Bài 4 - “Đất tặc” ngang nhiên xẻ đồi, khoét núi ở xã Thành Công, Thái Nguyên: “Cần xử lý nghiêm“
Theo luật sư Hoàng Tùng, tình trạng “xẻ thịt” đồi núi lấy đất đem bán, san gạt lấp ao - suối ở xã Thành Công (Phổ Yên, Thái Nguyên) có dấu hiệu buông lỏng quản lý của chính quyền sở tại và cần phải xử lý nghiêm.
Loạt bài phản ánh tình trạng đồi núi bị “xẻ thịt”, san gạt lấy đất bán trái phép gây thất thoát tài nguyên, san lấp suối - ao lấn chiếm đất… xảy ra ở xã Thành Công (TP Phổ Yên, Thái Nguyên) mà Báo Tri thức và Cuộc sống đã đăng tải đang nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận.
Mời độc giả xem video: Ngày đêm xẻ đồi, khoét núi lấy đất trái phép ở xã Thành Công:
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Hoàng Tùng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, các hành vi vận chuyển đất trái phép; hủy hoại đất sẽ bị xử phạt tùy theo diện tích, mức độ, thậm chí vi phạm nhiều lần có thể bị xử lý hình sự.
Tình trạng xẻ đồi, khoét núi khai thác đất trái phép diễn ra công khai ở xã Thành Công.
Theo luật sư, trên thực tế việc người dân có đồi núi, núp bóng cải tạo, san hạ cốt nền để khai thác đất bán trái phép diễn ra từ lâu ở một số nơi nhưng thường nhỏ lẻ, không rầm rộ như ở xã Thành Công mà báo chí phản ánh. Thông tin từ người dân phản ánh đến báo chí cho thấy, tình trạng đào khoét đồi núi khai thác đất trái phép trên ở xã này diễn ra từ lâu, các hình ảnh, clip báo chí phản ánh cho thấy diện tích khai thác rất lớn, khủng khiếp với hàng chục mỏ chứ không phải 1, 2 mỏ.
“Việc cải tạo, san hạ cốt nền đất đồi núi cần được chính quyền cấp phép, có thời gian, khối lượng cụ thể, đảm bảo về môi trường, đảm bảo về an toàn giao thông. Tuy nhiên, việc các cá nhân, đơn vị không được cấp phép, có hành vi vận chuyển ra khỏi địa bàn… là hành vi khai thác đất trái phép.
Mức độ, biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả cần được cơ quan chức năng TP Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên khẩn trương kiểm tra, xác định rõ hành vi vi phạm, trách nhiệm để xử lý nghiêm đúng người, đúng tội", luật sư Tùng nhấn mạnh.
Đồi núi bị "lở loét" vì nạn khai thác đất trái phép ở xã Thành Công, nhưng chính quyền sở tại không ngăn chặn xử lý, thậm chí có dấu hiệu buông lỏng quản lý.
Trước thực trạng trên, luật sư Tùng cho rằng, tỉnh Thái Nguyên, UBND TP Phổ Yên cần vào cuộc khẩn trương xác minh xử lý nghiêm việc các đối tượng khai thác đất đai trái phép, làm rõ trách nhiệm quản lý của cán bộ, chính quyền xã Thành Công.
Trước đó, sau khi nhận được thông tin phản ánh của người dân, nhiều ngày trong tháng 10/2022, phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống đã ghi nhận tại các thôn Ao Sen, Vạn Phú, Nhội, Động 2, xóm Đặt, Cầu Dài…, của xã Thành Công (Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) cho thấy, có hơn chục quả đồi là đất trồng cây đang bị múc nham nhở với hàng ngàn mét khối đất, đá đã được lấy đi.
Tại đây xuất hiện những chiếc máy múc gầm rú, hoạt động hết công suất, thi nhau đục khoét sâu vào sườn đồi để lấy đất một cách công khai, sau đó, đất được đưa lên những chiếc xe tải đang chờ sẵn rồi nuối đuôi nhau chở chạy rầm rập theo tuyến đường liên tỉnh để sang địa bàn huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) tiêu thụ.
Trong quá trình xe chạy, đất đá trên thùng không được che chắn kỹ, xe đi đến đâu đất đá, bụi bặm rơi vãi, bay mù mịt tới đó, làm ảnh hưởng đến cuộc sống khu dân cư và người tham gia giao thông.
Người dân địa phương còn cho rằng, trong số các mỏ khai thác đất trái phép còn có của cán bộ thôn, xã?
Ngày 23/10/2022, trở lại địa bàn xã Thành Công ghi nhận tình trạng nói trên, phóng viên vô cùng bất ngờ bởi số lượng mỏ đất mới “mọc” ra còn gấp nhiều lần so với trước đó. Cùng với đó, hoạt động khai thác đất tại một mỏ ở thôn Ao Sen đang diễn ra nhộn nhịp mà không thấy bất kỳ một lực lượng nào của xã Thành Công đến ngăn chặn, xử lý.
Điều này khiến người dân đặt nhiều nghi vấn về hiện tượng chính quyền xã Thành Công buông lỏng quản lý, giám sát, thậm chí là “bảo kê” nên mới để xảy ra tình trạng đất tặc xẻ đồi, khoét núi trái phép trên địa bàn?
Hàng trăm hộ dân trồng bí xanh ở huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) đến kỳ thu hoạch nhưng không có người mua. Người nông dân cùng chính quyền địa phương cùng lên phương án chờ giải cứu.
Những ngày qua, những ruộng bí xanh của hơn 100 hộ dân trồng trên sườn núi cao ở xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đến vụ thu hoạch. Khí hậu, thổ nhượng đã cho cây bí xanh đạt sản lượng cao trong vòng 3 năm trở lại đây.
Năm nay, sản lượng bí xanh ở địa phương cho năng suất cao nhưng giá cả lại rất thấp, ít người thu mua. Bình quân mỗi quả bí tròn, bí dài từ 2-6 kg. Hàng tấn bí xanh đang chất đầy trong nhà dân.
Chị Lô Thị Bích (SN 1985), trú tại bản Xiềng Tắm, xã Mỹ Lý, cho biết, năm nay gia đình chị thu hoạch được hơn 3 tấn bí xanh, từ đầu mùa vụ đến nay mới bán được khoảng 1 tấn. Đây là năm thứ hai gia đình đưa cây bí xanh vào trồng ở trên đồi núi.
“Hiện gia đình còn hơn 2 tấn bí xanh mà không có người hỏi mua, giá bán tại xã là 5.000 đồng/kg. Không chỉ gia đình nhà tôi mà nhiều hộ dân khác cũng không bán được. Nhà nào bí xanh cũng chất thành từng đống dưới sàn nhà, cả trên nương rẫy chưa thu hoạch” - chị Bích chia sẻ.
Theo chị Bích, thời gian tới, nếu không có người thu mua thì kể cả giá giảm còn 4.000 đồng/kg họ cũng phải bán. Cây bí xanh được trồng trên đồi núi cao nên rất sạch. Năm nay khí hậu thuận lợi nên cho sản lượng bí xanh đạt năng suất cao hơn mọi năm.
“Ai cũng bảo năm nay được mùa thì mất giá, giá quá rẻ không ai đến hỏi mua. Bà con trên này mong mỏi có chỗ để tiêu thụ sản phẩm mình làm ra. Bây giờ thật sự là hoảng sợ khi bí xanh cứ chất đầy nhà” - chị Bích bộc bạch.
Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Lương Văn Bảy - Chủ tịch xã Mỹ Lý (huyện Kỳ Sơn) - cho biết, toàn xã có hơn 100 hộ dân ở bản Xiềng Tắm và Xốp Tụ trồng bí xanh. Số lượng bí xanh chưa bán được khoảng hơn 100 tấn. Chính quyền địa phương đang nỗ lực kêu gọi các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và trường học hỗ trợ tiêu thụ giúp bà con nông dân.
“Năm ngoái, toàn xã đạt sản lượng khoảng 200 tấn bí xanh đều tiêu thụ hết. Năm nay người dân trồng số lượng nhiều hơn nhưng đến nay vẫn ế ẩm”, ông Bảy thông tin.
Trước sản lượng bí xanh đang tồn đọng với số lượng lớn, Phòng GD-ĐT huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã ký công văn, kêu gọi các trường học mầm non, phổ thông trên toàn huyện hỗ trợ tiêu thụ bí xanh cho người dân ở xã Mỹ Lý. Hội Liên hiệp phụ nữ huyện cũng kêu gọi bà con hỗ trợ tiêu thụ bí xanh cho người dân nơi đây.
Giá bí xanh bán tại xã Mỹ Lý từ 5.000-6.000 đồng/kg. Riêng giá thu mua gom lại của Hội phụ nữ xã là 8.000 đồng/kg.
Hình ảnh bí xanh ở xã Mỹ Lý chờ thương lái tới tiêu thụ:
Có thương hiệu, giá trị nông sản sẽ tăng gấp 10-20 lầnNếu có thương hiệu, giá trị sản phẩm nông sản có thể tăng gấp 10-20 lần. Cần liên kết, hợp tác để có chỉ dẫn địa lý, truy gốc nguồn gốc,... từ đó mới xây dựng được thương hiệu bài bản và có giá trị lâu dài.
Trong gần 10 năm, giá căn hộ tại Hồng Kông đã tăng 187%. Dù người dân miễn cưỡng chấp nhận nhưng có nhiều lý do khiến cho căn hộ diện tích nhỏ được xây dựng ngày càng nhiều.
Căn hộ “hộp diêm” có giá triệu đô
Đối với Max Lee, một bác sĩ 26 tuổi người Hồng Kông, cuộc sống trong căn hộ một phòng của anh chỉ xoay quanh chiếc giường. Đây không chỉ là chỗ ngủ, chỗ xem tivi mà còn là nơi bác sĩ trẻ này nghiên cứu tài liệu y khoa khi ở nhà. Máy tính xách tay của anh ấy đặt trên một chiếc bàn làm việc hẹp ở đầu giường.
Để có thể đủ khả năng sinh sống tại trung tâm thành phố, Lee đã chọn căn hộ rộng 20m2 này. Nó nằm trong một tòa nhà cao tầng bằng kính ở trung tâm sầm uất của Kowloon. Anh cho biết, sống ở đây một mình cũng được nhưng sẽ trở nên chật chội khi có một người khách đến.
Căn hộ của Lee có vẻ như quá chật hẹp nhưng nó rất phổ biến. Những căn hộ “hộp diêm” như thế này chiếm 7% tổng công trình xây dựng vào năm 2019 tại Hồng Kông.
Tại bất kỳ toà nhà chung cư có vẻ ngoài sang trọng ở Hồng Kông đều dễ dàng thấy được tình cảnh cư dân bị nhồi nhét trong những căn hộ nhỏ hẹp. Nó chỉ đủ không gian cho một chiếc giường, tủ, phòng tắm nhỏ và một bếp nhỏ. Những căn hộ này được gọi là "nhà giá cả phải chăng".
Theo thống kê, từ năm 2010 đến năm 2019, tình trạng khan hiếm nhà ở nghiêm trọng đã khiến giá nhà tại Hồng Kông tăng 187%. Giờ đây, giá trung bình một căn hộ ở trung tâm thành phố đã vượt quá 1,3 triệu USD nhưng mức lương tối thiểu chỉ 4,82 USD/giờ.
Ngay cả một công nhân lành nghề ở Hồng Kông cũng phải làm việc 21 năm mới đủ tiền mua một căn hộ trung bình 60m2 gần trung tâm thành phố. Giá nhà vẫn ở mức cao kỷ lục khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Nhiều căn hộ được xây dựng chỉ có diện tích khoảng 12m2, chỉ bằng một chỗ đậu xe ô tô.
Các tòa nhà như One Prestige, được xây dựng vào năm 2018 tại khu vực lân cận North Point của Đảo Hồng Kông, không chỉ phục vụ cho những người mua nhà lần đầu mà còn cho giới đầu từ Trung Quốc và các nơi khác. Các căn hộ tại đây có diện tích từ 15m2 đến 27m2 có giá bán từ 800.000 USD đến 1 triệu USD.
Các nhà phát triển bất động sản đã đáp ứng nhu cầu về nhà ở với giá cả phải chăng hơn bằng cách ngày càng chia nhỏ căn hộ. Xu hướng này diễn ra vào năm 2015 sau khi chính phủ nới lỏng các quy định yêu cầu về lấy sáng tự nhiên và thông gió.
Trước đây, các quy định về an toàn cháy nổ yêu cầu nhà bếp phải được ngăn cách bởi một bức tường và có cửa sổ riêng. Điều này buộc các chủ đầu tư phải xây dựng cửa sổ bên trong hoặc dọc trục thông gió để nhà bếp có sự riêng biệt nhưng vẫn lưu thông không khí.
Nay các quy định đã thay đổi, cho phép đối với nhà bếp mở, được chiếu sáng bằng một cửa sổ duy nhất ở đầu đối diện của căn hộ. Các chủ đầu tư bắt đầu xây dựng các căn hộ nhỏ hẹp, cạnh nhau đối diện với một hành lang duy nhất, với bếp nhỏ gần cửa ra vào.
Với thiết kế này, mỗi căn hộ sẽ có một bếp nhỏ giống như mini bar của khách sạn. Nhà tắm có thể có hoặc không có vòi hoa sen. Đôi khi, vòi hoa sen chỉ đơn giản được lắp phía trên bồn cầu.
Theo các chuyên gia, việc sống trong những căn hộ “hộp diêm” xuất phát từ tâm lý ở tạm của người Hồng Kông.
Một trong những chương trình nhà ở xã hội đầu tiên của Hồng Kông được thực hiện sau vụ hoả hoạn năm 1953. Vào năm đó, một vụ hỏa hoạn xảy ra trên một ngọn đồi trong khu phố Shek Kip Mei của Kowloon đã phá hủy một khu nhà ở tồi tàn. Vụ cháy khiến hơn 50.000 người mất nhà cửa.
Sau đó, chính phủ nhanh chóng xây dựng các khu tái định cư cho những người này. Những căn hộ chỉ rộng gần 12m2 được phân bổ cho mỗi gia đình, thậm chí hơn 300 người phải dùng chung 6 nhà vệ sinh. Dù điều kiện sống ở đây khá tệ nhưng vẫn hơn nơi ở cũ.
Địa hình Hồng Kông không thích hợp để phát triển đô thị?
Theo các nhà phát triển đô thị, địa hình của Hồng Kông phù hợp với xu hướng phát triển căn hộ diện tích nhỏ. Cảnh quan đồi núi của các hòn đảo ở Hồng Kông không thích hợp để phát triển đô thị và 75% lãnh thổ là không gian xanh hoặc cảnh quan tự nhiên. Phần lớn trong số đó là các công viên quốc gia được bảo tồn.
Vì chỉ có 7% diện tích đất được quy hoạch để làm nhà ở và với dân số 7,5 triệu người thì dân Hồng Kông phải chen chúc trong những khu dân cư cao tầng dày đặc kẹp giữa biển và núi.
Quận đông đúc nhất là Kowloon, với mật độ dân số 49.000 người/km2, gần gấp đôi so với 27.600 người cư trú trong cùng một diện tích ở Manhattan.
Các chính sách ưu đãi của chính phủ dành cho cho một số chủ đầu tư mang đến kết quả ngày càng nhiều căn hộ diện tích nhỏ được xây lên và người dân Hồng Kông thì miễn cưỡng chấp nhận.
Nghiên cứu của Chan Siu-ming, người làm việc tại Đại học Hồng Kông cho thấy, nhiều người cảm thấy chán nản và tuyệt vọng khi sống trong những căn hộ chật hẹp, ít ánh sáng và ngột ngạt suốt thời gian dài. Không ít người làm việc cật lực nhiều giờ mỗi ngày nhưng không đủ tiền mua nhà, có người còn có ý định tự tử.
Vào năm 2021, giá nhà tại Hồng Kông đã tăng thêm 5%. Các quan chức thành phố cũng muốn ngăn các chủ đầu tư phát triển căn hộ diện tích nhỏ hơn 18m2. Tuy nhiên, thị trường có sự điều chỉnh riêng của nó. Một thống kê cho thấy, giai đoạn 2010 – 2019, giá căn hộ diện tích nhỏ hơn 24m2 chỉ tăng 78%, chưa bằng một nửa mức tăng chung toàn thị trường.
Hầu hết cư dân của những căn hộ diện tích nhỏ ở Hồng Kông đều hi vọng cuộc sống này chỉ tạm thời, họ sẽ chuyển đến nơi ở khác rộng rãi khi lập gia đình hoặc có điều kiện hơn.
Tiến sĩ Lee, người đang thuê một căn hộ nhỏ ở Kowloon cho biết, ông ở thuê vì đang tiết kiệm tiền để trả trước cho căn hộ 2 phòng ngủ và ông muốn chuyển khỏi đây càng sớm càng tốt.
Nhà ở xã hội giá triệu đô, giá nhà tại Singapore vẫn ‘hợp túi tiền'Do thiếu hụt nguồn cung nhà ở mới, hàng trăm căn hộ nhà ở xã hội đang được rao bán với giá 1 triệu đô la Singapore. Tuy vậy, giá nhà ở tại Singapore vẫn được xem là hợp túi tiền.
Bài 2 - “Đất tặc” ngang nhiên xẻ đồi, khoét núi ở xã Thành Công, Thái Nguyên: Trách nhiệm chính quyền ở đâu?
Những quả đồi trồng cây ở xã Thành Công (Thái Nguyên) đang ngày đêm bị “xẻ thịt” công khai, nhộn nhịp để lấy đất bán trái phép nhưng chưa thấy chính quyền sở tại có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời khiến người dân bức xúc.
Trong bài viết trước, Báo Tri thức và Cuộc sống đã đưa thông tin phản ánh của nhiều người dân ở xã Thành Công (Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) bức xúc trước tình trạng đồi núi bị “xẻ thịt”, san gạt lấy đất bán trái phép gây thất thoát tài nguyên, tình trạng lấp suối - ao lấn chiếm đất. Đặc biệt là tình trạng các xe tải chở đất, đá tung hoành “băm nát” đường giao thông, gây ô nhiễm môi trường.
Tại các thôn Ao Sen, Vạn Phú, Nhội, Động 2, xóm Đặt, Cầu Dài…, của xã Thành Công, có hơn chục quả đồi là đất trồng cây đang bị múc nham nhở với hàng ngàn mét khối đất, đá đã được lấy đi. Đáng nói, tình trạng khai thác đất trái phép diễn ra công khai, nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm nhưng không thấy chính quyền sở tại có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Bài 1 - “Đất tặc” ngang nhiên xẻ đồi, khoét núi ở xã Thành Công, Thái Nguyên
Hơn chục quả đồi ở các thôn của xã Thành Công (Phổ Yên, Thái Nguyên) đang ngày đêm bị “xẻ thịt” công khai để lấy đất bán. Trong khi người dân bức xúc kêu than thì chính quyền xã lại mơ hồ nói rằng do lực lượng mỏng.
Mới đây, phản ánh đến đường dây nóng của Báo Tri thức và Cuộc sống, nhiều người dân ở xã Thành Công (Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) tỏ ra vô cùng bức xúc trước tình trạng đồi núi bị “xẻ thịt”, san gạt lấy đất bán trái phép gây thất thoát tài nguyên. Đặc biệt là tình trạng các xe tải chở đất, đá tung hoành “băm nát” đường giao thông, gây ô nhiễm môi trường.
Theo phản ánh của người dân địa phương, việc xẻ đồi, khoét núi lấy đất đem bán diễn ra từ khoảng 2 năm nay nhưng không được chính quyền địa phương ngăn chặn, xử lý dứt điểm, thậm chí có hiện tượng chính quyền buông lỏng quản lý khi tình trạng này ngày càng diễn ra rầm rộ và công khai hơn. Đặc biệt, trong số những “mỏ đất” trái phép có cả của cán bộ thôn, xóm, thậm chí là cán bộ xã?
(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
(Kiến Thức) - Cục Quản lý Dược vừa có công văn 607/ QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm Kem bôi da Thuần Mộc và Sữa rửa mặt nha đam E100.
(Kiến Thức) - Ngày 1/6, đại tá Trần Thị Ngọc Thuận, Phó giám đốc CA tỉnh Đồng Nai nhận quyết định chờ nghỉ hưu theo nguyện vọng. Việc này khiến dư luận khá bất ngờ vì ngoài các vi phạm đã bị kỷ luật, đại tá Thuận còn dính nghi vấn bảo kê xe "vua" đang chờ làm rõ.
(Kiến Thức) - Đại tá Vũ Hồng Văn sau khi được điều động về làm Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai nổi tiếng với phong cách “nói ít, làm nhiều”, triệt phá nhiều đường dây, ổ nhóm,băng đảng tội phạm khiến giang hồ khiếp vía.
(Kiến Thức) - Khách sạn Panorama trên đèo Mã Pì Lèng phải nhận nhiều "gạch đá" từ phía cộng đồng mạng do thiếu nhiều giấy tờ, thủ tục. Một số ý kiến cho rằng khách sạn đã phá hỏng cảnh quan tự nhiên, hùng vĩ của con đèo nổi tiếng.
Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
Được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, tuy nhiên sau hơn 10 năm khởi công xây dựng, dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem (Vicem Tower) vẫn nằm “đắp chiếu“, gây lãng phí, mất mỹ quan đô thị.
(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.
Nhà thầu Công ty CP Xây dựng Phú Đạt và Liên danh Phú Đạt - Công ty TNHH Cơ điện Thái An chưa được chủ đầu tư quyết toán số tiền 10 tỷ đồng còn lại thi công xây dựng dự án khu đền thờ Nguyễn Cao.
Dự án đền thờ Nguyễn Cao, Bắc Ninh (hơn 143 tỷ đồng) do Công ty CP Xây dựng Phú Đạt và Liên danh Phú Đạt - Công ty TNHH Cơ điện Thái An xây dựng, đưa vào sử dụng chưa được 2 năm nhưng nhiều hạng mục công trình hư hỏng.
Nhiều cơ sở muốn kinh doanh dịch vụ karaoke nhưng không đáp ứng yêu cầu. Vì thế, họ đã thêm dịch vụ "hát cho nhau nghe". Thực tế, bên ngoài là bàn cà phê, trong là phòng hát có thu phí riêng.
UBND phường Bạch Đằng (Hà Nội) liên tục ban hành các thông báo xử lý mở lối thoát hiểm ở các tầng nhà, lối lên mái nhà E2-khu tập thể Hồ Việt Xô, nhưng không có gì thay đổi.
Nhiều diện tích đất do Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex quản lý, sử dụng thuộc phường Mỹ Đình 1 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã biến thành tổ hợp sân Pickleball, sân bóng đá cỏ nhân tạo.
Nhiều cửa hàng kinh doanh, nơi tập kết vật liệu xây dựng nhếch nhác, để hàng hóa sai quy định, công trình có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng… đang tồn tại trên địa bàn UBND phường Đại Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Bến xe khách trung tâm huyện Kim Bôi (Hoà Bình) được đầu tư xây dựng hơn 8 tỷ đồng từ ngân sách huyện, nhưng hiện đang trong tình trạng xuống cấp, nhếch nhác, có dấu hiệu bỏ hoang...
Huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi vừa hoàn thành công tác lựa chọn đơn vị thi công xây dựng cầu bê tông thay thế cho cầu treo bắc qua suối Trà Bói. Tuy nhiên, báo cáo đánh giá hồ sơ nhận thầu lại đang gây xôn xao dư luận.
Tầng thượng của căn biệt thự có một ngôi nhà cổ rộng 100m2 được gia chủ chi tiền tỷ để di dời từ mặt đất lên và sân vườn, cây cối mang đậm phong cách làng quê Bắc Bộ.
Gói thầu Mua sắm công cụ dụng cụ, biển báo, quần áo bảo hộ lao động năm 2024 của Công ty Điện lực Lạng Sơn có giá trị hơn 17 tỷ đồng đang nhận nhiều kiến nghị từ phía các nhà thầu tham dự.
Hiện vẫn còn nhiều cơ sở chế biến lâm sản, dăm gỗ trái phép trên địa bàn huyện Tân Lạc ngang nhiên hoạt động, bất chấp “lệnh” tháo dỡ... gây bức xúc dư luận.
Trước việc PK chuyên khoa da liễu DR.LAD bỗng biến mất sau khi bị cơ quan chức năng xử phạt, thay vào đó là cơ ngơi mang tên AI Medicall Center rồi tiếp tục vi phạm, luật sư nói gì?