Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Đến thời điểm không thể không cải cách tiền lương

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho rằng, đến thời điểm này, không thể không cải cách tiền lương. Lương kỹ sư ra trường 3,5 triệu đồng/tháng, vậy họ sống làm sao?

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Đến thời điểm không thể không cải cách tiền lương
Lương kỹ sư ra trường 3,5 triệu đồng/tháng thì sống làm sao?
Sáng 24/10, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về 06 nội dung quan trọng liên quan tới phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện ngân sách nhà nước...
Bo truong Dao Ngoc Dung: Den thoi diem khong the khong cai cach tien luong
 Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho rằng, đã đến thời điểm chín muồi để cải cách tiền lương.
Vấn đề cải cách tiền lương được nhiều đại biểu quan tâm, nêu ý kiến. Thảo luận liên quan tới nội dung này, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết, tháng 5/2018, Trung ương thông qua Nghị quyết số 27 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp là một quyết định rất đúng.
Tuy nhiên, 6 năm qua, việc thực hiện nghị quyết chưa được nhiều. Mỗi năm điều chỉnh lương 7%, nhưng “thực ra là bù vào trượt giá, chưa phải cải cách tiền lương”.
“Đến thời điểm này, không cải cách tiền lương không được nữa, đây là thời điểm chín muồi. Lương là giá cả của sức lao động, đầu tư cải cách tiền lương là đầu tư của sự phát triển", ông Dung nói.
Đưa ra ví dụ lương kỹ sư ra trường 3,5 triệu đồng/tháng, ông Dung đặt câu hỏi: "Vậy họ sống làm sao?" khi mức lương này thấp hơn lương tối thiểu vùng thấp nhất. Ông Dung đề nghị thực hiện đúng lộ trình cải cách tiền lương, trong đó, quan trọng nhất là xóa bỏ mức lương cơ sở, trả lương theo vị trí việc làm, thang bảng lương.
Cùng với cải cách tiền lương khu vực công, Bộ trưởng Dung cho rằng, phải cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng như điều chỉnh phù hợp lương với đối tượng hưu trí và các đối tượng khác.
Đối với khu vực công, quan trọng nhất là xoá bỏ mức lương cơ sở, đây là cái gốc, trả lương theo vị trí việc làm, ban hành 5 thang bảng lương.
Với khu vực doanh nghiệp nhà nước, hiện có tình trạng doanh nghiệp thua lỗ, công nhân không có thu nhập nhưng người quản lý lương rất cao, vì họ ăn bảng lương hoàn toàn khác với người lao động.
Do đó, tới đây Nhà nước bỏ thang bảng lương, chỉ can thiệp ban hành cho mức lương tối thiểu.
"Thang bảng lương cứ ba năm tăng một lần thì dẫn tới thực trạng chị tạp vụ lương rất cao, trong khi anh kỹ sư ra trường lương rất thấp", ông Dung nói.
Nếu không cùng kiềm chế lạm phát thì tăng lương không ý nghĩa
Tham gia thảo luận tổ về nội dung này, đại biểu Quốc hội Vũ Lưu Mai (đoàn Hà Nội) cho biết, điểm nhấn 2024 là tăng lương thực hiện Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị, hiện nay Chính phủ đã đưa ra đề án cải cách tiền lương và trình Quốc hội thông qua.
Bo truong Dao Ngoc Dung: Den thoi diem khong the khong cai cach tien luong-Hinh-2
 Đại biểu Quốc hội Vũ Lưu Mai (đoàn Hà Nội) cho rằng cần phải kiềm chế lạm phát cùng với tăng lương.
"Theo đề án này, lương của cán bộ công chức và lực lượng liên quan sẽ tăng từ 1/7/2024. Tuy nhiên, cần lưu ý tới việc kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tăng lương. Bởi mỗi lần tăng lương, kể cả đối với người nghỉ hưu thì có tác động tiêu cực về lạm phát, giá cả tăng theo", bà Mai nói.
Dẫn báo cáo của Tổng cục Thống kê thì chỉ riêng năm 2023 (tính 4 tháng) có đến 32% các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi giá cả tăng cao, bà Mai cho rằng, nếu tăng lương không kèm theo các biện pháp kiềm chế lạm phát thì ý nghĩa của tăng lương cũng không được bảo đảm.
Trong bối cảnh ngân sách còn có chừng mực thì tăng lương là cả một cố gắng, tuy nhiên, việc tăng lương cần thực chất, không cào bằng.
"Theo Nghị quyết 27, khi tăng lương thì không còn khoản phụ cấp khác, chúng tôi cho rằng Chính phủ cần lưu ý, để làm sao khi không còn phụ cấp thì người đang có thu nhập từ phụ cấp không bị ảnh hưởng. Đi cùng với tăng lương thì phải tinh giản biên chế, để làm sao bộ máy của chúng ta thực sự có hiệu quả", bà Mai nói.
>>> Mời quý độc giả xem video: "Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình cuối phiên họp ngày 31/5":
(Nguồn: Truyền hình Quốc hội)

VUSTA lấy ý kiến của trí thức trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Ngày 2/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp tổ chức Hội nghị "Lấy ý kiến của trí thức KH&CN trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV".

VUSTA lấy ý kiến của trí thức trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
Tham dự Hội nghị, về phía các cơ quan Trung ương, có bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ); ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; bà Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; bà Nguyễn Thị Thúy Ngần, Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội.
VUSTA lay y kien cua tri thuc truoc ky hop thu 6, Quoc hoi khoa XV
 Quang cảnh Hội nghị "Lấy ý kiến của trí thức khoa học và công nghệ trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV".
Về phía VUSTA, có TSKH Phan Xuân Dũng. Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch VUSTA; TS Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch VUSTA; ông Nguyễn Quyết Chiến, Tổng Thư ký VUSTA.

Lý do Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm ngay đầu Kỳ họp thứ 6

Một trong những nội dung quan trọng của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV là Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn.

Lý do Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm ngay đầu Kỳ họp thứ 6
Chiều 19/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV.
Ly do Quoc hoi lay phieu tin nhiem ngay dau Ky hop thu 6
 Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội trả lời phóng viên về việc lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. 
Trả lời phóng viên về việc lấy phiếu tín nhiệm ngay đầu kỳ họp, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, đánh giá cán bộ là việc làm suốt từ đầu nhiệm kỳ cho đến nay, do đó, việc lấy phiếu tín nhiệm ngay đầu kỳ họp là điều rất bình thường. Bên cạnh đó, những chức danh được bầu và phê chuẩn từ 1/1/2023 (trong năm lấy phiếu tín nhiệm) không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm.

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể vào sáng 23/10

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 6 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội vào sáng 23/10/2023.

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể vào sáng 23/10
Thứ Hai, ngày 23/10/2023, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới 2025 và hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí.
Quân đội nhân dân Việt Nam- Niềm tự hào dân tộc

Quân đội nhân dân Việt Nam- Niềm tự hào dân tộc

Báo Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm với tiêu đề "QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC".
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế TW

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế TW

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Ban Kinh tế TW phải hình thành một cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu của Đảng về kinh tế - xã hội, kế thừa những thành tựu đã có và phát triển lên tầm cao mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chậm trễ được nữa

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chậm trễ được nữa

Theo Tổng Bí thư, Trung ương đã vạch ra một số nhiệm vụ cấp bách, đã triển khai và cả hệ thống chính trị, toàn dân ủng hộ. "Không chậm trễ được nữa, để lỡ thời cơ cũng là có lỗi với đất nước và nhân dân...".
Tuyên bố chung Việt Nam- Bulgaria

Tuyên bố chung Việt Nam- Bulgaria

Việt Nam - Bulgaria đã ra Tuyên bố chung khẳng định các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và nhu cầu.
Dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm

Dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm

Thủ tướng đề nghị rà soát lại dự án luật theo tinh thần đổi mới, phân cấp, quản lý theo quy luật thị trường, khuyến khích đổi mới sáng tạo, dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm.