85 tác phẩm xuất sắc nhất giải báo chí “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam“

85 tác phẩm xuất sắc nhất được chọn để trao giải "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2023, trong đó, nhiều tác phẩm phản biện chính sách được trao giải cao.

 85 tác phẩm xuất sắc nhất giải báo chí “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam“
Ngày 16/11, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo thông tin về Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2023.
Phát biểu khai mạc buổi họp báo, ông Hoàng Minh Sơn ,Thứ trưởng Bộ GD&ĐT thông tin, Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm nay nhận được gần 800 tác phẩm tham dự của 4 loại hình: Báo in, Báo điện tử, Phát thanh và Truyền hình.
Kết quả chọn được 85 tác phẩm vào chung khảo. Từ những tác phẩm này, Hội đồng chung khảo đã đề xuất 1 giải Đặc biệt, 4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 12 giải Ba, 34 giải Khuyến khích và 2 nhân vật tiêu biểu trong 2 tác phẩm đoạt giải".
85 tac pham xuat sac nhat giai bao chi “Vi su nghiep Giao duc Viet Nam“
 Ban tổ chức thông tin về Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" năm 2023. Ảnh: Thế Đại.
Năm nay còn có giải phụ cho chương trình 5 năm giải báo chí “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” mang tên “Cống hiến” dành cho các đơn vị báo chí tham gia tích cực, hiệu quả nhất, cống hiến nhiều nhất.
Đặc biệt, năm nay, nhiều bài phản biện chính sách được trao giải cao, trong 4 bài đạt giải cao nhất thì có 3 bài liên quan đến vấn đề phản biện chính sách giáo dục.
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, thành viên Hội đồng chung khảo cho biết, số lượng và chất lượng các tác phẩm dự thi ngày càng cao, đề tài đa dạng, phản ánh đậm nét đời sống giáo dục, bám sát các vấn đề thời sự của ngành Giáo dục.
Giải thưởng Báo chí “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2023 đã nhận được hưởng ứng tích cực từ các nhà báo, cộng tác viên của nhiều cơ quan báo chí lớn ở Trung ương cũng như các địa phương trong cả nước.

Đây là năm thứ sáu, Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam được Bộ GD&ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.

Lễ trao giải sẽ diễn ra vào sáng 18/11 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2, Đài truyền hình Việt Nam.
>>> Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Quốc hội Hà Ánh Phượng (Phú Thọ) chia sẻ bên hành lang Quốc hội về niềm tự hào, hạnh phúc nhất khi là một cô giáo:
 Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Chủ tịch Quốc hội: Cần đánh giá kỹ về chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK

Về chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK, Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là chủ trương đúng, tuy nhiên cũng cần phải đánh giá kỹ cách hiểu về vấn đề này theo Nghị quyết 88.

Chủ tịch Quốc hội: Cần đánh giá kỹ về chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK
Chiều 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận nội dung giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Chu tich Quoc hoi: Can danh gia ky ve chu truong mot chuong trinh nhieu bo SGK
 Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ hơn về chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa. Ảnh: QH.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, dường như đang còn tồn tại những quan điểm khác nhau về bản chất và vai trò của SGK trong hoạt động dạy và học theo chương trình mới. Nhà nước (Bộ GD&ĐT) nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc, đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn SGK là học liệu, là công cụ, là cái hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ không đồng tình quan điểm này. Theo Chủ tịch Quốc hội, cần phải tiếp tục xem xét, đánh giá kỹ vai trò của SGK, không chỉ là học liệu đơn thuần.

"Đương nhiên SGK có tốt đến mấy cũng không thể thay được cho người thầy, nhưng từ chương trình mới ra SGK... Bộ SGK quy định về nội dung, thể chế cái cốt lõi nhất của chương trình", ông Vương Đình Huệ cho hay.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị đánh giá kỹ hơn về chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn triển khai. 

Về vấn đề chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK, Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là chủ trương đúng, tuy nhiên cũng cần phải đánh giá kỹ cách hiểu về vấn đề này theo Nghị quyết 88.

Chủ tịch Quốc hội làm rõ, Nghị quyết 29 yêu cầu trong phát triển giáo dục và đào tạo phải “bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa”, “chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường”. Luật Giáo dục năm 2019 quy định về xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục là “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục”.

Theo tinh thần của Nghị quyết 88 của Quốc hội, Bộ GD&ĐT phải tổ chức biên soạn một bộ SGK đầy đủ (từ lớp 1 đến lớp 12, gồm 137 đầu sách). Các tổ chức, cá nhân khác được khuyến khích tham gia biên soạn SGK, một hoặc một số đầu sách theo khả năng, không nhất thiết phải biên soạn đầy đủ một bộ SGK.

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ cơ bản đồng tình cơ bản với đề nghị của Đoàn giám sát. Theo đó, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GD&ĐT các bộ, các ngành và địa phương nghiêm túc đánh giá, rút kinh nghiệm về các tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý, tổ chức thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, quán triệt các bài học kinh nghiệm, khẩn trương triển khai những kiến nghị được nêu trong báo cáo giám sát.

Liên quan đến xây dựng bộ SGK, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, tại các cấp học, môn học đã có một số bộ SGK được xã hội hóa. Vấn đề này cần có đánh giá cụ thể kết quả thực hiện khi Nghị quyết giám sát được ban hành, từ đó có báo cáo đầy đủ, chính xác hơn.

Phó Thủ tướng khẳng định, Nhà nước phải luôn đóng vai trò chủ đạo, có trách nhiệm từ khâu xây dựng chương trình, thẩm định, lựa chọn SGK theo đúng tinh thần của Nghị quyết 88. Mặc dù lựa chọn phương án xã hội hóa để thu hút các chuyên gia, nhà giáo dục, các thầy cô giáo tham gia xây dựng các bộ SGK nhưng Bộ GD&ĐT phải có trách nhiệm kiểm soát chất lượng bộ SGK này.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, trong thời gian tới Chính phủ sẽ nghiêm túc đánh giá toàn diện hơn, đánh giá đầy đủ hơn về việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

"Chương trình là duy nhất, thống nhất, học liệu là đa dạng và linh hoạt, vậy có cần một bộ SGK - tức một bộ học liệu của Nhà nước hay không? Trong số hàng trăm bài giảng trên truyền hình, giáo viên đã dạy theo chương trình với sự chuẩn bị riêng, không theo bất cứ bộ SGK nào. Vậy có cần Quốc hội phải thông qua việc giao Bộ GD&ĐT chuẩn bị nội dung cho một bộ học liệu hay không?", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu quan điểm. Bộ trưởng đề nghị Đoàn giám sát Quốc hội cân nhắc bỏ đề xuất giao Bộ biên soạn một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.

 
Mời quý độc giả xem video: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn trao đổi về ChatGPT. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nhiều khả năng sẽ điều chỉnh dạy học tích hợp

Tại buổi gặp gỡ giáo viên sáng 15/8, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, việc dạy học tích hợp bộc lộ nhiều lúng túng, thách thức, nhiều khả năng Bộ sẽ xem xét điều chỉnh.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nhiều khả năng sẽ điều chỉnh dạy học tích hợp
Sáng 15/8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn gặp gỡ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên. 700.000 giáo viên mầm non, phổ thông tham dự trực tuyến kết hợp trực tiếp.
Bo truong Nguyen Kim Son: Nhieu kha nang se dieu chinh day hoc tich hop
 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn gặp gỡ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên sáng 15/8.
Nhiều bất cập khi dạy học tích hợp

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Đến thời điểm không thể không cải cách tiền lương

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho rằng, đến thời điểm này, không thể không cải cách tiền lương. Lương kỹ sư ra trường 3,5 triệu đồng/tháng, vậy họ sống làm sao?

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Đến thời điểm không thể không cải cách tiền lương
Lương kỹ sư ra trường 3,5 triệu đồng/tháng thì sống làm sao?
Sáng 24/10, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về 06 nội dung quan trọng liên quan tới phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện ngân sách nhà nước...

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.