Bao giờ người Việt mới thôi bị lừa về thương hiệu?

Lập lờ về nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, nhiều thương hiệu hàng tiêu dùng đã có cú lừa ngoạn mục đối với người tiêu dùng Việt Nam.

Bao giờ người Việt mới thôi bị lừa về thương hiệu?
Vụ mỹ phẩm Mumuso “dắt mũi” hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam vẫn đang là bài học sâu sắc cho những ai đã quá dễ dàng tin tưởng vào một thương hiệu mà không cần có sự kiểm chứng. Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, sự việc liên quan đến mỹ phẩm Mumuso cho thấy, doanh nghiệp quá coi thường người tiêu dùng.
Việc viết tắt “KR” ở ngoài bao bì cũng dễ gây hiểu nhầm đối với khách hàng trong việc thẩm định, đánh giá nguồn gốc của sản phẩm. Phát âm Mumuso cũng giống tiếng Hàn. Đây là dấu hiệu càng cho thấy sự lợi dụng về thương hiệu đối với mỹ phẩm Hàn Quốc.
Lập lờ về thương hiệu, xuất xứ nguồn gốc sản phẩm khiến hàng triệu người tiêu dùng nhầm tưởng Mumuso là một thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc. Cho đến khi bị phát hiện và thanh tra, theo kết luận từ Bộ Công Thương, Mumuso Việt Nam đã có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật về cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng, quảng cáo gây nhầm lẫn về nơi sản xuất hàng hóa nhằm cạnh tranh không lành mạnh..
Bao gio nguoi Viet moi thoi bi lua ve thuong hieu?
 Người tiêu dùng lo ngại nhiều nhãn hàng đang mượn thương hiệu để đánh vào tâm lý ưa chuộng đồ ngoại của người Việt.
Tuy nhiên, Mumuso Việt Nam chỉ phải thu hồi 2 mẫu sản phẩm mỹ phẩm có nội dung về thành phần ghi trên nhãn phụ không phù hợp với nội dung về thành phần trong hồ sơ công bố. Giải pháp xử lý này được đánh giá là chưa thực sự nghiêm khắc đối với những sai phạm của Mumuso Việt Nam.
Phân tích về vấn đề, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh so sánh với những quy định về luật sở hữu trí tuệ tại Hiệp định CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương). “Tại Hiệp định CPTPP, luật sở hữu trí tuệ, thương hiệu quy định rất chi tiết, trong đó bao gồm các yếu tố về màu sắc, chữ viết, hình dáng, hình vẽ, mùi vị,… Nếu như Việt Nam thông qua Hiệp định CPTPP, chúng ta có luật mới về sở hữu trí tuệ thì việc bác bỏ thương hiệu Mumuso tại Việt Nam sẽ được nhanh chóng thực hiện. Còn hiện nay, luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam chưa nghiêm ngặt, chưa chi tiết nên Bộ Công Thương chưa có căn cứ để vận dụng một cách nghiêm khắc đối với những sai phạm của thương hiệu Mumuso”, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói.
Cũng theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, sự việc 9 doanh nghiệp mỹ phẩm Hàn Quốc kiện đơn vị này cho thấy những bất cập trong luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
“Việc Mumuso nhập khẩu, quảng cáo cung cấp, tàng trữ và trưng bày sản phẩm, mỹ phẩm với kiểu dáng thiết kế tương tự gây nhầm lẫn với kiểu dáng thiết kế bao bì của các sản phẩm mỹ phẩm chính hãng Hàn Quốc là vi phạm nghiêm trọng về luật sở hữu trí tuệ”, chuyên gia kinh tế nhấn mạnh.
Tháng 5/2018, người tiêu dùng Việt Nam dấy lên những tranh cãi về việc thương hiệu Mumuso là của Hàn Quốc hay Trung Quốc. Nhiều người cho rằng, thương hiệu này đang “mượn mác” Hàn Quốc để đánh vào tâm lý ưa chuộng đồ Hàn của người Việt.
Chuỗi cửa hàng Mumuso mới thâm nhập thị trường Việt Nam khoảng hơn 1 năm nay. Mặc dù là thương hiệu khá mới mẻ nhưng Mumuso đã nhanh chóng phát triển tại hai thành phố lớn nhất là TPHCM và Hà Nội với 27 cửa hàng. Mumuso luôn tự hào là thương hiệu Hàn Quốc chất lượng.
Thế nhưng, ngay sau đó, 2 đài truyền hình lớn của Hàn Quốc là SBS và MBC đã đặt ra nghi vấn Mumuso là thương hiệu bán hàng mạo danh Hàn Quốc. Sau khi lên sóng truyền hình, tin tức đã nhanh chóng lan về Việt Nam. Nhiều người tiêu dùng vốn là khách hàng thân thiết của Mumuso cũng không khỏi hoài nghi.
Trước phản ánh của báo chí, Bộ Công Thương đã vào cuộc thanh tra về sự việc. Ngày 13/7, Bộ Công Thương đã phát đi thông báo về kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Mumuso Việt Nam.
Báo cáo kết quả kiểm tra cho thấy, về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa: Công ty kinh doanh 2273 loại hàng hóa, trong đó, 2257/2273 (99,3%) loại hàng hóa được nhập khẩu từ Trung Quốc, phần còn lại được mua tại các đơn vị cung cấp hàng hóa, sản phẩm khác trong nước.
Theo Bộ Công Thương, Mumuso Việt Nam đã có dấu hiệu vi phạm một loạt các quy định. Cụ thể như việc vi phạm các quy định pháp luật về cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng./.

Rồng rắn chờ mua thương hiệu ngoại: Cả thèm, chóng chán

Nhiều thương hiệu ngoại khi khai trương ở Việt Nam tạo nên một cơn sốt với dòng người xếp hàng từ tinh mơ cho đến tối mịt để được nhận quà, mua sắm. 

Rồng rắn chờ mua thương hiệu ngoại: Cả thèm, chóng chán
Mới đây, có thông tin cho thấy không ít “tín đồ” sống ở các tỉnh, thành khác, thậm chí từ miền Bắc còn đổ về TP HCM để mua sắm trong ngày thương hiệu ngoại H&M khai trương tại Việt Nam.
Rong ran cho mua thuong hieu ngoai: Ca them, chong chan
 
Chỉ ít lâu trước đó, Seven Eleven, một hệ thống chuỗi cửa hàng tiện ích có mặt ở nhiều nước trên thế giới, tổ chức khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. Người ta lại được chứng kiến hàng ngàn người xếp thành hàng dài từ sáng đến trưa và một lượng người khổng lồ chen chúc nhau trong cửa hàng để mua bằng được vài chai nước, ổ bánh mì. Hình ảnh tương tự cũng diễn ra tại nhiều buổi khai trương hay khuyến mãi của các thương hiệu trà sữa nước ngoài mở ở Việt Nam như Koi, Gongcha, Royal Tea…

Tên tuổi “vang bóng một thời” đều đặn bỏ túi trăm tỷ đồng/năm

Giữa sự ra đi của loạt thương hiệu "vang bóng một thời” thì vẫn có những tên tuổi như Điện Quang, Cao Sao Vàng, mì Miliket vẫn có được niềm tin của người Việt.

Tên tuổi “vang bóng một thời” đều đặn bỏ túi trăm tỷ đồng/năm
Đã một thời thị trường Miền Nam nổi danh thương hiệu “xà bông Cô Ba” của thương gia Trương Văn Bền. Thậm chí, tên tuổi xà bông Cô Ba còn vượt qua biên giới, nổi danh ở xứ Miên, Lào…

Bộ hình xót xa thương hiệu Việt gây bão mạng

Những bức hình vui nhộn thể hiện sự "hụt hơi" của nhiều thương hiệu Việt Nam trên chính sân nhà đang nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng.

Bộ hình xót xa thương hiệu Việt gây bão mạng

Mới đây, blogger Nguyễn Ngọc Long đã đăng tải bộ hình vẽ với chủ đề chính là tình trạng các thương hiệu Việt Nam đang chật vật cạnh tranh với các công ty nước ngoài trên thị trường nội địa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.