Ngày 7/10, hàng nghìn người xếp hàng ngay ngắn vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu. Ai nấy đều kính cẩn nghiêng mình. Nhiều người rơi nước mắt, những người khác cũng trong cảnh nước mắt đỏ hoe.
Đứng lặng lẽ trước ngôi nhà Đại Tướng, một người lính già lặng lẽ đọc “điếu văn” khiến những người chứng kiến ai ai cũng rơi lệ. Ông tên là Phùng Trọng Hưng 83 tuổi, nhà C4 tổ 32 thị trấn Đông Anh, Hà Nội, từng là người lính chiến đấu tại Tiểu đoàn 314, đoàn 74 lục quân, tham gia đánh trận Đờ - Cát từ năm mới 24 tuổi.
Ông Hưng rưng lệ chia sẻ: "Với những người khoác lên mình chiếc áo bộ đội giống tôi thì Đại tướng như là một người cha, một người anh cả, bác mất là như bố mẹ chúng tôi mất".
Ông Hưng, người lính già đang đọc "điếu văn" |
Theo lời ông Hưng, khi nghe tin Đại Tướng Võ Nguyên Giáp mất, mấy ngày nay ông Hưng luôn trong tình trạng bần thần. Ông Hưng đã mang những bài thơ, những bài điếu văn dành tặng cho Bác.
Ông vốn xuất thân tiểu đoàn 314, bộ đội Điện Biên Phủ anh hùng, được vinh dự là bộ đội đánh trong trận Điện Biên Phủ dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đại tướng. Tuổi đã cao nhưng phong thái của anh bộ đội cụ Hồ năm xưa vẫn còn in đậm trong cụ, những chia sẻ của cụ về những lần được gặp Bác, được cùng liên hoan với Bác ở Điện Biên Phủ, được Bác ân cần hỏi thăm, được đông đảo những người đứng viếng lắng nghe, trong khóe mắt cụ thi thoảng lại có những giọt nước mắt chỉ còn trực để rơi xuống.
Đó chỉ là những tâm sự của hàng ngàn cựu chiến binh, những thanh niên xung phong, những cô du kích năm xưa. Họ khoác lên mình chiếc áo xanh bộ đội thấm đẫm mồ hôi và nước mắt khi đúng trước nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để nhìn Bác lần cuối, người Anh cả của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Cùng đó, cũng có rất nhiều các cựu chiến binh từ nhiều tỉnh đổ về dâng hoa, thắp hương viếng lễ tang.
Nhiều người lính năm xưa xếp hàng vào viếng Đại tướng |
"Tất cả chúng tôi đúng tôi đều là lính của Bác, đều là anh em trong một gia đình, không phân biện đơn vị cấp bậc và Bác luôn luôn là một người Anh cả, một người cha của tất cả những người đã khoác lên mình chiếc áo lính như chúng tôi", một cựu chiến binh phường Điện Biên Phủ (Hà nội) quả quyết.
Những người lính năm xưa đều tụ họp ở đây để tiễn đưa một người vĩ đại như Đại tướng, với chiếc khăn tay nhỏ, thi thoảng lại gạt nước mắt những người phụ nữ thanh niên xung phong phường Liễu Giai (Ba đình, Hà nội) cũng chung một dòng tâm trạng "chúng tôi rất đau buồn khi biết tin Bác mất, biết tuổi Bác đã cao và năm viện suốt 4 năm nay nhưng tôi vẫn không thể kìm được nước mắt khi đứng đợi ở đây".
Những người lính năm xưa nay tuổi cũng đã cao, có những người lính đã để lại một phần cơ thể mình tại chiến trường, người mất đi đôi mắt, người thì đã để lại đôi chân cắp cho mình một chiếc nạn cũng bùi ngùi để viếng thăm Đại tướng.
Những bài thơ nghệch ngoạc nhưng tràn đầy cảm xúc |
Bác Hùng đến từ huyện Kim Thành (Hải Dương) thì lại mang những bức ảnh họ được vinh dự chụp chung với Đại tướng cho biết: "Trước đây là chủ tịch Hồ Chí Minh mất, lúc đó Bác mới học lớp 5, nay nỗi đau lặp lại khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, những người anh hùng trong bác đã rời xa Bác, như cha mẹ bác mất".
Không chỉ những người lính năm xưa mới khóc, những thanh niên, sinh viên cũng rơi lệ trước một con người như bác. Đến đây, họ được những người lính năm xưa kể lại những kỉ niệm về Bác, họ được tìm hiểu thêm về một con người vĩ nhân như đại tướng. Bạn Lê Xuân (HV Hành chính Quốc gia) chia sẻ: "Tôi đã khóc rất nhiều khi Bác mất. Tôi chỉ biết Bác qua sách vở nhưng khi đứng đây, được nghe trực tiếp về những câu chuyện về Bác tôi càng khâm phục bác hơn".