Ai là tác giả chiếu nhường ngôi của Lý Chiêu Hoàng?

(Kiến Thức) - Hậu thế vẫn chưa hết băn khoăn trước câu hỏi: Ai là tác giả soạn ra bản chiếu nhường ngôi của Lý Chiêu Hoàng?

Ai là tác giả chiếu nhường ngôi của Lý Chiêu Hoàng?
Lịch sử chế độ phong kiến có một trường hợp rất đặc biệt, đó là có một nữ hoàng đế. Tuy không để lại dấu ấn lớn nhưng câu chuyện về nữ hoàng đó (Lý Chiêu Hoàng) lại còn nhiều điểm tồn nghi khi mà bà ở trong giai đoạn chuyển giao giữa nhà Lý và nhà Trần. Đặc biệt bản chiếu nhường ngôi nhân danh Lý Chiêu Hoàng được ban bố do ai chủ trương soạn ra, đó là điều mà sử sách không đề cập tới một cách trực tiếp, khiến hậu thế không khỏi băn khoăn.
Vương triều Lý kể từ đời vua Lý Cao Tông (1175-1210), đến đời vua Lý Huệ Tông (1210-1224), chính sự đổ nát, suy yếu đến cùng cực không thể vực dậy nổi, thiên hạ đại loạn, xã tắc ngả nghiêng. Sử đánh giá về Lý Cao Tông như sau: “Vua chơi bời không điều độ, hình chính không rõ ràng, giặc cướp như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy kém…Vua đắm đuối chơi bời, say mê thanh sắc, ham của cải, thích xây dựng, dạy các quan lười biếng, ham mê để trăm họ phải ta oán, làm cho phúc nhà Lý ngày một hao mòn, đến nỗi mất nước. Kinh Thi có câu: “Bên trong mê sắc đẹp, bên ngoài mê săn bắn, ham rượu, thích nhạc, nhà cao tường đẹp, người nào phạm một trong các điều ấy tất phải diệt vong”, mà vua thì phạm đủ các điều ấy, còn làm gì được…Bởi Cao Tông chơi bời không chừng mực, rường mối đã hỏng rồi nên mới thế” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Tháng 10 năm Canh Ngọ (1210), vua Lý Cao Tông qua đời tại cung Thánh Thọ, ở ngôi 35 năm, thọ 37 tuổi, con trưởng là Thái tử Lý Sảm lên kế vị (tức vua Lý Huệ Tông). Nhận đế vị trong tình thế triều chính đang trên đà xuống dốc, nhưng Lý Huệ Tông không đủ khả năng để vực dậy, ngược lại tình cảnh càng bi đát hơn. Viết về Lý Huệ Tông, sách Việt sử tiêu án nhận xét rằng: “Vua là người tài hèn, gặp ly loạn, vì người vợ đẹp mà gây nên biến loạn, không biết tìm người kế tự, họ Lý mới bị mất nước”. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên thì bàn rằng: “Đến đời Huệ Tông cái rường mối hư hỏng của thiên hạ đã quá lắm mà vua thì không phải người giỏi giang cứng cáp, bề tôi giúp nước thì nhu nhược hèn kém, muốn chữa mối hư hỏng lâu ngày thì làm thế nào được. Huống chi Huệ Tông lại bị chứng hiểm, chữa thuốc không được; lại không có con trai để nối nghiệp lớn. Thế là cái điềm nguy vong đã hiện ra rồi” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Bấy giờ, vào tháng 3 năm Đinh Sửu (1217), Lý Huệ Tông hết mắc bệnh trúng phong, lại chuyển sang “phát điên, có khi tự xưng là Thiên tướng giáng, tay cầm giáo và mộc, cắm cờ nhỏ vào búi tóc, đùa múa từ sớm đến chiều không nghỉ, khi thôi đùa nghịch thì đổ mồ hôi, nóng bức khát nước, uống rượu ngủ li bì đến hôm sau mới tỉnh. Chính sự không quyết đoán, giao phó cả cho Trần Tự Khánh. Quyền lớn trong nước dần dần về tay kẻ khác” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Giai thoại kể rằng khi phát bệnh, vua thường nhảy múa mà hát rằng:
Ta đây là tướng nhà trời,
Hôm nay giáng thế cho người sợ oai.
Một thời gian sau Lý Huệ Tông khỏi bệnh nhưng đến năm Canh Thìn (1220) lại bị trúng phong, chữa không hiệu nghiệm gì nên vua chỉ ở trong cung, quyền hành rơi dần vào tay Trần Tự Khánh. Tháng 12 năm Qúy Mùi (1223), Trần Tự Khánh chết, quyền lực lại chuyển sang người em họ Tự Khánh là Trần Thủ Độ.
Năm Giáp Thân (1224), bệnh vua càng nặng hơn, nhân cơ hội đó, tháng 10 cùng năm, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, Lý Huệ Tông xuống chiếu lập con gái thứ 2 là công chúa Chiêu Thánh làm Hoàng Thái tử rồi nhường ngôi cho. Sau đó vua xuất gia đi tu tại chùa Chân Giáo trong đại nội thành Thăng Long và lấy pháp danh là Huệ Quang đại sư.
Công chúa Chiêu Thánh lên ngôi lấy niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo, trở thành vị vua thứ 9 của triều Lý. Nữ hoàng lúc đó mới 7 tuổi, không có khả năng điều hành chính sự, Thái hậu Trần Thị Dung buông rèm nhiếp chính. Tuy nhiên Thái hậu không tận tâm vì triều Lý mà muốn giành ngôi báu về tay dòng họ mình. Bà cùng người em họ là Trần Thủ Độ đang nắm quyền trong triều tìm cách cất nhắc nhiều người trong họ Trần vào giữ các chức vụ quan trọng. Sách Đại Việt sử ký tiền biên cho biết rõ như sau: “Khi Chiêu Hoàng mới lên ngôi, Thái hậu là Trần Thị Dung cùng với người anh em họ chú bác của bà là Trần Thủ Độ nắm chính trị bên trong, bên ngoài, ban chiếu chọn con em của quan viên trong ngoài sung vào Nội sắc dịch lục hỏa thị cung, Ngoại chi hậu, Nội nhân thị nội ngày đêm thay phiên nhau chầu hầu theo Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ trông coi việc quân trong thành ngoài nội. Thủ Độ tiến cháu chú bác là Trần Bất Cập làm Cận thị thự lục cục chi hầu, Trần Thiên làm Chi ứng, Trần Cảnh làm Chính thủ…”.
Biết nữ hoàng vẫn còn là một đứa trẻ, Trần Thủ Độ cho người cháu họ là Trần Cảnh (con thứ của Thái úy Trần Thừa), 8 tuổi đưa vào cung làm nhiệm vụ hầu hạ Lý Chiêu Hoàng. Việc bố trí để Trần Cảnh gặp gỡ, làm quen với Lý Chiêu Hoàng nằm trong âm mưu được vạch sẵn từ trước của Trần Thủ Độ với sự ủng hộ của Thuận Trinh Thái hậu Trần Thị Dung.
Một hôm đến phiên Trần Cảnh vào cung hầu việc bưng nước rửa, Lý Chiêu Hoàng trông thấy rất mến, từ đó “mỗi khi chơi đêm cho gọi Cảnh đến cùng chơi, thấy Cảnh ở chỗ tối thì chạy đến trêu chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng vào bóng” (Đại Việt sử ký tiền biên), “đêm đến thường vời vào hầu, nô nghịch cười đùa” (Khâm định Việt sử thông giám cương mục). Có lần Trần Cảnh bưng chậu nước đứng hầu, Lý Chiêu Hoàng rửa mặt xong lấy tay vốc nước té vào mặt Trần Cảnh rồi cười trêu, lần khác khi Trần Cảnh bưng khăn chầu thì Chiêu Hoàng lại cầm khăn ném cho. Chính vì cùng lứa tuổi nên Chiêu Hoàng chỉ thích gần gũi trò chuyện, trêu đùa với Trần Cảnh, tình cảm của hai đứa trẻ rất gắn bó, thân thiết.
Tất cả những chuyện té nước, ném khăn đều được kể lại cho Trần Thủ Độ biết. Thấy sự tình không thể chậm trễ, Trần Thủ Độ vội bàn gấp với Thái hậu Trần Thị Dung rồi “tự đem gia thuộc thân thích vào ở trong cung cấm…đóng cửa thành và các cửa cung, sai người coi giữ, các quan đến chầu không được vào” (Đại Việt sử ký toàn thư). Sau khi kiểm soát được hoàng cung, Trần Thủ Độ cho loan báo rằng nữ hoàng đã có chồng, đó chính là Trần Cảnh. Thế là chuyện chơi bời, đùa nghịch của con trẻ trở thành chuyện tình duyên và bị lợi dụng trong việc “mưu bá đồ vương” nơi cung cấm, rồi chuyện vợ nhường ngôi cho chồng cũng là lẽ hợp lý; triều chính chuyển giao sang tay họ Trần. Tất cả đều nằm trong mưu kế mà Trần Thủ Độ tính toán và được sự hậu thuẫn đắc lực, cực kỳ quan trọng của Thái hậu Trần Thị Dung, mẹ đẻ của Lý Chiêu Hoàng, cô ruột của Trần Cảnh.
Tượng thờ Lý Chiêu Hoàng ở đền Rồng – Từ Sơn, Bắc Ninh. Ảnh: Lê Thái Dũng.
 Tượng thờ Lý Chiêu Hoàng ở đền Rồng – Từ Sơn, Bắc Ninh. Ảnh: Lê Thái Dũng.
Chuyện gì đến sẽ phải đến, vở kịch chuyển giao ngôi vị từ họ Lý sang họ Trần hạ màn vào ngày 11 tháng Chạp năm Ất Dậu (1225), tại điện Thiên An, Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu “nhường ngôi cho chồng. Theo sách Việt sử tiêu án thì bản chiếu có nội dung như sau: “Nhà Lý ta nhận mệnh của trời đã hơn 200 năm, không may hiện không có người thừa kế, trẫm là đàn bà, tài đức hèn kém, sợ không kham được cơ nghiệp lớn, mỗi khi nghĩ đến việc tìm người hiền lương quân tử, tính đi tính lại một mình, duy chỉ tìm được Trần Cảnh, có văn lại có chất, thật có thể cách hiền lương, uy nghi đường bệ, tài kiêm văn lẫn võ, xét kỹ thấy có hiệu nghiệm rồi, có thể nhường ngôi lớn cho được, để được vừa lòng trẫm. Vậy các ngươi phải đồng tâm giúp đỡ, để dân được hưởng hạnh phúc thái bình”.
Còn theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì nội dung lại viết có khác đôi chút: “Họ Lý ta vâng mệnh cao sáng từ trời, có cả bốn biển. Liệt thánh kế tiếp làm vua hơn hai trăm năm, chẳng may gặp vận gian truân, giặc cướp nổi lên như ong, nhân dân không được yên ổn. Thượng hoàng mắc bệnh, không người nối dõi, trẫm phải vâng theo thánh chỉ, gượng gạo nối ngôi. Trẫm xét thấy ngôi báu rất là trọng đại mà trẫm là vua đàn bà, phải gánh vác lịch số do trời giao cho, riêng những nơm nớp lo sợ, như sắp sa xuống vực sâu. Nghĩ sao tìm được hiền nhân quân tử, để giúp đỡ về chính trị. Duy có Trần Cảnh là người văn chất đủ vẻ, uy nghi đường hoàng, thực có phong độ bậc quân tử, có thể nhường cho ngôi báu để chống đỡ trong buổi gian nguy. Vậy rất mong Trần Cảnh đồng lòng hợp sức, dẹp yên loạn lạc, cứu vớt sinh dân, để cùng hưởng phúc thái bình”.
Tượng thờ bà Trần Thị Dung ở chùa Cầu Đông- Hà Nội. Nguồn: Internet.
Tượng thờ bà Trần Thị Dung ở chùa Cầu Đông- Hà Nội. Nguồn: Internet. 
Mặc dù nội dung bài chiếu có những điểm khác nhau nhưng đều được ghi lại rõ ràng trong các sách sử, tuy nhiên người chủ trương viết tờ chiếu này thì ít ai biết, mặc dù vậy có thể suy đoán đó chính là Thái hậu Trần Thị Dung, người đóng vai trò quan trọng trong sự kiện “chuyển giao ngôi vua” này. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết: “Thái hậu là con gái Trần Lý, khi Lý Huệ Tông làm Thái tử vì tránh quốc nạn phải chạy ra miền Hải Ấp, Thái tử trông thấy Trần thị tỏ ý hài lòng, rồi lấy làm vợ, sau sách phong làm Hoàng hậu. Gặp lúc ấy trong nước loạn lạc, Hoàng hậu mới cùng với Thủ Độ tư thông, rồi bàn mưu ở trong cung làm tờ chiếu để vua nhà Lý truyền ngôi cho nhà Trần, vì thế mà nhà Lý mất ngôi vua”.
Sau khi bản chiếu nhường ngôi được ban bố rộng rãi, 20 ngày sau “vở kịch” chuyển giao đế vị từ họ Lý sang họ Trần “hạ màn” vào ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu (1225) khi Lý Chiêu Hoàng cho mở hội lớn ở điện Thiên An, sai Nội thị Phán thủ là Phùng Tá Chu, quan Nội hành khiển Tả ty Lang trung là Trần Chí Hoành, các tướng văn võ trong ngoài và các viên quan lại đem xe ngựa, cờ phướn đi đón Trần Cảnh. Khi nữ hoàng ngự trên ngai báu, các quan mặc triều phục vào chầu, quỳ lạy ở dưới thềm, tiếp đó Lý Chiêu Hoàng bước xuống sân triều, trút bỏ áo hoàng bào, chính thức khuyên mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế.
Viết về ảnh hưởng của Thái hậu Trần Thị Dung trong sự việc này, sách Đại Việt sử ký tiền biên chép ngắn gọn như sau: “Người con gái nhà thuyền chài ở Thiên Trường mà rốt cuộc đã làm thay đổi cả xã tắc, mệnh trời bất thường như vậy, thật đáng sợ lắm thay”.
Còn tiểu sử Thái hậu Trần Thị Dung, sử sách cho biết bà xuất thân trong một gia đình làm nghề chài lưới nhưng giàu có và nhiều thế lực tại thôn Gia Lưu, vùng Hải Ấp (nay là làng Lưu Xá, xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), bà vốn có tên tục là Trần Thị Ngừ (đặt theo tên một loài cá). Không rõ năm sinh của bà, chỉ biết rằng bà trở thành vợ Thái tử Sảm vào năm Kỷ Tị (1209), khi Thái tử lên ngôi vua một thời gian, Trần Thị Dung được phong làm Hoàng hậu Kiến Vũ.
Thời Lý Chiêu Hoàng ở ngôi, bà đứng vai trò là Thái hậu cho đến khi nhà Lý chấm dứt, triều Trần thành lập giáng bà xuống làm Thiên Cực công chúa và gả cho Trần Thủ Độ. Vì có công trong việc gây dựng nhà Trần và thành tích trong thời gian kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Thị Dung được vua Trần Thái Tông phong là Linh Từ quốc mẫu. Bà mất năm Kỷ Mùi (1259).

Những vụ loạn luân chấn động trong cung đình Việt Nam (4)

Những vụ loạn luân chấn động trong cung đình Việt Nam (4)
- Theo quan niệm đạo đức của người Việt, loạn luân là một tội lỗi không thể được dung thứ. Tuy vậy, vì các nguyên nhân khác nhau mà không ít vụ loạn luân đã từng xảy ra trong cung đình Việt Nam.

Từ loạn luân đến loạn nước

Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) - vị chúa Nguyễn thứ 8 trong lịch sử bị coi là người đã đẩy sự nghiệp của các chúa Nguyễn vào tình trạng rối ren vì loạn luân với một người trong họ.

Vốn có công lớn trong công cuộc Nam tiến và xây dựng thành Phú Xuân (Huế ngày nay), nhưng về cuối đời, Võ Vương bắt đầu say mê tửu sắc. Đây là cơ hội để Trương Phúc Loan, người cậu ruột đầy mưu mô tìm cách thao túng chúa. Để thực hiện ý đồ, Loan đã đẩy cháu mình vào mối tình loạn luân với người cô em con chú là Công nữ Ngọc Cầu.

Ngọc Cầu vốn là một người con gái có nhân sắc trời phú. Nắm được bản tính hiếu sắc của Võ Vương, Trương Phúc Loan đã tạo điều kiện cho Ngọc Cầu thường xuyên ra vào trong Vương phủ và gần gũi với chúa.

Con trai của Lý Chiêu Hoàng quyết tử cứu vua Trần?

Con trai của Lý Chiêu Hoàng quyết tử cứu vua Trần?
Gia tộc nhà Trần chính là người đã gây nên những bi kịch, đớn đau cho cuộc đời Lý Chiêu Hoàng, đã cướp đi của bà tất cả: tính mạng người cha đẻ, cơ nghiệp của dòng họ, ngai vàng và cả người chồng của bà nữa. Thế nhưng người được coi là con trai bà – nữ hoàng triều Lý bị nhà Trần cướp ngôi – lại chính là người đã hy sinh tính mạng để bảo vệ hai vua Trần.

Độc đáo thợ cắt tóc vỉa hè VN trên báo Mỹ

(Kiến Thức) -  NBC mới đăng tải một loạt ảnh thợ cắt tóc vỉa hè già có, trẻ có xuất hiện tại nhiều con phố của Thủ đô Hà Nội.

Độc đáo thợ cắt tóc vỉa hè VN trên báo Mỹ
Thợ cắt tóc vỉa hè Thuan 78 tuổi tranh thủ hút điếu thuốc lào trong khi không có khách ghé vào. Ông đã làm công việc này suốt 30 năm sau khi giải ngũ.
Thợ cắt tóc vỉa hè Thuan 78 tuổi tranh thủ hút điếu thuốc lào trong khi không có khách ghé vào. Ông đã làm công việc này suốt 30 năm sau khi giải ngũ. 
Phóng viên Chris McGrath chia sẻ rằng, những điểm cắt tóc vỉa hè ở Hà Nội là một nét đẹp truyền thống có từ thế kỷ XVIII.
Phóng viên Chris McGrath chia sẻ rằng, những điểm cắt tóc vỉa hè ở Hà Nội là một nét đẹp truyền thống có từ thế kỷ XVIII. 

Đọc nhiều nhất

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

(Kiến Thức) - Tutankhamun được đánh giá là nhà vua nổi tiếng Ai Cập cổ đại khi lên ngôi từ sớm và cũng chết trẻ. Tuy nhiên, vương triều của Tutankhamun hưng thịnh với nhiều thành tựu nổi bật. Thế nhưng, cơ thể dị dạng của ông hoàng này khiến nhiều người bị sốc.

Tin mới