Gia tộc nhà Trần chính là người đã gây nên những bi kịch, đớn đau cho cuộc đời Lý Chiêu Hoàng, đã cướp đi của bà tất cả: tính mạng người cha đẻ, cơ nghiệp của dòng họ, ngai vàng và cả người chồng của bà nữa. Thế nhưng người được coi là con trai bà – nữ hoàng triều Lý bị nhà Trần cướp ngôi – lại chính là người đã hy sinh tính mạng để bảo vệ hai vua Trần.
Trận đánh bi tráng bên sông Thiên Mạc
Năm 1285, lần thứ hai, nhà Nguyên xâm lược Đại Việt với 50 vạn quân do Thoát Hoan cầm đầu. Quân Nguyên có con số áp đảo, lại là đội quân thiện chiến chuyên đi chinh phạt khắp thế giới, lâu nay vẫn bách chiến bách thắng, vì thế trong thời gian đầu, quân Đại Việt thua liên tiếp, lùi liên tiếp. Tuy nhiên, điều đó đã được tính trước bởi vua tôi nhà Trần, nhất là vị “tổng tư lệnh” – Quốc công Tiết chế Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Thiên tài quân sự này đã sớm vạch ra chiến lược của cả cuộc kháng chiến, vì thế các cuộc rút lui của quân Việt không hề hỗn loạn, tinh thần Sát Thát và lòng tin của quân dân không hề giảm sút.
Quân tướng nhà Trần. Ảnh: Quehuongonline.vn. |
Quân Nguyên truy đuổi gắt gao, dùng cả kỵ binh lẫn thủy binh do hai tên tướng thiện chiến cầm đầu, quyết bắt bằng được hoàng đế Nhân Tông và thượng hoàng Thánh Tông, đập tan đầu não của cuộc kháng chiến. Trước tình hình đó, Hưng Đạo vương đã giao một nhiệm vụ quan trọng cho Bảo Nghĩa hầu Trần Bình Trọng: cầm chân giặc càng lâu càng tốt ở bãi Tha Mạc bên sông Thiên Mạc (nay thuộc huyện Đông Yên, tỉnh Hưng Yên) để hai vua và bộ chỉ huy kịp rút lui, không để giặc tìm được dấu vết.
Đó là một trận đánh mà Hưng Đạo vương cũng như Bảo Nghĩa hầu đều biết rõ, mỗi binh tướng tham gia là một chiến sĩ cảm tử, cái chết gần như là chắc chắn. Và thực tế xảy ra đúng như vậy, sự chênh lệch quá lớn về quân số khiến cho quân của Trần Bình Trọng gần như bị tiêu diệt hết, bản thân ông cũng bị địch bắt. Nhưng đó vẫn là trận thắng lớn bởi đã đạt mục đích một cách hoàn hảo: giữ chân giặc đủ lâu để bộ chỉ huy quân Việt rút lui an toàn và kể từ đó, quân Nguyên hoàn toàn không biết vua tôi nhà Trần đang ở đâu – điều mà quân Nguyên muốn khai thác từ Trần Bình Trọng khi bắt được ông.
Hình tượng Trần Bình Trọng trong vở “Khí tiết Trần Bình Trọng” của Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Tuấn Tú/Qdnd.vn. |
Thật kỳ diệu là chỉ mấy tháng sau, đại quân Thoát Hoan đã đại bại, giẫm lên nhau mà chạy về đất Bắc. Khi định công, vua Trần đã truy phong cho Trần Bình Trọng, người anh hùng xả thân vì nước bên sông Thiên Mạc, tước vương – Bảo Nghĩa vương. Sau này, con gái ông được gả cho con trai của Trần Nhân Tông, tức vua Trần Anh Tông, sinh được người con trai sau nối ngôi nhà Trần, chính là Trần Minh Tông.
Trần Bình Trọng là con trai Lý Chiêu Hoàng?
Nhân thân của Trần Bình Trọng trong sử sách không ghi rõ cha mẹ, chỉ nói ông vốn họ Lê, dòng dõi vua Lê Đại Hành. Tuy nhiên, các nhà sử học cho rằng, ông chính là con trai của tướng Lê Tần và Lý Chiêu Hoàng.
Lý Chiêu Hoàng bị truất ngôi hoàng hậu ở tuổi 19 sau 12 năm chung sống với Trần Thái Tông, trở lại với danh vị công chúa. Và hơn 20 năm sau, ở tuổi tứ tuần, bà bị chính chồng cũ đem ra làm phần thưởng cho công thần. Thái Tông gả bà cho Lê Tần, người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất nên được vua đổi tên là Lê Phụ Trần, rồi sau này ban cả quốc tính. Cuộc hôn nhân cưỡng bức này, kỳ lạ thay, lại đem đến cho Lý Chiêu Hoàng niềm an ủi cuối đời, đó là hạnh phúc được làm mẹ. Dù lớn tuổi, bà vẫn sinh được hai người con: con gái sau được phong Ứng Thụy công chúa, con trai là Tông, cũng được phong hầu. Các nhà sử học cho rằng, rất có thể vị hầu tước tên Tông đó chính là Trần Bình Trọng.
Tượng thờ "Vua Bà" Lý Chiêu Hoàng tại đền Rồng. Ảnh: Phunutoday.vn. |
Vai diễn anh hùng Trần Bình Trọng trong trích đoạn "Khí tiết Trần Bình Trọng" do thí sinh Nguyễn Khắc Huy (SN 1989) đến từ Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TPHCM đảm nhận.. Ảnh: Dantri.com.vn. |
Mặt khác, Lý Chiêu Hoàng được gả cho Lê Tần vào năm 1258, trong khi Trần Bình Trọng sinh năm 1259, rất phù hợp.
Nếu đúng Trần Bình Trọng là con của Lê Tần thì hai cha con họ có một điểm chung khá thú vị, đó là đều lấy lại vợ cũ của người khác. Lê Tần lấy vợ cũ của Thái Tông Trần Cảnh, còn Trần Bình Trọng được ban hôn cho cưới công chúa Thụy Bảo, con gái vua Thái Tông. Vị công chúa này trước đã có một đời chồng là Uy Văn vương Toại.
TIN BÀI LIÊN QUAN
BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU