231 cái tát HS: Bệnh thành tích biến “mẹ hiền” thành “quỷ dữ”

(Kiến Thức) - 231 cái tát mà một em học sinh phải hứng chịu do cô giáo bị “áp lực thi đua” là 231 cái tát giáng thẳng vào những nỗ lực mà ngành giáo dục đã triển khai, chấn chỉnh bệnh thành tích trong thời gian qua.

231 cái tát HS: Bệnh thành tích biến “mẹ hiền” thành “quỷ dữ”
Vụ việc cô giáo ở trường THCS Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) ép các học trò của mình phải tát bạn đến 230 cái rất mạnh và chính cô giáo cũng dành một cái tát “chốt hạ” khiến một em học sinh non nớt phải nhập viện đang gây phẫn nộ trong dư luận cả nước.
Từ những bậc phụ huynh đến các thầy cô giáo đồng nghiệp trên cả nước và ngay cả lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng khó có thể hình dung một cô giáo có thể hành động như vậy. Bởi trên thế giới cũng không có một thầy cô giáo nào bắt học sinh phải hứng chịu đến 231 cái tát.
Ngay Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa khi trao đổi với báo chí cũng phải thốt lên rằng: “Không thể chấp nhận việc cô giáo phạt học sinh 231 cái tát”. Bởi đó, không chỉ là bạo lực trong học đường mà hành vi của cô giáo đã đạt đến tột cùng của cái ác ngay trong môi trường giáo dục dạy các học sinh đạo đức đến làm người.
231 cai tat HS: Benh thanh tich bien “me hien” thanh “quy du”
 Trường THCS Duy Ninh. Ảnh: Zing.vn
Dư luận còn choáng váng hơn khi giải thích cho hành động của mình, cô giáo nói rằng “do nóng giận và một phần vì áp lực thi đua”. Rõ ràng đây là biểu hiện của căn bệnh thành tích trong giáo dục vốn tồn tại trầm kha dù ngành giáo dục đã phải phát động phong trào nói không với bệnh thành tích trong giáo dục nhiều năm qua.
Bệnh thành tích xuất phát từ việc các trường bị khống chế bằng các chỉ tiêu để xếp loại trường. Nhà trường muốn có danh hiệu tạo áp lực lên giáo viên và các thầy cô giáo vì muốn có thành tích cá nhân nên bất chấp mọi thủ đoạn, nhẹ thì bắt học sinh phải học tập nhiều, kể cả phải đi học thêm, nặng hơn thì sử dụng bạo lực như việc cô giáo ép học sinh trong lớp tát bạn đến hơn 200 cái và bản thân mình cũng tham gia tát học sinh chỉ để “răn dạy” vì em học sinh dám nói bậy. Ngay chính các bậc phụ huynh cũng nhìn vào trường có nhiều thành tích để đua nhau cho con theo học.
Bệnh thành tích nặng nề đến mức, sự việc cô giáo chỉ đạo tát học sinh 231 cái đến mức phải nhập viện, nhưng khi trao đổi với báo chí, chính cô giáo Phạm Thị Lệ Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh xin báo chí đừng lên tiếng vì trường sắp được công nhận danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia mức độ II. Bởi theo nữ hiệu trưởng: “Nếu chỉ vì hành động sai trái của một cá nhân thì toàn bộ công sức của tập thể nhà trường sẽ đổ xuống sông, xuống biển”.
Một hiệu trưởng nhà trường biết rõ hành vi vi phạm của cô giáo nhưng vẫn muốn báo chí phải im lặng vì thành tích của nhà trường thì không khó để lý giải vì sao một học sinh phải hứng chịu đến 231 cái tát từ chính những bạn cùng lớp, thậm chí chính từ bàn tay cô chủ nhiệm mà em xem như “mẹ hiền”.
Dư luận đặt ra câu hỏi đến bao giờ ngành giáo dục có giải pháp để ngăn chặn bệnh thành tích trong giáo dục? Đến bao giờ các trường không vì thứ thành tích không có giá trị thực tiễn để không tạo áp lực lên các giáo viên và các em học sinh không phải gánh chịu hậu quả của căn bệnh trầm kha này?
Có thể dễ dàng lý giải, việc một học sinh bị bạn tát đến hơn 200 cái nằm ở chính tư duy, nhận thức của giáo viên. Nhưng rất khó hiểu khi bước chân vào môi trường sư phạm, cô giáo đã được đào tạo bài bản về đạo đức của nhà giáo mà vẫn vi phạm đạo đức khi áp dụng phương pháp phản giáo dục sử dụng hình phạt nặng nề để kỷ luật một em học sinh vi phạm theo kiểu “luật rừng” chứ không phải các quy chuẩn sư phạm.
Rất tiếc những hành vi phản giáo dục, vi phạm đạo đức nhà giáo của cô giáo trường THCS Duy Ninh lại diễn ra ít ngày khi cả xã hội tôn vinh các thầy cô giáo. Sự tôn vinh các thầy cô giáo bởi đây là ngành đặc thù không chỉ dạy dỗ các em học sinh kiến thức mà còn dạy dỗ các em đạo đức để làm người.
Đáng buồn các em sau này có thể thành người tốt hay không khi chập chững ngồi trên ghế nhà trường đã được thầy cô dạy dỗ phải sử dụng bạo lực với chính người bạn của mình khi bạn mắc lỗi? Làm sao có thể hướng thiện các em học sinh, khi chính những cái tát vào mặt bạn ấy sẽ ngấm vào tư duy các em. Điều đó thật nguy hiểm khi đầu ra của giáo dục chính là những con người quyết định cho sự hưng thịnh hay tồn vong của một quốc gia, dân tộc.
Ngay trong môi trường sư phạm, bạo lực và cái ác vẫn tồn tại thì cũng quá dễ để lý giải vì sao xã hội ngày càng gia tăng những vụ án mạng thương tâm khi con giết cha, vợ giết chồng, ngày ngày đều xảy ra những vụ án mạng , những vụ hỗn chiến rùng rợn...
Dù bất kể nguyên nhân gì cũng không thể chấp nhận những cô giáo vốn được xem như “mẹ hiền” lại sử dụng bạo lực để dạy dỗ học sinh như việc cô giáo chỉ đạo tát học sinh hàng trăm cái hay như ép học sinh phải súc miệng bằng nước giẻ lau? Bởi một xã hội văn minh không thể chấp nhận được cái ác tồn tại trong ngành giáo dục. Đau xót hơn 231cái tát kia đã biến cô giáo từ “mẹ hiền” thành quỷ dữ và là nỗi ám ảnh cả đời với các em học sinh.
Ngành giáo dục cần những cô giáo như mẹ hiền chứ không cần những “cô giáo như quỷ dữ” đã đến lúc phải loại ngay những trường hợp trên ra khỏi ngành giáo dục kể cả những trường hợp vì thành tích mà muốn ỉm đi sự việc như hành động của chính nữ hiệu trưởng nhà trường.

Bạo lực học đường vì chuyện yêu: Vấn đề tính dục

Nữ thông qua hành động bạo lực học đường để thu hẹp khoảng cách cạnh tranh về mặt tình dục.

Bạo lực học đường vì chuyện yêu: Vấn đề tính dục
Thạc sĩ tâm lý Ngô Toàn (Hà Nội) chia sẻ với Dân Việt quan điểm về bạo lực học đường sau khi clip quay nữ sinh Huế bị bạn đánh hội đồng gây xôn xao.
Bao luc hoc duong vi chuyen yeu: Van de tinh duc
Nữ sinh H bị nhóm nữ sinh cùng khối đánh đập, chửi bới thậm tệ. Nơi xảy ra là trường THCS Trần Phú, Huế. Ảnh cắt từ clip. 
Ông nhận định thế nào về những vụ bạo lực học đường diễn ra ngày càng dã man trong thời gian gần đây?
- Thạc sĩ tâm lý Ngô Toàn: Nói về bạo lực học đường, tôi nhấn mạnh đến quan niệm bắt nạt. Dẫu khác biệt từ góc nhìn của phụ huynh, học sinh, thầy cô giáo, chuyên viên tâm lý, hay nhà làm luật thì việc bắt nạt luôn để lại nhiều hậu quả tiêu cực do hành động lặp đi lặp lại của kẻ gây nên sự vụ.
Cần khẳng định, thực tế đời sống học đường, sự bắt nạt khởi tạo nguy cơ sức khỏe tâm thần nghiêm trọng có thể dẫn tới các rối loạn lo âu, trầm cảm, hạ thấp lòng tự tin, thậm chi khiến nạn nhân lựa chọn tự sát để kết thúc những đau đớn kéo dài cả về thể xác lẫn tâm trí.
Theo ông, những nguyên nhân gì khiến việc đánh đập bạn bè ngày càng trở thành “cơm bữa”?
- Các em có thể đánh bạn vì bất cứ lý do gì. Quá xinh đẹp “thu hút” hết sự chú ý của bạn nam: đánh. Béo phì nhìn “xấu đội hình của lớp”: mạt sát, giật tóc, cấu véo. Học giỏi khiến thày cô hay “dẫn chứng” so sánh: đánh… Không ngoan, không nghe lời: đánh… Chỉ cần có lý do “không thuộc về đám đông” thì các em đều bị bạn bè bắt nạt. Thậm chí chỉ là trông kỳ cục, chướng tai gai mắt.
Lứa tuổi các em cũng dễ đánh nhau để tăng “tính hấp dẫn giới tính”. Các em nam đánh nhau để tạo độ quyến rũ và hấp dẫn đối với bạn nữ. Còn nữ lại thông qua hành động làm nhục (thường về hình thể bên ngoài) như đồn thổi ác độc và cô lập xã hội bạn cùng giới để thu hẹp khoảng cách cạnh tranh về mặt tính dục. Thực tế, các cô gái mới lớn xinh đẹp rất dễ trở thành nạn nhân của bắt nạt xã hội hơn.
Bao luc hoc duong vi chuyen yeu: Van de tinh duc-Hinh-2
Thạc sĩ tâm lý Ngô Toàn. 

Học sinh tự tử vì bạo lực học đường: Đừng thờ ơ!

Vụ nam sinh lớp 8 ở Yên Bái tự tử sau khi bị bắt quỳ giữa đường một lần nữa cho thấy nỗi đau do bạo lực học đường gây ra.

Học sinh tự tử vì bạo lực học đường: Đừng thờ ơ!
Thời gian qua, nhiều clip đánh hội đồng bạn liên tiếp được chia sẻ trên mạng xã hội. Không ít học sinh đã bị đuổi học nhưng xem ra "trào lưu" đánh bạn giữa đường quay clip đưa lên mạng để "kể thành tích" chưa giảm. Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của nhiều gia đình, nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội.

Ông bố dạy con làm “hổ báo” khi đến trường

Đoạn video cung cấp cho mọi người có cái nhìn thấu đáo hơn về phương pháp mà các vị phụ huynh giáo dục con em mình trước ảnh hưởng từ bạo lực học đường. 

Ông bố dạy con làm “hổ báo” khi đến trường
Video: Ông bố dạy con làm “hổ báo” khi đến trường:

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới