Tại sao khống chế trần đóng bảo hiểm xã hội?

Quy định mức đóng BHXH cao nhất bằng 20 lần lương cơ sở nhằm giảm chênh lệch lương hưu giữa lãnh đạo và người lao động, trong khu vực Nhà nước và tư nhân, không tạo ra chênh lệch mức hưởng quá cao giữa những người tham gia BHXH.

Tại sao khống chế trần đóng bảo hiểm xã hội?
Theo quy định tại Điều 85, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, mức đóng của người lao động tham gia BHXH bắt buộc được quy định rõ: Người lao động hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tuy nhiên, Khoản 3, Điều 89 Luật BHXH năm 2014 cũng quy định mức trần tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc như sau: Trường hợp tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH chỉ bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Thông tin từ BHXH Việt Nam, cả nước có khoảng 3,4 triệu người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH với mức hưởng bình quân 4,6 - 5,6 triệu đồng mỗi tháng. Trong đó có 471 người hưởng trên 20 triệu đồng/tháng trở lên (chiếm tỷ lệ 0,013%). Người hưởng cao nhất nước hiện sống tại TPHCM với mức lương hưu 124,7 triệu đồng. Nhóm hưởng cao đều là lãnh đạo công ty tư nhân, liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Tai sao khong che tran dong bao hiem xa hoi?
 Tại sao khống chế trần đóng bảo hiểm xã hội? (ảnh minh họa: Internet).
Trao đổi trên báo Vnexpress, một lãnh đạo ngành BHXH cho biết trước năm 2008 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 không khống chế trần đóng BHXH bắt buộc nên nhiều người chọn đóng theo thu nhập, thậm chí bằng ngoại tệ khi quy đổi ra tiền Việt tới 200 triệu đồng. Sau giai đoạn trên, những người này tiếp tục đóng ở mức tối đa nên hưởng lương hưu cao. Việc không có trần đóng BHXH bắt buộc khiến mức đóng chênh lệch nhiều lần, tạo khoảng cách lớn về lương hưu giữa lãnh đạo doanh nghiệp với người lao động, khu vực Nhà nước với khối tư nhân. Đặc biệt công chức, viên chức Nhà nước vẫn đóng trên nền tiền lương cơ sở nhân với hệ số nên tiền lương hưu không cao.
Để rút ngắn khoảng cách trên, khi sửa đổi Luật BHXH 2006, các cơ quan thống nhất ra quy định khống chế trần tiền đóng BHXH hàng tháng bằng 20 lần mức lương cơ sở (hiện tại khoảng 29,8 triệu đồng).
“Khống chế trần đóng nhằm điều chỉnh chênh lệch lương hưu cao - thấp, phù hợp với thu nhập và mức sống trung bình của toàn xã hội, không phải vì lo ngại ảnh hưởng tới quỹ hưu trí. Vì trên thực tế, những người này cũng đã đóng khoản tiền rất cao vào quỹ”, lãnh đạo ngành BHXH giải thích.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Phạm Minh Huân cho biết, hưu trí dựa trên đóng góp vào Quỹ BHXH là tầng an sinh cơ bản nên tiền đóng ở mức vừa phải để lương hưu không chênh lệch quá lớn.
Ngoài khống chế trần đóng, cơ quan quản lý khi ấy cũng nhìn ra thực tế mỗi lần điều chỉnh lương hưu với tỷ lệ chung sẽ ngày càng tạo ra khoảng cách lớn.
Nguyên Thứ trưởng Phạm Minh Huân lấy ví dụ, nếu điều chỉnh 10% trên mặt bằng lương hưu bình quân 4 triệu đồng, tiền tăng thêm là 400.000 đồng mỗi tháng mỗi người. Nhưng với người lương hưu cao 100 triệu đồng chẳng hạn, số tiền tăng thêm là 10 triệu đồng.
Bên cạnh ưu điểm, việc khống chế trần đóng BHXH bắt buộc cũng tạo bất cập khi người thu nhập cao không thể đóng vượt trần để nâng tiền lương hưu mức cao dù rất mong muốn, nhất là người làm việc ngoài Nhà nước, lãnh đạo doanh nghiệp hoặc người có trình độ. Vì vậy, Luật BHXH 2014 có thêm chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung để người có nhu cầu đóng cao hơn được chuyển sang tầng này.
Theo đó, bảo hiểm hưu trí bổ sung chính thức triển khai từ năm 2018. Cơ chế tạo lập quỹ từ sự tự nguyện đóng góp của lao động và chủ sử dụng dưới hình thức tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định. Nhà nước không hỗ trợ đóng góp, không đảm bảo về kết quả đầu tư và mức chi trả mà chỉ khuyến khích phát triển thông qua ưu đãi về thuế.
Bộ Tài chính hiện cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện cho 4 doanh nghiệp. Các công ty này đang vận hành 5 quỹ hưu trí bổ sung với 890 người tham gia, tài sản ròng 84,6 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, đây là chính sách tự nguyện nên cần thời gian để doanh nghiệp lẫn lao động nắm bắt thông tin. Chính sách thuế với người tham gia đóng góp chưa thực sự ưu đãi nên triển khai chậm, chưa hấp dẫn.
Tại dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng, thực hiện từ ngày 1/7/2023, Bộ LĐTB&XH đề xuất 8 nhóm đối tượng được tăng lương hưu, trợ cấp năm 2023, mức tăng thêm 12,5 - 20,8% tùy từng nhóm đối tượng. Theo tính toán của Bộ LĐTB&XH, dự kiến có khoảng 3,4 triệu người được điều chỉnh tăng lương hưu theo phương án trên.

Từ năm 2022 trở đi, đóng bao nhiêu năm BHXH được nhận lương hưu tối đa 75%?

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng lương hưu tối đa là 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Từ năm 2022 trở đi, đóng bao nhiêu năm BHXH được nhận lương hưu tối đa 75%?
Tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu, có phải đóng thêm BHXH?

Tiền lương là căn cứ để đóng BHXH. Vì vậy, khi tiền lương cơ sở tăng lên thì mức đóng BHXH của người lao động và doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo.

Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu, có phải đóng thêm BHXH?
Tang luong co so len 1,8 trieu, co phai dong them BHXH?
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường - Ảnh: Quochoi.vn 
Chiều ngày 20/10, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội chưa thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2023, nhưng từ ngày 1-7-2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Riêng điều chỉnh tăng phụ cấp nghề với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở dự kiến thực hiện từ 1-1-2023. Điều mà dư luận quan tâm là tăng lương cơ sở thì mức đóng BHXH có tăng lên và tiền lương hưu sau này có tăng thêm.   Theo Luật sư Nguyễn Tuấn Long (Hội Luật sư TP HCM) Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm: Mức lương; Phụ cấp lương; Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Hàng tháng, người lao động và người sử dụng lao động phải trích một phần quỹ lương để đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Doanh nghiệp đóng theo tỷ lệ 21,5% hoặc 21,3% quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động, người lao động đóng tổng cộng 10,5% tiền lương tháng đóng BHXH. Ví dụ, tiền lương tính đóng BHXH hàng tháng là 5.000.000 đồng/tháng thì mức trích đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động 525.000 đồng/tháng. Và doanh nghiệp phải đóng gần 1,2 triệu đồng. Khi tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng thì khi đó lương người cán bộ, công chức, viên chức tăng 20,8%, có nghĩa khoản đóng BHXH bắt buộc của họ cũng tăng 20,8% so với khoản đóng trước khi tăng.

Mặc dù tiền lương, tiền phụ cấp, các khoản thu nhập khác được xem là căn cứ để đóng BHXH. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp, công ty  "lách luật" bằng cách tách bảng lương với các khoản phụ cấp, khoản thưởng để giảm mức đóng BHXH.

Tiền đóng bảo hiểm xã hội thay đổi ra sao khi tăng lương từ 1/7/2023?

Khi tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023 mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), trần lương đóng BHXH bắt buộc, mức hưởng lương hưu… đều sẽ thay đổi.

Tiền đóng bảo hiểm xã hội thay đổi ra sao khi tăng lương từ 1/7/2023?
Ngày 11/11, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, từ ngày 1/7/2023, cả nước thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1.800.000 đồng/tháng, tăng 20,8% so với hiện hành (1.490.000 đồng/tháng).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.