Xin chữ ngày Tết như thế nào cho ý nghĩa?

(Kiến Thức) - Trong những ngày hội xuân, có hàng ngàn người dân đủ mọi tầng lớp, địa vị, lứa tuổi đến gặp các thầy đồ để xin chữ. 

Xin chữ ngày Tết như thế nào cho ý nghĩa?
Xin và cho chữ là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Nhưng mỗi người lại có địa vị xã hội khác nhau, cho nên, cha ông ta từ xưa đến nay đã có những quan niệm về xin, cho chữ mà không phải ai cũng biết.
Xin chữ thế nào?
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp cuối năm, giới thầy đồ lại tề tựu về những ngôi chùa trên địa bàn Hà Nội giao lưu văn hóa và trau dồi thêm kiến thức thánh hiền. Có thể coi những cuộc giao lưu đó là “đêm trước” của hội xuân hằng năm. Sau đó, các thầy đồ tỏa về Văn Miếu, các chùa và hội xuân trên cả nước để viết chữ tặng mọi người.
Trong những ngày hội xuân, có hàng ngàn người dân đủ mọi tầng lớp, địa vị, lứa tuổi đến gặp các thầy đồ để xin chữ ngày Tết. Lúc này, thầy đồ không chỉ bận rộn với việc tặng chữ mà còn phải giảng dạy văn hóa cho người đến xin chữ theo quy định và tinh thần của cha ông ta.
Thạc sĩ chuyên ngành Hán nôm Nguyễn Đức Bá tự hào: “Cái nôi của thư pháp là Trung Hoa. Ở đó, đạo Khổng không đề ra quy định nào đối với việc xin và tặng chữ. Nhưng ở Việt Nam thì có. Đây là điểm khác biệt lớn và đáng tự hào đối với văn hóa của người Việt. Theo đó, người đến xin chữ với đầy đủ mọi tầng lớp, địa vị trong xã hội cho nên cũng có những chữ phù hợp với mỗi người. Nếu xét ở mục đích xin chữ là cho mình, tặng người khác thì tùy từng đối tượng mà xin chữ thích hợp. Ngoài những chữ thư pháp chung họ đều muốn đạt được là phúc, lộc, khang, ninh, bình, an... thì các tầng lớp đối tượng đều xin chữ phù hợp với nguyện vọng cụ thể cho mình. Chẳng hạn như những người nông dân thì nên xin chữ cát tường, tài lộc. Quan chức thường xin chữ lộc, chữ tiến. Doanh nhân, thương gia thường xin chữ thuận, chữ lợi. Những người chuẩn bị bước vào kỳ thi thường xin chữ đăng khoa, đỗ đạt, thành công, chí. Con cháu muốn kính biếu ông bà bố mẹ đã cao niên thường xin chữ thọ khang”.
Xin chu ngay Tet nhu the nao cho y nghia?
 Thư pháp gia Xuân Như viết chữ trong một lễ hội thư pháp tại chùa Mễ Trì, Hà Nội.
Theo thư pháp gia Vũ Thanh Tùng, tự Xuân Như thì Đạo Khổng ở đây là đạo học, mà ở ta xưa nay quen gọi là đạo Nho, Nho học. Vì Nho học gắn với việc học tập chữ nghĩa, trui rèn đạo đức tư tưởng Nho gia. Vậy nên những người theo Nho học thường rất trọng chữ nghĩa, người có học – có chữ. Không chỉ tầng lớp văn nhân sĩ đại phu theo đường khoa cử được xã hội trọng vọng mà đến cả những người dạy học khắp các vùng thành thị hay nông thôn đều được nhân dân tôn trọng và kính nể, coi như những người mẫu mực, cái gì họ nói, họ viết ra đều được đón nhận, trân trọng, nâng niu, nhất là chữ nghĩa.
Nhưng lịch sử đứt gãy, việc học Hán nôm đã chỉ còn là vàng son của một thời quá khứ. Nhưng rất may khi truyền thống hiếu học, trọng chữ đã ăn rất sâu vào tâm hồn người Việt hàng trăm năm ấy không hề bị mất đi mà vẫn âm thầm tồn tại như mạch máu trong cơ thể. Thế nên, mặc dù đạo Khổng không quy định cụ thể về việc xin – tặng chữ nhưng từ trong tiềm thức văn hóa của người Việt, với tinh thần tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học coi trọng chữ nghĩa vốn có, việc xin chữ và cho chữ vẫn được ứng xử một cách nhiệt tình và rất có văn hóa.
Phải xin chữ của người đức cao vọng trọng
Có mặt cùng các thư pháp gia trong một buổi giao lưu gần đây tại chùa Mễ Trì, chúng tôi được chứng kiến công việc hằng ngày của những thầy đồ danh tiếng ở Hà Nội. Trong buổi giao lưu cuối năm, rất nhiều người đủ mọi lứa tuổi đến xin chữ. Tại một góc trang trọng giữa sân chùa, thư pháp gia Xuân Như bận rộn vì nhiều người vây quanh. Nhưng ông không vội viết cho xong mà trước khi viết một chữ, ông lại dành khoảng 2 phút để nói về ý nghĩa, tinh thần, cái hay đẹp của chữ đó. Nhiều bạn trẻ sau khi nghe những lời truyền dạy về chữ nghĩa và cầm bức thư pháp trong tay tỏ ra vui sướng. Có bạn trẻ cho rằng, truyền bá văn hóa đặt trong không khí vui vẻ như lễ hội làm cho việc tiếp thu kiến thức truyền thống rất dễ dàng chứ không gò ép như học trong trường công lập.
Theo thư pháp gia Xuân Như thì thầy đồ phải là người đức cao vọng trọng, có đủ tài năng và kiến thức chuyên môn mới có thể viết chữ cho người khác. Thầy đồ trong các lễ hội xuân ngoài việc viết chữ, cho chữ còn phải giải thích cho người ta hiểu ý nghĩa của từng chữ, của phong cách viết và cái tinh thần tốt đẹp ẩn sau chữ. Điều đó đã thành thông lệ hiển nhiên và hiện đang phát huy tác dụng trong việc biển dương các giá trị văn hóa tinh thần của người Việt.
“Xã hội bao gồm nhiều thành phần, giai tầng khác nhau. Dù thuộc thành phần nào của xã hội đi nữa thì khi đi xin chữ, ít nhiều người ta có thể hiểu được cái đạo lý coi trọng chữ nghĩa, hiếu học của cha ông và mong phát huy các giá trị đó. Việc họ đi xin chữ về cho mình cũng là một cách tìm đến ý nghĩa tốt đẹp”, thư pháp gia Xuân Như cho biết.
Ngoài việc tự làm tốt công việc và bổn phận xã hội của mình theo cách tốt nhất có thể và để tiến thân lương thiện thì khi tìm đến với chữ nghĩa, người ta cũng đều mong muốn những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với mình và gửi gắm những điều ấy vào những con chữ của thánh hiền mà họ đi xin về như một điều mong mỏi. Họ sẽ xin những chữ gì mà họ cho là cần phải có, những điều họ mong mỏi hoặc những thứ có ý nghĩa mà họ đang thiếu. Nhưng trên hết, đó đều là những điều tốt đẹp, mang giá trị nhân văn, nhân bản, không chỉ có giá trị đối với bản thân mà còn có ý nghĩa, ảnh hưởng tốt đến xã hội, từ chính ngay những việc làm, hành động của họ, đó là việc đi xin chữ.
“Hiện nay, giới trẻ đến với thư pháp cũng khá nhiều nhưng trong số đó không ít bạn trẻ có thái độ xin treo cho vui hay treo cho giống người khác. Điều này cũng không thể tránh khỏi bởi xã hội ngày một phát triển và giới trẻ du nhập văn hóa ngoại lai. Vì vậy, muốn giới trẻ hiểu hơn về văn hóa truyền thống qua việc xin chữ thư pháp thì người cho chữ phải tư vấn, định hướng chữ cho người muốn xin, qua đó gửi gắm cho họ những giá trị kèm theo trong lúc đưa từng nét bút viết chữ và kiến giải ý nghĩa của nội dung hàm chứa trong chữ mà mình viết tặng, gợi cho họ biết được chữ là giá trị truyền thống của cha ông ta để lại, là thông điệp gửi gắm để lại cho đời sau và nó dạy đạo lý làm người ý nghĩa nhân văn, sâu sắc”, ThS Nguyễn Đức Bá.

Xin chữ đầu năm giá “chát” 600 nghìn/chữ

Xin chữ đầu năm giá “chát” 600 nghìn/chữ
Vào các ngày (4,5,6 Tết) dòng người từ khắp mọi nơi về Văn MIếu Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội vừa để vào dâng hương, vừa để ra “phố ông đồ” xin chữ đầu năm lấy may mắn. Tuy nhiên, các du khách tới đây xin chữ  xong mới biết phải trả giá "giật mình" nhưng không một ai dám kêu, vì đầu xuân ai cũng muốn vạn sự lành, tránh cãi cọ. Như thể đục nước thả câu, các ông đồ thi nhau “chém” khách xin chữ vô tội vạ.

Dòng người đến "phố ông đồ" xin chữ đầu năm.
 Dòng người đến "phố ông đồ" xin chữ đầu năm.

Trong ngày mùng 4 Tết (tức 13/2), anh Nguyễn Trung Sơn (32 tuổi, ở quận Ba Đình, Hà Nội) tới đây xin chữ lấy may nhưng ngỡ ngàng trước giá "cho chữ" của ông đồ. Anh Sơn bức xúc nói: “Chữ viết mấy dòng như vậy sao lấy tới 600.000đ/ chữ. Ngày viết lấy 10 người như vậy chắc giàu to, nói đến đây, giữa tôi và ông đồ chẳng ai nói đi, nói lại làm gì”.

UBND huyện đòi “cướp công” của nhà thư pháp?

(Kiến Thức) - Một nhà thư pháp cho rằng lễ hội khai bút đầu năm là ý tưởng của ông. Tuy nhiên, lãnh đạo huyện lại phủ nhận, nói đó là công của huyện.

UBND huyện đòi “cướp công” của nhà thư pháp?
Thời gian qua, dư luận TP Hải Phòng bất ngờ với thông tin, Trung tâm thư pháp, câu đối và hán nôm học Hải Phòng có đơn thư gửi các cấp chính quyền Thành phố Hải Phòng phản ánh về việc Ban quản lý đền nhà Mạc và lãnh đạo huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) bạc đãi với nhà thư pháp Lê Thiên Lý, Giám đốc Trung tâm thư pháp, câu đối và hán nôm học Hải Phòng, người có công trong việc xây dựng ý tưởng lễ hội khai bút đầu xuân thu hút nhiều du khách đến với đền nhà Mạc hàng năm. Trong khi đó, lãnh đạo huyện Kiến Thụy lại khẳng định: “Ông Lý chỉ là người chúng tôi nhờ đến khai bút giúp UBND huyện và không thể nào là người có công xây dựng ý tưởng lễ hội khai bút được”.
Trong đơn, bà Trần Kim Liên, PGĐ Trung tâm Thư pháp, câu đối và hán nôm học Hải Phòng phản ánh, vào năm 2010, khi đền nhà Mạc vừa hoàn thành thì ông Hoàng Văn Kể, nguyên PCT UBND TP. Hải Phòng và ông Nguyễn Văn Tạo, Bí thư huyện ủy huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng mời nhà thư pháp Lê Thiên Lý về đền Mạc để khôi phục truyền thống hiếu học của người dân Kiến Thụy dưới hình thức cho chữ thư pháp.

Khóc, ngất, ngủ gật chờ mua vé xe về quê ăn Tết

Có người ngất xỉu, nhiều người đã bật khóc vì không chịu nổi sức ép trong đám đông hỗn loạn chờ mua vé xe dịp Tết 2015 tại TP HCM.

Khóc, ngất, ngủ gật chờ mua vé xe về quê ăn Tết
Khoc, ngat, ngu gat cho mua ve xe ve que an Tet
VTC News đưa tin, trong ngày 31/1, tại bến xe Miền Đông (Q. Bình Thạnh, TP HCM), hàng ngàn người đến để xếp hàng mua vé xe dịp Tết Nguyên đán 2015.
Khoc, ngat, ngu gat cho mua ve xe ve que an Tet-Hinh-2
Dòng người "rồng rắn" nhau tại bến xe Miền Đông chờ đến lượt mua vé. 
Khoc, ngat, ngu gat cho mua ve xe ve que an Tet-Hinh-3
Theo báo Thanh Niên, sáng 31/1, Công ty Phương Trang bắt đầu bán vé xe Tết tuyến TP HCM - Quảng Ngãi tại Bến xe (BX) Miền Đông, hàng nghìn người đã đến bến từ tờ mờ sáng, xếp hàng mong mua được tấm vé về quê ăn Tết. 
Khoc, ngat, ngu gat cho mua ve xe ve que an Tet-Hinh-4
Lượng khách quá đông, lực lượng bảo vệ mỏng nên hãng xe phải nhờ hỗ trợ từ phía công an để giữ trật tự, đảm bảo an ninh. 
Khoc, ngat, ngu gat cho mua ve xe ve que an Tet-Hinh-5
“Đợi từ 2h sáng, cả nghìn người, tới 9h30 rồi mà chưa đến lượt tôi", anh Mai Văn Phương (Quảng Ngãi) - một hành khách chờ mua vé xe miền Đông bộc bạch. 
Khoc, ngat, ngu gat cho mua ve xe ve que an Tet-Hinh-6
Đại diện hãng xe Phương Trang cho biết, sáng nay hãng bán được gần 1.000 vé, hiện nhà xe không thể đảm bảo hết được nhu cầu hành khách, hãng xe mong bà con tìm mua vé từ các hãng xe khác. 
Khoc, ngat, ngu gat cho mua ve xe ve que an Tet-Hinh-7
Tờ Tri Thức trực tuyến cho hay, sáng 1/2, vào khoảng 6h, cũng tại bến xe Miền Đông, vẫn tiếp tục bị ùn tắc nghiêm trọng bởi cả trăm người đến gửi xe đi mua vé về quê dịp Tết.
Khoc, ngat, ngu gat cho mua ve xe ve que an Tet-Hinh-8
Tuy khách đông nhưng bãi xe chỉ có hai nhân viên ghi số và bấm vé nên người dân phải chờ gần 20 phút mới gửi được xe. Càng về sau, bãi xe càng đông đúc người đến gửi. 
Khoc, ngat, ngu gat cho mua ve xe ve que an Tet-Hinh-9
Đến gần 9h ngày 2/1, lượng khách đổ về nhà chờ khoảng gần 1.000 người, nhiều người chấp nhận xếp hàng trong cái nắng gắt buổi sáng. 
Khoc, ngat, ngu gat cho mua ve xe ve que an Tet-Hinh-10
Những người chờ đợi từ khuya dù mệt mỏi vẫn không dám rời vị trí. Có người còn lại tranh thủ chợp mắt để "thay ca" cho người xếp hàng ra nghỉ ngơi. 
Khoc, ngat, ngu gat cho mua ve xe ve que an Tet-Hinh-11
Những người ngồi quá xa thì lại lo lắng xe hết vé nên giơ tay xin phiếu thứ tự. 
Khoc, ngat, ngu gat cho mua ve xe ve que an Tet-Hinh-12
Một số cô gái mệt mỏi trong sự xô đẩy từ những người phía sau muốn chen lên. Nhiều người đã bật khóc vì không chịu nổi sức ép trong đám đông hỗn loạn. 
Khoc, ngat, ngu gat cho mua ve xe ve que an Tet-Hinh-13
Trong lúc tình trạng lộn xộn đến đỉnh điểm, một cô gái đã ngất xỉu, được nhân viên nhà xe nhanh chóng tách khỏi đám đông, đưa vào khu vực riêng của nhà xe để chăm sóc. 
Khoc, ngat, ngu gat cho mua ve xe ve que an Tet-Hinh-14
Ông Thượng Thanh Hải, Phó giám đốc Bến xe miền Đông, cho biết: “Lượng người mua vé quá đông nên xảy ra tình trạng quá tải. Nguyên nhân một phần là vì người dân chuộng vé giường nằm cao cấp, trong khi đó hãng xe Phương Trang có xe chất lượng và giá vé thấp hơn các hãng xe khác nên nhiều người đổ xô đi mua”. 

Đọc nhiều nhất

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

(Kiến Thức) - Sau lễ tang tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, linh cữu của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy sẽ được đưa về quê nhà Đồng Tháp, mộ phần Anh hùng phi công sẽ được đặt dưới rặng tre trong vườn nhà.
 Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

(Kiến Thức) - Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công an đã điều động, bổ nhiệm nhiều giám đốc công an tỉnh, các tân giám đốc công an tỉnh đa phần đều không phải người địa phương. Đây là điểm mới trong công tác nhân sự, được kỳ vọng sẽ góp phần hạn chế tiêu cực.

Tin mới