Bác sĩ nói viêm họng, trẻ chết vì... tay chân miệng

6 giờ sau khi bác sĩ chẩn đoán viêm họng và không cho nhập viện, em bé 8 tháng tuổi ở TP HCM qua đời do bệnh tay chân miệng.

Bác sĩ nói viêm họng, trẻ chết vì... tay chân miệng
Ngày 24/9, trong sự uất nghẹn, chị Trần Thị Vân (34 tuổi, ngụ 16 Nguyễn Dữ, quận Tân Phú, TP HCM) cho biết, con gái út của chị là bé Trần Bảo Châu (8 tháng tuổi) bị sốt vào chiều ngày 17.9.
Gia đình đưa đi khám bác sĩ tư, bé được chẩn đoán viêm họng. Về nhà uống thuốc nhưng tình trạng sức khỏe bé không cải thiện. Đến chiều 19/9, thấy con vẫn sốt, nôn, nên chị Vân lại đưa bé đi khám một bác sĩ tư khác. Lần này, bác sĩ cũng chẩn đoán viêm họng kèm viêm đường ruột.
Chị Trần Thị Vân bên di ảnh và tro cốt của bé Châu.
 Chị Trần Thị Vân bên di ảnh và tro cốt của bé Châu. 
Sáng hôm sau, ngày 20/9, sức khỏe bé Châu vẫn xấu, gia đình quyết định mang đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Theo người nhà, sau khi khám và yêu cầu làm xét nghiệm máu, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh kết luận bé Châu bị viêm họng cấp. Người nhà lo lắng cho biết bé có dấu hiệu giật mình, run, chới với, nhưng bác sĩ giải thích có thể do bé lạnh mà thôi và không cho nhập viện. Bác sĩ kê toa, cho về và nhắc người nhà theo dõi các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng.
Khi về nhà, bé Châu tiếp tục sốt, mê, mặt mũi tái nhợt, khó thở… Gia đình lập tức đưa bé đến cấp cứu tại Phòng khám đa khoa Việt Phước ở gần nhà. Khoảng 14h30 cùng ngày, bé Châu được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, nhưng đã quá muộn. Bé đi vào hôm mê, trụy tim mạch, bệnh cảnh sốc nặng. Giấy báo tử của Bệnh viện Nhi Đồng 1 kết luận nguyên nhân chết do mắc bệnh tay chân miệng độ 3.
“Tại sao bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 lại không khám ra được con tôi mắc bệnh tay chân miệng? Có sự chủ quan, tắc trách của bác sĩ hay không?”, chị Vân bức xúc đặt câu hỏi. “Chúng tôi không tin bác sĩ thì biết tin ai khi con cái đau ốm? Nhưng cũng vì quá tin vào chỉ định của bệnh viện mà cuối cùng con tôi trở nặng không kịp cứu chữa”. Chị cho biết, tất cả họ hàng, bà con, làng xóm đều bàng hoàng, không thể tin rằng cô con gái bụ bẫm, lanh lợi, dễ thương của chị qua đời.
Theo tìm hiểu của phóng viên, trong kết quả xét nghiệm máu của bé Châu tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, chỉ số bạch cầu của bé lên tới 18.800. Thông thường, nếu mắc tay chân miệng mà có lượng bạch cầu trên 16.000 thì bác sĩ phải nghĩ ngay đến khả năng có thể xảy ra biến chứng.
Bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho rằng, khi khám, bác sĩ Kim Anh chưa thấy dấu hiệu nặng của bé để chỉ định nhập viện. Bác sĩ chỉ thấy có vết lóet trong họng nên cho toa về nhà uống thuốc, dặn người nhà phải theo dõi dấu hiệu của bệnh tay chân miệng và hẹn hôm sau tái khám.
Theo bác sĩ Việt, đối với trẻ dưới 1 tuổi mà mắc tay chân miệng thì rất khó nhận biết các dấu hiệu của bệnh. Dấu hiệu ưu tiên để nghĩ đến bệnh này là việc uống thuốc liên tục mà không hạ sốt. Kế đến là các dấu hiệu như run tay chân, ói mửa, giật mình… Tuy nhiên, những dấu hiệu này chắc chắn đã được người nhà bé Châu cung cấp cho bác sĩ khám bệnh.
Với câu hỏi, nếu bé Châu được nhập viện ngay vào lúc khám bệnh, liệu bé có tử vong không? Bác sĩ Việt trả lời là hoàn toàn không dám khẳng định có cứu được hay không! Tuy nhiên, bác sĩ Việt nhìn nhận, bệnh viện có một phần trách nhiệm đối với ca tử vong này. “Nếu cho nhập viện, thì dù có tử vong, người nhà cũng đã không bức xúc đến như vậy”, ông nói.
Bác sĩ Việt cho biết thêm, trung bình có đến 80/100 ca mắc tay chân miệng nặng là do type vi rút EV71 gây ra. Trường hợp bé Châu, kết quả xét nghiệm âm tính với type này. Nhưng các dấu hiệu lâm sàng cho phép kết luận bé đã mắc tay chân miệng biến chứng nặng.
Trường hợp của bé Châu cũng là ca tử vong vì bệnh tay chân miệng đầu tiên trong năm 2014 của TP.HCM. Theo Trung tâm y tế dự phòng thành phố, từ đầu năm đến nay, có khoảng 6.800 ca mắc tại thành phố.

7 lưu ý cần kíp phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

(Kiến Thức) - Dưới đây là những khuyến cáo cần thiết các bậc phụ huynh cần biết để phòng bệnh chân tay miệng cho con.

7 lưu ý cần kíp phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ
Về vệ sinh cá nhân, cả người lớn và trẻ em cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
 Về vệ sinh cá nhân, cả người lớn và trẻ em cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

(Kiến Thức) - Bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng
Biến chứng viêm màng não. Vi rút gây bệnh sau khi xâm nhập qua da, chúng có thể đi qua lớp da và vào thẳng máu. Từ đây, chúng tìm mọi cách để đi lên não. Khi chúng tới được não bộ, chúng gây ra viêm não-màng não ở trẻ nhỏ. Biến chứng này đặc biệt nguy hiểm vì não bộ ở trẻ em đa phần chưa có phản ứng điều tiết hoàn chỉnh.
Biến chứng viêm màng não. Vi rút gây bệnh sau khi xâm nhập qua da, chúng có thể đi qua lớp da và vào thẳng máu. Từ đây, chúng tìm mọi cách để đi lên não. Khi chúng tới được não bộ, chúng gây ra viêm não-màng não ở trẻ nhỏ. Biến chứng này đặc biệt nguy hiểm vì não bộ ở trẻ em đa phần chưa có phản ứng điều tiết hoàn chỉnh.  

Dấu hiệu sức khỏe nguy hiểm chết người không nên bỏ qua

(Kiến Thức) - Bỏ qua triệu chứng ho dai dẳng, khó thở, đau đầu… Rất có thể bạn đang thờ ơ với chính tính mạng của mình.

Dấu hiệu sức khỏe nguy hiểm chết người không nên bỏ qua
Sưng hạch bạch huyết. Sưng hạch bạch huyết rất có thể là triệu chứng sớm của ung thư bạch cầu. Tình trạng này càng không nên lơ là nếu vị trí hạch bạch huyết nổi lên nằm ở cổ họng, gần nách hoặc vùng ngực.
 Sưng hạch bạch huyết. Sưng hạch bạch huyết rất có thể là triệu chứng sớm của ung thư bạch cầu. Tình trạng này càng không nên lơ là nếu vị trí hạch bạch huyết nổi lên nằm ở cổ họng, gần nách hoặc vùng ngực.

Đọc nhiều nhất

Tin mới