỹ Đức ngập sâu, cuộc sống người dân đảo lộn

Do chịu tác động của lũ từ các con suối bên mạn sườn sông, mực nước sông Mỹ Hà (đoạn qua huyện Mỹ Đức, Hà Nội) vẫn ở mức cao làm ngập hàng trăm căn nhà.

Hang tram ngoi nha o My Duc ngap sau, cuoc song nguoi dan dao lon

Gần một tuần qua, nhiều nơi tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội) vẫn ngập sâu, đường biến thành sông, cuộc sống người dân gặp muôn vàn khó khăn.

Hang tram ngoi nha o My Duc ngap sau, cuoc song nguoi dan dao lon-Hinh-2

Ghi nhận chiều 15/9 tại các thôn thuộc xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, nhiều ngôi nhà vẫn ngập sâu trong nước.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.