Agribank sẽ tăng thêm 1.200 tỷ lợi nhuận nếu được tăng vốn thêm 3.500 tỷ năm 2020

(Vietnamdaily) - Nếu được tăng vốn thêm 3.500 tỷ, năm 2020, dư nợ tín dụng của Agribank dự kiến có thể tăng thêm khoảng 60.000 tỷ đồng, doanh thu và lợi nhuận tăng thêm khoảng 1.200 tỷ đồng.

Sáng 8/6, Chính phủ đã có tờ trình gửi tới Quốc hội về việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

Tờ trình do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng trình bày nêu rõ Agribank là NHTM do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có vai trò chủ đạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, Agribank chưa được Nhà nước đầu tư bổ sung vốn điều lệ, tốc độ tăng vốn điều lệ luôn thấp hơn tốc độ tăng tổng tài sản, khiến tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng bị suy giảm.

Vốn điều lệ của Agribank hiện đạt 30.591 tỷ đồng. Nếu tính theo chuẩn mực vốn Basel II, thời điểm 31/3/2020, tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng này chỉ đạt 6,9% (không đảm bảo yêu cầu vốn tối thiểu 8% theo quy định). 

Agribank đã xây dựng Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2019 – 2021. Theo đó, mức vốn tự có thiếu hụt của Agribank giai đoạn 2019 – 2021 để đáp ứng chuẩn mực vốn Basel II là rất lớn. Do chưa đáp ứng chuẩn mực vốn Basel II nên Agribank hiện đang được NHNN cho phép thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Thông tư 22 chỉ đạt 9,2%, đã sát ngưỡng tối thiểu theo quy định (9%).

Tuy nhiên, để đáp ứng quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN, Agribank vẫn cần được Nhà nước cấp bổ sung 3.500 tỷ đồng ngay trong năm 2020. 

Nếu không tăng vốn điều lệ cho Agribank ngay trong năm 2020 thì sẽ không thể đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Các chỉ tiêu tăng trưởng của Agribank bị ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng đến an toàn trong hoạt động ngân hàng, giảm vị thế, vai trò trong hệ thống các TCTD và nguy cơ hạ mức xếp hạng tín nhiệm từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế là hiện hữu.

Khi đó Agribank sẽ không đảm bảo được vai trò chủ lực trong việc thực thi chính sách của Chính phủ về phát triển nông nghiệp nông thôn khi Ngân hàng này cung ứng đến 50% thị phần tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam; ảnh hưởng lớn đến việc triển khai hiệu quả các chính sách giảmnghèo bền vững của Chính phủ. 

Agribank se tang them 1.200 ty loi nhuan neu duoc tang von them 3.500 ty nam 2020
 
Agribank sẽ thay đổi ra sao nếu được cấp bổ sung thêm 3,500 tỷ đồng?

Trường hợp được cấp bổ sung vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng trong quý 3/2020, quy mô vốn điều lệ của Agribank sẽ đạt mức trên 34.000 tỷ đồng. Nhờ đó, năm 2020, dư nợ tín dụng của Agribank dự kiến có thể tăng thêm khoảng 60.000 tỷ đồng, tương ứng với tổng tài sản tăng thêm khoảng 60.000 tỷ đồng. 

Doanh thu và lợi nhuận năm 2020 khả năng tăng thêm khoảng 1.200 tỷ đồng; đóng góp cho ngân sách nhà nước tăng thêm 500 tỷ đồng; vốn nhà nước tại Agribank tăng thêm khoảng 380 tỷ đồng từ trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế.

Từ năm 2021 và các năm tiếp theo, Agribank có điều kiện tăng quy mô trái phiếu phát hành để tăng vốn cấp 2, nhờ đó tạo điều kiện tăng dư nợ cho vay, doanh thu tăng thêm từ 4.500 tỷ đồng đến 5.000 tỷ đồng. Theo đó, Agribank sẽ tăng nộp ngân sách Nhà nước tương ứng 900 – 1.000 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận còn lại khoảng 1.000 – 1.200 tỷ đồng.

Ngoài ra, việc bổ sung vốn điều lệ cho Agribank giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp cho Agribank, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình cổ phần hóa và gia tăng giá trị thặng dư cổ phần hóa...

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra về việc bổ sung vốn điều lệ cho Agribank.

Ủy ban Kinh tế Quốc hội tán thành sự cần thiết tăng vốn điều lệ cho Agribank, tối đa không quá 3.500 tỷ đồng, như đề nghị của Chính phủ. 

Trong nhiều năm qua, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của Agribank bị suy giảm do tốc độ tăng vốn điều lệ luôn thấp hơn tốc độ tăng tổng tài sản. Mặc dù đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính nhưng Agribank vẫn chưa đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mực Basel II có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.Dư nợ cho vay của Agirbank chiếm khoảng 50% tổng dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Dư nợ cho vay của Agirbank chiếm khoảng 50% tổng dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Do đó, việc tăng vốn điều lệ cho Agribank sẽ góp phần tăng năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, tăng cường vai trò và đóng góp của Agribank cho nền kinh tế, phù hợp với quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020;

Đồng thời, đáp ứng được tỷ lệ bảo đảm an toàn của Agribank nói riêng và an toàn hệ thống tài chính quốc gia nói chung, hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng.

9 tháng lãi 9.700 tỷ đồng, Agribank xin tăng vốn thêm 20.000 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Trong 9 tháng năm 2019, lợi nhuận trước thuế Agribank đạt 9.700 tỷ đồng, thực hiện được 88% kế hoạch năm (11.000 tỷ đồng).

Theo Agribank, nhờ vào đà tăng trưởng của cả doanh thu và lợi nhuận, sự đóng góp của Agribank đối với ngân sách nhà nước dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2019, phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank trước thềm cổ phần hóa.

Đến 30/9/2019, tổng tài sản Agribank đạt 1,39 triệu tỷ đồng; nguồn vốn huy động đạt 1,28 triệu tỷ đồng; quy mô tín dụng và đầu tư đạt  trên 1,12 triệu tỷ đồng. Trong đó dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm tỷ trọng trên 70%/tổng dư nợ và nguồn vốn chiếm trên 50% thị phần tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam.

Nợ xấu nhóm 5 của Agribank tăng mạnh

Theo BCTC năm 2019 đã kiểm toán của Agribank, tuy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã giảm xuống còn 1,5% nhưng xét theo giá trị tuyệt đối thì nợ xấu đang tăng trở lại. Đáng lo ngại hơn cả là nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng mạnh lên mức 12.398 tỷ đồng, chiếm tới 70% tổng nợ xấu. 

 

 

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) vừa cập nhật BCTC năm 2019 đã kiểm toán với nhiều con số tăng trưởng đáng chú ý.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.