Hà Nội: Dọn dẹp trường học sẵn sàng đón học sinh vào thứ 2

Cuối tuần, nước ở một số khu vực bị ngập của Hà Nội đã rút dần. Các trường nhanh chóng dọn dẹp, vệ sinh trường lớp để sẵn sàng đón học sinh trở lại vào thứ Hai.

Tận dụng tối đa khoảng thời gian 2 ngày nghỉ cuối tuần, các trường học trên địa bàn TP Hà Nội đều tăng cường lực lượng, huy động sự tham gia của phụ huynh học sinh để làm tổng vệ sinh, rà soát cơ sở vật chất, khắc phục các thiệt hại sau bão.
Những ngày qua, nước đã ngập sâu nửa mét vào tận các phòng học ở tầng 1 của Trường THCS Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Trước khi nước ngập, nhà trường đã kịp huy động giáo viên, phụ huynh đưa toàn bộ máy móc, trang thiết bị, bàn ghế, đồ dùng học tập, sách vở… lên tầng 2 để tránh lũ.
Cô Triệu Thị Minh Thắng, Hiệu trưởng nhà trường cho hay suốt 8 ngày qua, cô cùng ban chỉ đạo phòng chống bão Yagi của trường đã ở lại trực 24/24. Từ hơn 3 giờ chiều ngày 11/9, nước bắt đầu rút cũng là thời điểm các thầy cô bắt tay vào dọn dẹp.
Cũng theo cô Thắng, trường chỉ có hơn 20 giáo viên, trong đó có 4 cô nghỉ thai sản, 8 cô bị cô lập vì ngập, chỉ còn hơn 10 giáo viên. Phụ huynh cũng bị cô lập vì nước lũ, các thầy cô giáo phải huy động cả người thân đến trường hỗ trợ.
“Phải dọn theo con nước, khua bùn để nước rút đến đâu sẽ cuốn bùn trôi theo đến đó. Nếu để đọng bùn sẽ rất khó dọn và đặc biệt là bùn sẽ bám làm ố tường. Vì vậy, chúng tôi đã làm việc liên tục đến 21h mới vệ sinh hết được khu vực sàn lớp học. Mất điện nên các thầy cô giáo phải soi đèn pin điện thoại,” cô Thắng chia sẻ.
Tại Trường Tiểu học Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội, cô Phạm Thanh Huyền, Hiệu trưởng nhà trường cho hay trường chỉ có khoảng 20 giáo viên nhưng sáng nay đã có thêm hàng chục giáo viên từ các trường bạn đến hỗ trợ. Do nước rút quá nhanh, không kịp để khua bùn theo con nước nên cô Huyền cho biết lượng bùn đọng lại khá nhiều. Dù trường đã huy động 10 máy rửa xe phun nước công suất cao nhưng vẫn không hiệu quả.
“Chúng tôi đã phải huy động vòi nước cứu hoả mới có thể đẩy được bùn đất ra khỏi sân trường. Sáng kiến này sau đó đã được các trường bạn áp dụng, giúp việc dọn dẹp nhanh chóng và sạch sẽ hơn,” cô Huyền cho hay.
Trường Tiểu học Duyên Hà cũng đã hoàn tất việc đưa bàn ghế từ tầng hai xuống tầng 1, sắp xếp lại các lớp học, chuẩn bị cho công tác phun khử khuẩn sẽ diễn ra vào cuối tuần để có thể đón học sinh trở lại vào thứ Hai.
Ha Noi: Don dep truong hoc san sang don hoc sinh vao thu 2
Cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Nghĩa Dũng - Ba Đình, Hà Nội khẩn trương vệ sinh môi trường sau khi nước rút. 

Hiệu trưởng Trường Mầm non Yên Mỹ, huyện Thanh Trì Nguyễn Thị Thu Hường cho biết, chiều 13/9, nước mới rút hoàn toàn khỏi sân trường. Tranh thủ thời tiết nắng ráo, nhà trường huy động tối đa lực lượng tổng vệ sinh.

“Trường có 38 cán bộ, giáo viên thì có đến hơn 20 người sống trong vùng ngập lụt. Rất may, trường đã nhận được sự sẻ chia, hỗ trợ nhiệt tình của các cán bộ, giáo viên đến từ 13 trường mầm non thuộc huyện Thanh Trì. Ngoài ra còn rất nhiều người thân của các giáo viên cũng đến chung tay cùng nhà trường dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau mưa lũ; do vậy, các phần việc đã dần được hoàn thành”, Hiệu trưởng Trường Mầm non Yên Mỹ cho hay.

Trước đó, cán bộ, giáo viên các Trường Tiểu học Nghĩa Dũng, Trường THCS Phúc Xá, Trường Mầm non số 8 (quận Ba Đình) cùng lực lượng chức năng cũng gấp rút tiến hành vệ sinh cơ sở vật chất nhà trường với tinh thần nước rút đến đâu, vệ sinh đến đấy, bao gồm: vệ sinh môi trường, phun thuốc muỗi, thau rửa bể nước.... ; bảo đảm mọi điều kiện an toàn để đón học sinh đi học bình thường từ ngày 16/9.

Tuy nhiên, một số trường học tại những địa bàn trũng thấp, nước vẫn ngập sâu, như: THCS Hồng Quang, điểm trường lẻ của Trường Tiểu học Vạn Thái (Ứng Hoà); THCS Vật Lại, THCS Cam Thượng, THCS Tiên Phong (Ba Vì)... Các trường này sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết và đã lên phương án dọn vệ sinh môi trường ngay khi nước rút để có thể đón học sinh học trực tiếp trong thời gian sớm nhất.

Khối lượng công việc phải thực hiện rất nhiều nhưng được sự trợ giúp tích cực của phụ huynh học sinh, các lực lượng địa phương, đặc biệt là đồng nghiệp đến từ trường bạn nên không khí vệ sinh môi trường tại các trường rất khẩn trương, làm đến đâu, sạch gọn đến đó.

Ha Noi: Don dep truong hoc san sang don hoc sinh vao thu 2-Hinh-2
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tham gia dọn vệ sinh cùng nhân dân tại Vườn hoa Vạn Xuân.  

Ngày 14/9, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội cũng đã tổ chức Lễ phát động ra quân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả bão số 3; kêu gọi các cơ quan, đơn vị, các tổ chức thành viên, các hộ gia đình và Nhân dân cùng tham gia dọn dẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường, thu dọn cây gãy, đổ; khơi thông cống, rãnh, kênh mương; thu gom rác thải, phun khử trùng phòng chống dịch bệnh.

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia tổng vệ sinh môi trường tại cơ quan, đơn vị, trường học, các địa bàn dân cư trên địa bàn Thành phố trong hai ngày 14 - 15/9.

Các tổ chức tôn giáo Thủ đô phát huy vai trò của tôn giáo trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tuyên truyền, vận động tín đồ, tín hữu, phật tử, đồng bào có đạo tham gia dọn dẹp các nơi thờ tự, nơi ở; cùng Nhân dân địa phương vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu dân cư, khu phố.

Hải Dương: 2 bè cá trôi dạt mắc vào trụ cầu Hợp Thanh

Các cơ quan chức năng Hải Dương đang tháo dỡ 2 bè cá mắc vào trụ cầu Hợp Thanh. Trước đó hai bè cá đứt neo trôi dạt trên sông Thái Bình và gây nên sự cố trên.

Thông tin ban đầu, đêm 12/9, một bè cá ở phường Nam Đồng, TP Hải Dương do đứt neo đã trôi từ hướng sông Thái Bình về hướng sông Gùa, sau đó đâm va vào trụ cầu số 5 của cầu Hợp Thanh 1 thuộc địa phận xã Thanh Quang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Sau va chạm, bè cá bị đứt gãy hoàn toàn và mắc tại trụ cầu số 5 của cầu Hợp Thanh 1, sau đó đứt vỡ, kéo sang trụ cầu Hợp Thanh 2 đang thi công.

Ông Phạm Đức Tiến làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế

Ông Phạm Đức Tiến, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

Ngày 14/9, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. Theo đó, ông Phạm Đức Tiến, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Ong Pham Duc Tien lam Pho Bi thu Tinh uy Thua Thien Hue
Ông Hoàng Đăng Quang, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định của Ban Bí thư cho ông Phạm Đức Tiến

Khắc phục xong sự cố vỡ bờ hữu sông Ngũ Huyện Khê tại Hà Nội

Sự cố vỡ bờ hữu sông Ngũ Huyện Khê được phát hiện lúc rạng sáng 14/9, hiện đã được khắc phục xong, không có thiệt hại về người và tài sản.

Trưa 14/9, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng cho biết, các lực lượng chức năng huyện đã khắc phục xong sự cố vỡ bờ hữu sông Ngũ Huyện Khê (thôn Đình Tràng, xã Dục Tú, huyện Đông Anh).

Theo ông Dũng, sự cố được phát hiện lúc rạng sáng ngày 14/9. Ngay sau đó, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện và xã Dục Tú đã tổ chức lực lượng để khắc phục, xử lý sự cố. "Hiện nay, sự cố đã được khắc phục xong, không có thiệt hại về người và tài sản, hoa màu”, ông Dũng nói.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.