![]() |
Ông Josep Borrell. Ảnh: RT. |

![]() |
Ông Josep Borrell. Ảnh: RT. |
Bối cảnh kinh tế toàn cầu đã được định hình lại đáng kể bởi ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra từ tháng 2/2022. Tác động của sự kiện này đã lan tỏa đến mọi quốc gia trên thế giới. Trong đó, Mỹ và Hàn Quốc là những quốc gia được hưởng lợi lớn khi có nhiều đơn đặt hàng mua vũ khí cao cấp; những nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu ở Trung Á và vùng Vịnh Ả Rập cũng đã gặt hái được rất nhiều lợi ích từ việc giá dầu tăng vọt.
Trái ngược hoàn toàn với những quốc gia trên, các thành viên của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Đức đang bước vào giai đoạn kinh tế gặp khó khăn nghiêm trọng. Việc mất khả năng tiếp cận thị trường Nga đối với các loại hàng xuất khẩu và việc Nga đột ngột ngừng cung cấp nguồn năng lượng rẻ tiền đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế của Đức.
Một số chuyên gia còn cho rằng, kinh tế châu Âu càng thêm khó khăn là do mất đi những khoản tiền khổng lồ từ giới tài phiệt Nga đã đầu tư vào các nền kinh tế châu Âu trong suốt ba thập kỷ qua. Khi thị trường châu Âu suy yếu, Trung Quốc, Israel và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất đang cạnh tranh để mở rộng thị phần của họ trên thị trường hàng tiêu dùng Nga.
“Châu Phi thứ hai”
Các nhà phân tích của tạp chí Military Watch gọi Nga là "châu Phi thứ hai" của châu Âu trong giai đoạn hậu Xô Viết, Nga đã cung cấp cho các thành viên EU tài nguyên thiên nhiên giá rẻ, nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời Nga cũng là thị trường tiêu thụ hàng đầu cho các sản phẩm xuất khẩu của EU và là chìa khóa cho sự thịnh vượng của lục địa khan hiếm tài nguyên này.
![]() |
Xe tăng Leopard 2A6 của Đức bị tiêu diệt ở Ukraine vào tháng 6 năm 2023 |