Sữa đậu nành vốn là thức uống quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của không ít người. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý 9 dưới đây khi uống sữa đậu nành trong mùa thu!
Không uống sữa đậu nành khi ăn trứng gà
Sữa đậu nành vị ngọt, tính bình, chứa các thành phần dinh dưỡng như chất béo, protein thực vật, vitamin, các loại khoáng chất… Sử dụng một mình đã có tác dụng bồi bổ rất tốt. Tuy nhiên, trong sữa đậu nành có chất Parenzyme, khi kết hợp với lòng trắng trứng sẽ khiến thành phần dinh dưỡng của trứng gà và sữa đậu nành bị giảm hẳn.
Kiêng uống quá nhiều
Uống quá nhiều sữa đậu nành một lúc sẽ khiến chất protein trở nên khó tiêu, gây ra hiện tượng trướng bụng, tiêu chảy…
Kiêng dùng cùng đường đỏ
Axit hữu cơ trong đường đỏ và protein trong sữa đậu nành kết hợp với nhau sẽ tạo ra chất kết tủa, làm hỏng các thành phần dinh dưỡng, đồng thời cũng không tốt cho sức khoẻ.
Kiêng uống khi bụng rỗng
Uống sữa đậu nành khi bụng đói sẽ khiến protein trong sữa đậu nành đều biến thành nhiệt lượng và tiêu hao mất. Do đó không thể mang lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Khi uống sữa đậu, tốt nhất nên ăn cùng các chất tinh bột như bánh bao, bánh mỳ…để giúp cho các dưỡng chất được hấp thụ tối ưu.
Kiêng uống sữa đậu nành chưa nấu chín
Sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất độc, dễ gây trở ngại cho quá trình chuyển hoá protein, từ đó dẫn đến hiện tượng ngộ độc. Không chỉ vậy, trong lúc nấu sữa đậu nành, nên mở nắp vung để các chất có hại trong sữa đậu có thể theo khói tản ra ngoài.
Kiêng đựng trong bình giữ nhiệt
Trong sữa đậu có chất có thể tẩy trôi các chất cặn bám trong thành bình giữ nhiệt. Sau 3-4 giờ bảo quản ở nhiệt độ thường, sữa đậu nành mới bị biến chất và có vị chua.
Uống sữa đậu thường xuyên, nên chú ý bổ sung kẽm
Đậu nành chứa một số chất không có lợi cho cơ thể như PPls…Do đó tốt nhất chỉ uống sữa đậu nành đã nấu chín, và những người uống đậu nành thường xuyên nên bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm.
Người thể chất suy hàn nên thận trọng khi dùng
Sữa đậu nành chứa hàm lượng Purine tương đối cao, làm từ hạt đậu nành có tính hàn. Do đó người có thể chất suy hàn như người bị trúng gió, cơ thể thiếu lực, suy nhược, tinh thần mệt mỏi…không nên dùng.
Kiêng uống cùng thuốc kháng sinh
Sữa đậu nành sẽ tạo ra phản ứng hoá học với các chất kháng sinh, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Do đó, bạn nên uống sữa đậu nành và thuốc kháng sinh cách nhau ít nhất 1 giờ.
(Theo Dân trí)
Không uống sữa đậu nành khi ăn trứng gà
Sữa đậu nành vị ngọt, tính bình, chứa các thành phần dinh dưỡng như chất béo, protein thực vật, vitamin, các loại khoáng chất… Sử dụng một mình đã có tác dụng bồi bổ rất tốt. Tuy nhiên, trong sữa đậu nành có chất Parenzyme, khi kết hợp với lòng trắng trứng sẽ khiến thành phần dinh dưỡng của trứng gà và sữa đậu nành bị giảm hẳn.
Kiêng uống quá nhiều
Uống quá nhiều sữa đậu nành một lúc sẽ khiến chất protein trở nên khó tiêu, gây ra hiện tượng trướng bụng, tiêu chảy…
Kiêng dùng cùng đường đỏ
Axit hữu cơ trong đường đỏ và protein trong sữa đậu nành kết hợp với nhau sẽ tạo ra chất kết tủa, làm hỏng các thành phần dinh dưỡng, đồng thời cũng không tốt cho sức khoẻ.
Kiêng uống khi bụng rỗng
Uống sữa đậu nành khi bụng đói sẽ khiến protein trong sữa đậu nành đều biến thành nhiệt lượng và tiêu hao mất. Do đó không thể mang lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Khi uống sữa đậu, tốt nhất nên ăn cùng các chất tinh bột như bánh bao, bánh mỳ…để giúp cho các dưỡng chất được hấp thụ tối ưu.
Kiêng uống sữa đậu nành chưa nấu chín
Sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất độc, dễ gây trở ngại cho quá trình chuyển hoá protein, từ đó dẫn đến hiện tượng ngộ độc. Không chỉ vậy, trong lúc nấu sữa đậu nành, nên mở nắp vung để các chất có hại trong sữa đậu có thể theo khói tản ra ngoài.
Kiêng đựng trong bình giữ nhiệt
Trong sữa đậu có chất có thể tẩy trôi các chất cặn bám trong thành bình giữ nhiệt. Sau 3-4 giờ bảo quản ở nhiệt độ thường, sữa đậu nành mới bị biến chất và có vị chua.
Uống sữa đậu thường xuyên, nên chú ý bổ sung kẽm
Đậu nành chứa một số chất không có lợi cho cơ thể như PPls…Do đó tốt nhất chỉ uống sữa đậu nành đã nấu chín, và những người uống đậu nành thường xuyên nên bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm.
Người thể chất suy hàn nên thận trọng khi dùng
Sữa đậu nành chứa hàm lượng Purine tương đối cao, làm từ hạt đậu nành có tính hàn. Do đó người có thể chất suy hàn như người bị trúng gió, cơ thể thiếu lực, suy nhược, tinh thần mệt mỏi…không nên dùng.
Kiêng uống cùng thuốc kháng sinh
Sữa đậu nành sẽ tạo ra phản ứng hoá học với các chất kháng sinh, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Do đó, bạn nên uống sữa đậu nành và thuốc kháng sinh cách nhau ít nhất 1 giờ.
(Theo Dân trí)
[links()]