Agribank vẫn trong thế kẹt tăng vốn

Hoàn thành vượt các kế hoạch đề ra năm 2020, song Agribank vẫn đang đứng trước thách thức rất lớn, đặc biệt là vấn đề tăng năng lực tài chính, cải thiện vốn điều lệ.

Gồng sức hỗ trợ nền kinh tế, lợi nhuận vẫn vượt mục tiêu đề ra

Ông Tiết Văn Thành, Tổng giám đốc Agribank cho hay, năm 2020, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, nông nghiệp - lĩnh vực đầu tư chính của Agribank bị tác động tiêu cực. Tuy nhiên, Agribank vẫn hoàn thành mục tiêu kép: vừa hỗ trợ nền kinh tế, vừa điều hành hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả.

Cụ thể, Agribank tiên phong hỗ trợ khách hàng với 7 lần giảm lãi suất cho vay, 9 lần giảm phí dịch vụ, tích cực hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 theo Chỉ thị 02/CT-NHNN và Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với mức hỗ trợ trên 38.000 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu lại nợ trên 33.000 tỷ đồng với trên 14.000 khách hàng; miễn, giảm lãi trên 5.000 tỷ đồng với trên 1.400 khách hàng; thực hiện cho vay mới đối với các khách hàng bị ảnh hưởng của Covid-19 gần 120.000 tỷ đồng với trên 20.000 khách hàng, trong đó cho vay theo chương trình ưu đãi lãi suất hơn 74.000 tỷ đồng. 

Agribank van trong the ket tang von-Hinh-2
 Năm 2020, lợi nhuận trước thuế của Agribank đạt 12.869 tỷ đồng, vượt 369 tỷ đồng (xấp xỉ 3%) so với kế hoạch đề ra.

Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp, Agribank vẫn sẵn sàng đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp và 14 triệu hộ nông dân Việt Nam vượt qua khó khăn, đón thời cơ phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ngân hàng đang triển khai chương trình tín dụng 100.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19, dành 70.000 tỷ đồng và 150 triệu USD cho các gói tín dụng có lãi suất ưu đãi dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp...

Tính đến ngày 31/12/2020, tổng tài sản của Agribank đạt gần 1,57 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,45 triệu tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,21 triệu tỷ đồng, tăng 8,1%, trong đó gần 70% dư nợ dành cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thu hồi nợ xấu sau xử lý của Ngân hàng tiếp tục tích cực với con số trên 8.700 tỷ đồng.

Nhờ triển khai các giải pháp quyết liệt, năm 2020, lợi nhuận trước thuế của Agribank đạt 12.869 tỷ đồng, vượt 369 tỷ đồng (xấp xỉ 3%) so với kế hoạch đề ra, đủ điều kiện để ngân sách cấp bổ sung 3.500 tỷ đồng vốn điều lệ theo phương án đã được Quốc hội phê duyệt.

Bên cạnh đó, Agribank thực hiện tiết giảm chi phí, giảm lương nhân viên, ủng hộ gần 50 tỷ đồng công tác phòng, chống dịch Covid-19 và ủng hộ các tỉnh miền Trung khắc phục thiệt hại do bão lũ.

Việc hoàn thành 9/9 chỉ tiêu kinh doanh, trong đó có những chỉ tiêu tăng trưởng rất ấn tượng như tổng tài sản tăng 8%, vốn huy động thị trường 1 tăng 11,3%, thu dịch vụ tăng 6,2%... được NHNN đánh giá cao.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng biểu dương Agribank tiên phong giảm lãi suất hỗ trợ nền kinh tế, triển khai hiệu quả nhiều chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất với quy mô lớn, Dòng vốn tín dụng tại Agribank đã được tập trung vào sản xuất - kinh doanh, tăng trưởng xanh, năng lượng sạch, ứng dụng công nghệ cao..., phù hợp với chủ trương của Chính phủ và NHNN.

Tăng vốn vẫn là bài toán khó

Năm 2021, Agribank đặt mục tiêu tín dụng tăng 8-11%, lợi nhuận trước thuế tăng khoảng 10%, thu từ dịch vụ tăng 6-8%, thu hồi nợ xấu sau xử lý tối thiểu 9.000 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu tăng tín dụng 8-11%, ông Tiết Văn Thành cho biết, Agribank phải được tăng vốn điều lệ thêm 10.000 tỷ đồng để đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn. Nếu không được khẩn trương tăng vốn, không có cơ chế tháo gỡ khó khăn, thì Agribank sẽ phải hạn chế tăng trưởng tín dụng.

Về cổ phần hóa, Thông đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đề nghị, lãnh đạo Agribank khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để đẩy nhanh tiến độ, chuẩn bị nguồn lực để tập trung hoàn thành sớm việc cổ phần hóa Agribank theo quy định.

Tăng vốn cũng là mục tiêu duy nhất trong 10 mục tiêu của Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 mà Agribank không đạt được. Các mục tiêu còn lại như tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế, dư nợ nền kinh tế, dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 01/2020/TT-NNNN… đều được hoàn thành rất tốt.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng thừa nhận, quy mô vốn điều lệ và vốn tự có của Agribank còn thấp và tăng trưởng chậm hơn so với tốc độ tăng quy mô hoạt động kinh doanh, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và yêu cầu nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II, chưa đáp ứng yêu cầu lộ trình triển khai tái cơ cấu. Nguyên nhân chủ yếu là việc tăng vốn điều lệ của Agribank phụ thuộc vào việc sử dụng ngân sách nhà nước để tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước cần có phê duyệt của các cấp có thẩm quyền.

Giải pháp tăng vốn dài hơi cho Agribank là cổ phần hóa. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, công tác chuẩn bị cổ phần hóa đã được Agribank chủ động thực hiện, nhưng do đặc thù về quy mô và nguồn gốc hình thành tài sản, mạng lưới, con người và hoạt động kinh doanh, nên quá trình này còn nhiều khó khăn, vướng mắc kéo dài, chưa thể triển khai thực hiện cổ phần hóa.

Việc phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất chậm hơn so với dự kiến, vẫn còn 194 cơ sở nhà, đất chưa được Bộ Tài chính phê duyệt. Phương án xử lý tài chính dự kiến gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, khó hoàn thành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Do đó, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chỉ đạo, năm 2021, Hội đồng Thành viên, Ban Điều hành Agribank cần tập trung rà soát, đánh giá việc thực hiện Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020. Tiếp tục chủ động áp dụng đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Agribank thông qua triển khai các giải pháp để tăng vốn từ nội lực và chủ động đề xuất, phối hợp với bộ, ngành có liên quan để báo cáo cấp có thẩm quyền việc tăng vốn điều lệ cho Agribank.

Nợ xấu nhóm 5 của Agribank tăng mạnh

Theo BCTC năm 2019 đã kiểm toán của Agribank, tuy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã giảm xuống còn 1,5% nhưng xét theo giá trị tuyệt đối thì nợ xấu đang tăng trở lại. Đáng lo ngại hơn cả là nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng mạnh lên mức 12.398 tỷ đồng, chiếm tới 70% tổng nợ xấu. 

 

 

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) vừa cập nhật BCTC năm 2019 đã kiểm toán với nhiều con số tăng trưởng đáng chú ý.

Agribank sẽ tăng thêm 1.200 tỷ lợi nhuận nếu được tăng vốn thêm 3.500 tỷ năm 2020

(Vietnamdaily) - Nếu được tăng vốn thêm 3.500 tỷ, năm 2020, dư nợ tín dụng của Agribank dự kiến có thể tăng thêm khoảng 60.000 tỷ đồng, doanh thu và lợi nhuận tăng thêm khoảng 1.200 tỷ đồng.

Sáng 8/6, Chính phủ đã có tờ trình gửi tới Quốc hội về việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

Tờ trình do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng trình bày nêu rõ Agribank là NHTM do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có vai trò chủ đạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, Agribank chưa được Nhà nước đầu tư bổ sung vốn điều lệ, tốc độ tăng vốn điều lệ luôn thấp hơn tốc độ tăng tổng tài sản, khiến tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng bị suy giảm.

Vốn điều lệ của Agribank hiện đạt 30.591 tỷ đồng. Nếu tính theo chuẩn mực vốn Basel II, thời điểm 31/3/2020, tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng này chỉ đạt 6,9% (không đảm bảo yêu cầu vốn tối thiểu 8% theo quy định). 

Agribank đã xây dựng Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2019 – 2021. Theo đó, mức vốn tự có thiếu hụt của Agribank giai đoạn 2019 – 2021 để đáp ứng chuẩn mực vốn Basel II là rất lớn. Do chưa đáp ứng chuẩn mực vốn Basel II nên Agribank hiện đang được NHNN cho phép thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Thông tư 22 chỉ đạt 9,2%, đã sát ngưỡng tối thiểu theo quy định (9%).

Tuy nhiên, để đáp ứng quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN, Agribank vẫn cần được Nhà nước cấp bổ sung 3.500 tỷ đồng ngay trong năm 2020. 

Nếu không tăng vốn điều lệ cho Agribank ngay trong năm 2020 thì sẽ không thể đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Các chỉ tiêu tăng trưởng của Agribank bị ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng đến an toàn trong hoạt động ngân hàng, giảm vị thế, vai trò trong hệ thống các TCTD và nguy cơ hạ mức xếp hạng tín nhiệm từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế là hiện hữu.

Khi đó Agribank sẽ không đảm bảo được vai trò chủ lực trong việc thực thi chính sách của Chính phủ về phát triển nông nghiệp nông thôn khi Ngân hàng này cung ứng đến 50% thị phần tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam; ảnh hưởng lớn đến việc triển khai hiệu quả các chính sách giảmnghèo bền vững của Chính phủ. 

Agribank se tang them 1.200 ty loi nhuan neu duoc tang von them 3.500 ty nam 2020
 
Agribank sẽ thay đổi ra sao nếu được cấp bổ sung thêm 3,500 tỷ đồng?

Trường hợp được cấp bổ sung vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng trong quý 3/2020, quy mô vốn điều lệ của Agribank sẽ đạt mức trên 34.000 tỷ đồng. Nhờ đó, năm 2020, dư nợ tín dụng của Agribank dự kiến có thể tăng thêm khoảng 60.000 tỷ đồng, tương ứng với tổng tài sản tăng thêm khoảng 60.000 tỷ đồng. 

Doanh thu và lợi nhuận năm 2020 khả năng tăng thêm khoảng 1.200 tỷ đồng; đóng góp cho ngân sách nhà nước tăng thêm 500 tỷ đồng; vốn nhà nước tại Agribank tăng thêm khoảng 380 tỷ đồng từ trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế.

Từ năm 2021 và các năm tiếp theo, Agribank có điều kiện tăng quy mô trái phiếu phát hành để tăng vốn cấp 2, nhờ đó tạo điều kiện tăng dư nợ cho vay, doanh thu tăng thêm từ 4.500 tỷ đồng đến 5.000 tỷ đồng. Theo đó, Agribank sẽ tăng nộp ngân sách Nhà nước tương ứng 900 – 1.000 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận còn lại khoảng 1.000 – 1.200 tỷ đồng.

Ngoài ra, việc bổ sung vốn điều lệ cho Agribank giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp cho Agribank, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình cổ phần hóa và gia tăng giá trị thặng dư cổ phần hóa...

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra về việc bổ sung vốn điều lệ cho Agribank.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.