Xuất hiện thầy đồ nhìn từ điển vẫn… không viết được chữ

Có thầy đồ, mặc dù đã cho đề trước, cho xem từ điển để học chữ nhưng khi vào phòng thi thì xin ra vì… không viết nổi.

Xuất hiện thầy đồ nhìn từ điển vẫn… không viết được chữ
Chiều 25/1, Sở VH-TT Hà Nội và Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học (VHKH) Văn Miếu - Quốc Tử Giám triển khai kế hoạch tổ chức Hội chữ Xuân Bính Thân 2016 tại khu vực hồ Văn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Theo Ban tổ chức, vào ngày 9 và 10/1, Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức khảo tuyển các tác phẩm thư pháp và sát hạch thầy đồ.
Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học (VHKH) Văn Miếu - Quốc Tử Giám triển khai kế hoạch tổ chức Hội chữ Xuân Bính Thân 2016 tại khu vực hồ Văn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học (VHKH) Văn Miếu - Quốc Tử Giám triển khai kế hoạch tổ chức Hội chữ Xuân Bính Thân 2016 tại khu vực hồ Văn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 
Kết thúc khảo tuyển đã chọn ra thêm 44 người tham dự trong đó có 15 người đủ tiêu chuẩn, 8 người được cấp thẻ viết chữ trong 3 năm 2016-2018 và 7 người được cấp thẻ trong năm 2016.
Cùng với số lượng ông đồ đã vượt qua cuộc sát hạch năm ngoái, theo Ban tổ chức năm nay có 138 người viết chữ, được bố trí ngồi trong 100 lều bạt xung quanh hồ Văn. Bên cạnh hoạt động cho chữ sẽ có triển lãm thư pháp có chủ đề: “Uống nước nhớ nguồn” trưng bày gần 100 tác phẩm thư pháp; tổ chức hoạt động viết chữ thư pháp trên cát… Hội chữ Bính Thân 2016 sẽ khai mạc vào ngày 2/2 và kéo dài đến 15/2 (tức mùng 8 tết), mở cửa từ 8h30 đến 20h hàng ngày.
Ông Trần Quốc Chí, Trưởng ban liên lạc các CLB Thư pháp Việt Nam cho biết: Nếu như năm trước chỉ yêu cầu các thầy đồ viết đúng, thì năm nay cần phải viết đẹp, bố cục phải được hài hòa. Theo ông Chí thì để chọn ra những "thầy đồ" tầm cỡ, cuộc sát hạch dựa trên kết quả kiểm định của 9 thành viên trong hội đồng giám khảo. Tiêu chí chấm chữ năm nay, phải đủ các tiêu chí: Đúng, đẹp, chuẩn và hài hòa. Thế nhưng rất ít “thầy đồ” đáp ứng đủ tiêu chí này. Thậm chí có thầy, mặc dù đã cho đề trước, cho xem từ điển để học chữ nhưng khi vào phòng thi thì xin ra vì… không viết nổi.
Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho hay, để hoạt động cho chữ trở thành nét đẹp những ngày Tết đến, Xuân sang, công tác tổ chức và chuẩn bị được triển khai ngay từ tháng 1. Ban tổ chức, Ban Khảo tuyển các tác phẩm thư pháp được thành lập để thẩm định trình độ người viết. Theo đó, sẽ có 130 lều khung sắt được dựng xung quanh hồ để hơn 100 “thầy đồ” ngồi cho chữ. Năm nay chất lượng “ông đồ” qua kỳ sát hạch tốt hơn năm trước; không còn trường hợp viết sai chữ, thiếu nét, hạn chế vốn từ, viết quá xấu…
Đặc biệt, với chủ trương năm trật tự văn minh đô thị, UBND thành phố không đồng ý tái lập phố ông đồ trên vỉa hè Văn Miếu. Để thu hút du khách đến với Hội chữ xuân Bính Thân, Ban tổ chức đã lên kế hoạch chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, ánh sáng, kiên quyết ngăn chặn bán hàng rong làm mất mỹ quan. Tình trạng viết chữ sai, chặt chém khách, đóng đinh, dán giấy lên tường di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cũng như gây ùn tắc giao thông, lấn chiếm vỉa hè sẽ được xử lý triệt để.

Xin chữ ngày Tết như thế nào cho ý nghĩa?

(Kiến Thức) - Trong những ngày hội xuân, có hàng ngàn người dân đủ mọi tầng lớp, địa vị, lứa tuổi đến gặp các thầy đồ để xin chữ. 

Xin chữ ngày Tết như thế nào cho ý nghĩa?
Xin và cho chữ là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Nhưng mỗi người lại có địa vị xã hội khác nhau, cho nên, cha ông ta từ xưa đến nay đã có những quan niệm về xin, cho chữ mà không phải ai cũng biết.

Sự thật đình thờ cô bé “người trời” 9 tuổi giúp vua Lý ở HN

(Kiến Thức) - Câu chuyện tương truyền về cô bé "người trời" 9 tuổi giúp vua Lý làm nên đại thắng chỉ trong một trận đánh đến nay vẫn còn lưu danh.

Sự thật đình thờ cô bé “người trời” 9 tuổi giúp vua Lý ở HN
Làng Đại Bi nay là Đại Yên, phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội hiện đang lưu giữ ngôi mộ thờ phụng Ngọc Hoa Công Chúa trong khuôn viên Đình Đại Yên. Câu chuyện tương truyền về cô bé "người trời" 9 tuổi ra tay giúp vua Lý làm nên đại thắng chỉ trong một trận đánh đến nay vẫn còn lưu danh.
Nhân dân trong làng coi nàng như Thành hoàng không chỉ bởi chiến công nức tiếng mà cái chết trong đêm đầy huyền bí càng làm tăng thêm lòng tin rằng nàng chính là “người trời” phái xuống.

Trình tự, thủ tục bầu Tổng bí thư tại Đại hội Đảng XII như thế nào?

(Kiến Thức) - Hôm nay, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Ban chấp hành Trung ương khóa XII sẽ họp phiên đầu tiên để bầu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trình tự, thủ tục bầu Tổng bí thư tại Đại hội Đảng XII như thế nào?
Theo đúng lịch làm việc, hôm nay, Ban chấp hành Trung ương khóa XII sẽ họp phiên đầu tiên bầu ra ban lãnh đạo gồm: Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã được tiến hành bầu cử và có kết quả chiều qua 26/1 với 200 ủy viên, trong đó có 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.