Xử trí người bị ngộ độc thuốc ngủ thế nào cho an toàn?

Nhiều người quan niệm rằng các loại thuốc ngủ từ thảo dược không gây hại... Tuy nhiên đa số chúng đều có thể gây hại cho cơ thể.

Xử trí người bị ngộ độc thuốc ngủ thế nào cho an toàn?
Triệu chứng của người bị ngộ độc thuốc ngủ
Nếu bị ngộ độc nhẹ thì vẫn ngủ say, thở vẫn đều, mạch vẫn đều và rõ, còn phản ứng khi bị cấu vào da hay châm kim... các phản xạ gân và đồng tử giảm hoặc vẫn bình thường.
Còn người bị ngộ độc nặng sẽ rơi vào tình trạng hôn mê sâu, thở chậm và nông, khò khè, mạch nhanh, huyết áp hạ hoặc không đo được, đồng tử co và giảm phản xạ với ánh sáng, phản xạ gân, cơ mất.
Trong hơi thở của nạn nhân bị ngộ độc có thể có mùi thuốc. Nạn nhân khó thở, ngứa họng, ngứa mũi, có khi thở chậm hoặc nhanh hơn bình thường (người lớn bình thường thở từ 16-18 lần/phút). Nhịp tim đập nhanh, có khi đập chậm. Tim đập không đều, ngắt quãng.
Ngoài ra còn bị nôn mửa, có thể nôn ra máu, đau bụng, tiêu chảy. Có thể bí tiểu, nước tiểu màu đỏ hồng (ra máu) hoặc đen, xanh, vàng tùy loại thuốc. Nếu bị nặng, nạn nhân có thể bị vô niệu (không tiểu được), mờ mắt, ù tai, đồng tử ở mắt có thể giãn to hoặc co lại nhỏ hơn bình thường, da khô, xanh tím. Có thể sốt cao hay hạ thân nhiệt, chân tay lạnh, vã mồ hôi…
Xu tri nguoi bi ngo doc thuoc ngu the nao cho an toan?
Đa số các loại thuốc ngủ đều có thể gây hại cho cơ thể.
Cách xử trí
Thực hiện các thao tác để loại bỏ chất độc trong cơ thể người bị nạn bằng cách gây nôn bằng cách móc họng, đè gốc lưỡi người bị nạn để kích thích gây nôn. Hoặc hòa nước muối thật đậm đặc cho uống để gây phản xạ nôn.
Hãy tìm cách luôn luôn giữ cho đường thở lưu thông, thường xuyên hút đờm rãi, để bệnh nhân nằm đầu thấp và nghiêng đầu cho đờm dãi dễ chảy ra... Sẵn sàng chống ngừng thở, đặt nội khí quản và hô hấp hỗ trợ khi cần.
Nếu trong nhà có siro Ipeca, thì cho nạn nhân uống 30 ml, sau đó cho uống khoảng 300 ml nước (nếu là trẻ em thì cho dùng một nửa liều này).
Nếu không có thể cho nạn nhân dùng nước đậu xanh giã nát, nước rau muống, khoai lang. Sau đó cần nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế để được xử trí thích hợp và kịp thời.
Khi phát hiện người bị ngộ độc thuốc ngủ đã bị ngừng tim, ngừng thở, trước tiên phải phục hồi lại chức năng hô hấp, tuần hoàn cho nạn nhân bằng cách hô hấp nhân tạo.
Chú ý: Chỉ xử trí gây nôn khi nạn nhân còn tỉnh. Khi người bị nạn đã nôn ra thì nên giữ lại chất nôn, mang đến bệnh viện xác định chất gây ngộ độc để điều trị bằng chất giải độc phù hợp.
Khi nạn nhân bị hôn mê, cần đặt ở tư thế nằm đầu thấp và nghiêng một bên để tránh tình trạng hít sặc các chất nôn. Không được gây nôn trong trường hợp có co giật, người suy tim nặng, phụ nữ mang thai quá to.

Lưu ý ngừa ngộ độc khi tiệc tùng ngày 8/3

(Kiến Thức) - Những lưu ý dưới đây giúp bạn phòng tránh ngộ độc trong bữa tiệc tùng ngày 8/3 hiệu quả nhất.

Lưu ý ngừa ngộ độc khi tiệc tùng ngày 8/3
Luu y ngua ngo doc khi tiec tung ngay 8/3
 Nếu bạn tham dự những bựa tiệc có nhiều đặc sản lạ hoặc những món ăn chưa từng nhìn thấy bao giờ thì nên thận trọng, tốt nhất là không nên ăn những món ăn bạn không biết rõ nguồn gốc tránh ngộ độc.

7 chiêu đơn giản chữa ngộ độc thực phẩm rất hiệu nghiệm

(Kiến Thức) - Những tuyệt chiêu chữa ngộ độc thực phẩm đơn giản mà hiệu quả này sẽ giúp bạn tự cứu mình khi chưa kịp đến với bác sĩ. 

7 chiêu đơn giản chữa ngộ độc thực phẩm rất hiệu nghiệm
7 chieu don gian chua ngo doc thuc pham rat hieu nghiem
 Khi bị ngộ độc thực phẩm, hãy uống một cốc trà bạc hà. Loại trà này giúp cơ thể bạn tống khứ những thực phẩm xấu ra khỏi cơ thể và làm dịu dạ dày xuống. Uống trà bạc hà từ 3-4 cốc/ngày. Pha thêm mật ong để dễ uống.

Mẹo trị dứt điểm bệnh nấm ngoài da không cần thuốc

(Kiến Thức) - Khi bị nấm vùng bẹn, bạn có thể tận dụng những nguyên liệu tự nhiên như hành, lô hội, mật ong… để trị bệnh hiệu quả và an toàn.

Mẹo trị dứt điểm bệnh nấm ngoài da không cần thuốc
Meo tri dut diem benh nam ngoai da khong can thuoc
 Ngứa vùng bẹn và đùi trên (Jock itch) là bệnh nhiễm trùng vùng háng do nấm. Thuật ngữ y học còn được biết đến là bệnh nấm da đùi, nấm ngoài da. Khi mắc, người bệnh thường bị nổi mẩn đỏ, ngứa quanh vùng háng, bong da, nóng rát.

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.