Chậm đóng 1,4 tỷ tiền BHXH, Kos làm ăn sao?

Luỹ kế cả năm 2024, doanh thu bán hàng của Kosy đạt 1.439 tỷ đồng, tăng nhẹ so với 1.316 tỷ đồng của năm 2023. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 26,3 tỷ đồng.

Mới đây, Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội công bố danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 1 tháng trở lên trên địa bàn thành phố tháng 1/2025 (số liệu tính đến hết ngày 31/1/2025 theo C12-TS lấy ngày 5/2/2025).
Trong danh sách trên, Công ty cổ phần Kosy (Kosy Group, mã KOS, sàn HoSE) có 16 tháng chưa đóng bảo hiểm cho người lao động số tiền là 1,44 tỷ đồng.
Về Công ty cổ phần Kosy, tra cứu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy, Kos được thành lập vào tháng 3/2008, đăng ký địa chỉ trụ sở tại B6-BT5, khu đô thị mới Mỹ Đình 2, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Ngành nghề đăng ký kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp là ông Nguyễn Việt Cường.
Cham dong 1,4 ty tien BHXH, Kos lam an sao?
Ảnh minh họa. 
Về tình hình kinh doanh, theo Thương gia Online, quý IV/2024, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Kosy đạt 435,5 tỷ đồng, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2023. Giá vốn hàng bán tăng 28,01%, tương ứng số tiền 87.272.136.720 đồng.
Lợi nhuận sau thuế quý 4 của Kosy ghi nhận ở mức 1,7 tỷ đồng giảm 60% so với cùng kỳ năm trước đó (giảm 2,6 tỷ đồng). Trong kỳ, chi phí tài chính của công ty giảm 22,9% xuống còn 24 tỷ đồng; chi phí bán hàng giảm 55% về mức 2,4 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm còn 8,5 tỷ đồng.
Luỹ kế cả năm 2024, doanh thu bán hàng của Kosy đạt 1.439 tỷ đồng, tăng nhẹ so với con số 1.316 tỷ đồng của năm 2023. Sau khi trừ đi tất cả các chi phí, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 26,3 tỷ đồng, tăng hơn 5 tỷ đồng so với năm 2023.
Tính đến ngày 31/12/2024, tổng tài sản của Kosy ở mức 4.842 tỷ đồng, tăng 90 tỷ đồng so với hồi đầu năm.

Sẽ cấm xuất cảnh với chủ doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội?

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất bổ sung chế tài phong toả hoá đơn, hoãn xuất cảnh với chủ doanh nghiệp nợ BHXH từ 12 tháng trở lên.

Theo BHXH Việt Nam, hết năm 2022, cả nước có hơn 30.000 doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN thuộc diện đã giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn nên khó thu hồi. Tổng số tiền còn nợ hơn 4.048 tỷ đồng (cả gốc và lãi) của trên 213.300 người lao động.
Việc xử lý số tiền nợ BHXH kể trên để đảm bảo các quyền lợi cho người lao động gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có quy định trong các luật liên quan.
Đặc biệt, trong số tiền doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN của người lao động, có một phần được trích từ tiền lương hàng tháng của người lao động nhưng không nộp đầy đủ.
Tổng số tiền doanh nghiệp đã trừ lương hàng tháng của người lao động để đóng các khoản BHXH khoảng 10,5% trên tổng số lương tháng. Trong đó có 8% vào quỹ BHXH, 1,5% vào quỹ BHYT và 1% vào quỹ BHTN.
Do doanh nghiệp còn nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN của người lao động, nên khi lao động nghỉ việc không được chốt sổ để hưởng các quyền lợi bảo hiểm theo quy định như lương hưu, chế độ BHXH một lần, trợ cấp thất nghiệp...
Se cam xuat canh voi chu doanh nghiep no, tron dong bao hiem xa hoi?
Doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động. Ảnh minh hoạ: Trần Chung
Để ngăn chặn tình trạng nợ, trốn đóng BHXH của doanh nghiệp, BHXH Việt Nam đề xuất Bộ LĐ-TB&XH một số giải pháp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động bị nợ BHXH, BHYT, BHTN nhưng doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn.
Theo đó, BHXH Việt Nam đề xuất, cho phép giải quyết chế độ lương hưu với người lao động có thời gian thực đóng BHXH từ 20 năm trở lên (không gồm thời gian đang nợ BHXH) và tới tuổi nghỉ hưu.
Trường hợp người lao động có phần đã đóng BHXH từ đủ 10 năm trở lên (không gồm phần còn nợ) đã tới tuổi nghỉ hưu, cho phép đóng BHXH tự nguyện một lần cho số năm còn thiếu để hưởng lương hưu.
Khi có phương án giải quyết số tiền còn nợ BHXH, sẽ tính bù thời gian tham gia BHXH cho người lao động và điều chỉnh mức lương hưu.
Về chế độ BHXH một lần, ốm đau, thai sản, tử tuất, BHXH Việt Nam đề xuất được giải quyết theo quy định hiện hành tính trên phần thời gian người lao động đã đóng BHXH (không gồm thời gian còn nợ).
Với thời gian người lao động bị nợ BHXH, khi có chính sách, hoặc nguồn tài chính khác để đóng bù sẽ giải quyết chế độ bổ sung.
Để tránh tình trạng nợ kéo dài, doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn khó thu hồi, trong Dự thảo Luật BHXH sửa đổi mới nhất, Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất ngoài chế tài thu hồi và tính lãi tiền chậm đóng BHXH, khởi kiện ra toà, khởi tố hình sự (như Luật BHXH hiện hành) thì cần bổ sung thêm một số chế tài như: Cơ quan có thẩm quyền có thể tuyên bố ngừng sử dụng hóa đơn (phong tỏa hóa đơn) với đơn vị nợ BHXH từ 6 tháng trở lên (tương tự chế tài với doanh nghiệp nợ thuế); hoãn xuất cảnh với chủ doanh nghiệp nợ BHXH từ 12 tháng trở lên.

Rút BHXH một lần: Thiệt thòi quá lớn cho người lao động

Rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, người lao động sẽ mất đi cơ hội được cấp thẻ BHYT miễn phí; số tiền nhận về rất thấp; khi về già người lao động không có lương hưu và mất nhiều quyền lợi an sinh xã hội khác...

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV ngày 6/6, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần được nhiều đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng cần sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng không hạn chế quyền mà tăng quyền lợi cho người đóng. 

Hối hận vì rút BHXH 1 lần

Trong khi không ít người mong muốn được đóng BHXH để nhận lương hưu và được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) chăm sóc tuổi già, thì hiện nay, một số lao động trẻ lại đi rút BHXH một lần, tự mình đánh mất “của để dành” quý giá để sống an vui trong tương lai.
Ở tuổi 65, bà Nguyễn Thị Loan (Hai Bà Trưng, Hà Nội), không có lương hưu, không có trợ cấp, mọi khoản chi tiêu trông chờ vào tiền bán trà đá vỉa hè. Bà Loan từng có thời gian làm công nhân cho một công ty thực phẩm rồi chọn nghỉ việc theo chế độ 176 (nghỉ việc nhận các chế độ trợ cấp một lần). Khoản tiền mấy chục triệu nhận "một cục" thời đó được dùng sửa sang lại nhà cửa, mua chiếc xe đạp và sắm bàn ghế, đồ đạc mở quán trà đá vỉa hè. Đợt Covid-19, cả năm trời cấm bán hàng, khách cũng ít, thu nhập không có, bà Loan lại nhiều bệnh lặt vặt, ngày ngày sống trong lo lắng. Nhìn bạn bè, hàng xóm lĩnh lương hưu hằng tháng, bà Loan ước giá mình đừng lựa chọn về "một cục".

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá vàng hôm nay 25/02: Vàng nhẫn tăng vọt?

Giá vàng hôm nay 25/02: Vàng nhẫn tăng vọt?

Giá vàng hôm nay 25/02 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.