Xi măng Chinfone báo lãi 6 tháng vỏn vẹn 268 triệu đồng, lao dốc 99,6%

(Vietnamdaily) - Xi măng Chinfon làm ăn ngày càng đi xuống khi 6 tháng đầu năm 2023 lãi vỏn vẹn 268 triệu đồng, lao dốc 99,6% so cùng kỳ.

Công ty Xi măng Chinfon công bố tình hình kinh doanh năm 6 tháng đầu năm 2023 với lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 268 triệu đồng, lao dốc 99,6% so mức gần 69 tỷ đồng của cùng kỳ 2022. 

Tại thời điểm cuối tháng 6/2023, vốn chủ sở hữu của Xi măng Chinfon giảm 10% so kỳ trước, xuống còn 1.664 tỷ đồng. Tương ứng hiệu suất kinh doanh, tức tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm mạnh từ mức 3,7% của cùng kỳ xuống còn 0,016%.

Nợ phải trả của Chinfon ở mức 2.630 tỷ, trong đó dư nợ trái phiếu chiếm 399 tỷ đồng. Đây là số trái phiếu Chinfon phát hành ngày 24/9/2021 với kỳ hạn 5 năm, kỳ trả lãi 6 tháng một lần. Riêng năm 2022, Chinfon đã chi hơn 27 tỷ đồng để trả lãi trái phiếu. 
Vốn thu được từ đợt phát hành, Chinfon dùng để tăng quy mô vốn hoạt động, cụ thể là thanh toán các chi phí bao gồm nhưng không giới hạn bởi thanht oán cho các nhà cung cấp, trả lương nhân viên...
Xi mang Chinfone bao lai 6 thang von ven 268 trieu dong, lao doc 99,6%
 Một số chỉ tiêu tài chính 6 tháng 2023 của Chinfon
Trước đó, Xi măng Chinfon cho biết, năm 2022 đạt lợi nhuận sau thuế 55,5 tỷ đồng, lao dốc 78,5% so với mức 258 tỷ đồng của năm 2021. 
Tại thời điểm cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu của Xi măng Chinfon giảm nhẹ xuống 1.664 tỷ đồng. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Xi măng Chinfon giảm mạnh từ mức 14,44% của năm trước xuống còn 3,34%.
Xi măng Chinfon được thành lập ngày 24/12/1992, là một liên doanh giữa Tập đoàn Chinfon Đài Loan, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và Công ty Vật liệu Xây dựng Số 9. Công ty có trụ sở đặt tại TP Hải Phòng, lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất xi măng, clinker.
Theo website của Xi măng Chinfon, hiện cổ đông lớn nhất là Chinfon Vietnam Holding (70%), Ủy ban Nhân dân TP Hải Phòng (15,56%) và Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (14,44%).
Sau hơn 30 năm thành lập, hiện Chinfon đang sở hữu một Nhà máy xi măng ở Miền Bắc, một Nhà máy nghiền clinker tại Miền Nam. Trong đó nhà máy tại Hải Phòng có công suất thiết kế khoảng 4 triệu tấn, còn nhà máy ở TPHCM có công suất 800.000 tấn xi măng/dây chuyền. 

Loạt doanh nghiệp xi măng bị xử lý do tự ý nâng công suất

Nhiều doanh nghiệp bị xử lý

UBND TP HCM vừa có báo cáo khẩn gửi Bộ Xây dựng về việc xử lý doanh nghiệp xi măng sai phạm trên địa bàn theo phát hiện của Thanh tra Bộ Xây dựng trước đó.

Cụ thể, UBND TP HCM cho biết, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza) đang phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng tiến hành xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn, do đã tự ý nâng công suất trái với quy định trong giấy phép đầu tư hoặc không lập hồ sơ pháp lý về môi trường.

Trong danh sách nêu trên, có Chi nhánh Công ty cổ phần Xi măng Thăng Long có dây chuyền nghiền gắn với Nhà máy Xi măng Quảng Ninh, công suất thiết kế được cấp phép là 1,25 triệu tấn xi măng/năm, nhưng đã đầu tư dây chuyền có công suất thiết kế 1,4 triệu tấn/năm từ năm 2011.

Chi nhánh Công ty Xi măng Chinfon tại TP HCM - Nhà máy Nghiền clinker Hiệp Phước, theo giấy phép đầu tư do Hepza cấp năm 2010, quy mô nghiền clinker 500.000 tấn/năm và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy mô này. Từ năm 2017, đơn vị này sản xuất lên đến 784.000 tấn sản phẩm/năm, nhưng chưa điều chỉnh thủ tục về môi trường.

Công ty TNHH Siam City Cement Việt Nam - Nhà máy Xi măng Hiệp Phước có 2 dây chuyền xi măng công suất thiết kế là 500.000 tấn xi măng/năm và đã được cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường tương ứng với công suất này. Nhưng sau đó, Công ty đã cải tiến, nâng công suất lên 950.000 tấn/năm, không đúng với pháp lý về môi trường đã được cấp.

Ngoài ra, 3 công ty cũng bị xử phạt khi tự ý lắp đặt xilo tro bay dù chưa được cấp phép gồm: Chi nhánh Công ty cổ phần Xi măng Fico Tây Ninh - Nhà máy Xi măng Fico (lắp đặt xilo tro bay với diện tích 36 m2); Chi nhánh Công ty Xi măng Chinfon tại TP CM - Nhà máy Nghiền clinker  Hiệp Phước (lắp đặt xilo tro bay với diện tích 64 m2) và Công ty TNHH MTV Xi măng Hạ Long (lắp đặt xilo tro bay với diện tích 30 m2).

Loat doanh nghiep xi mang bi xu ly do tu y nang cong suat
 

Xem xét trách nhiệm và tiếp tục… có văn bản chỉ đạo

Theo báo cáo của UBND TP HCM, các doanh nghiệp trên đều sản xuất trong khu công nghiệp do Hepza quản lý. Hepza cũng cấp giấy phép đầu tư xác định công suất sản xuất của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, trong suốt thời gian doanh nghiệp “tung hoành”, tự ý nâng công suất, cơ quan quản lý không hề phát hiện và xử lý.

Về vấn đề này, UBND TP HCM cho hay, đã có chỉ đạo và Hepza đang rà soát lại sai phạm theo kết luận của cơ quan chức năng, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để tổ chức kiểm điểm; căn cứ mức độ vi phạm để có hình thức xử lý kỷ luật đối với cá nhân, tổ chức để xảy ra sai phạm.

Tương tự, Sở Xây dựng TP HCM cũng đang tiến hành tổ chức kiểm điểm trách nhiệm trong vai trò nhiệm vụ quản lý của đơn vị.

Trong báo cáo khẩn gửi Bộ Xây dựng, UBND TP HCM cũng nêu rõ, dù từ tháng 8/2019, UBND TP HCM đã có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo xử lý trách nhiệm..., nhưng tới thời điểm hiện tại, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Thủ Đức (liên quan sai phạm nhiều năm không thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất xi măng thuộc Công ty cổ phần Ba Ta Co), UBND quận 9 (về xử lý sai phạm của Công ty cổ phần Phát triển Sài Gòn) và UBND huyện Nhà Bè vẫn chưa báo cáo việc xử lý sai phạm.

Ngoài ra, hàng loạt doanh nghiệp xi măng trong diện thanh tra cũng chưa báo cáo kết quả xử lý, khắc phục sai phạm. Trong số này, có Công ty cổ phần Phát triển Sài Gòn, Công ty cổ phần Ba Ta Co, Chi nhánh Công ty cổ phần Xi măng Thăng Long, Công ty TNHH Siam City Cement Việt Nam; Chi nhánh Công ty cổ phần Xi măng Fico Tây Ninh.

Điều đáng nói là, lẽ ra, cần phải có giải pháp quyết liệt hơn, thì UBND TP HCM chỉ báo cáo Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục… có văn bản chỉ đạo các đơn vị khẩn trương thực hiện chỉ đạo của UBND TP HCM từ tháng 8/2019.

Hiệu suất kinh doanh giảm, Xi măng Chinfon đang gánh 400 tỷ dư nợ trái phiếu

(Vietnamdaily) - Năm 2022, lợi nhuận của Xi măng Chinfon suy giảm mạnh tới 78,5%, tương ứng ROE vỏn vẹn 3,34%.

Công ty Xi măng Chinfon công bố tình hình kinh doanh năm 2022 với lợi nhuận sau thuế 55,5 tỷ đồng, lao dốc 78,5% so với mức 258 tỷ đồng của năm 2021.

Tại thời điểm cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu của Xi măng Chinfon giảm nhẹ xuống 1.664 tỷ đồng. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Xi măng Chinfon giảm mạnh từ mức 14,44% của năm trước xuống còn 3,34%.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

REE muốn rút vốn khỏi Nhiệt điện Ninh Bình

REE muốn rút vốn khỏi Nhiệt điện Ninh Bình

(Vietnamdaily) - Công ty TNHH Năng Lượng REE đăng ký bán toàn bộ 3,8 triệu cp CTCP Nhiệt điện Ninh Bình từ ngày 17/1 đến 14/2 nhằm cơ cấu danh mục. Lượng cổ phiếu tương đương với 29,45% vốn.
 
Chủ hãng sữa Fami vừa bị xử phạt vi phạm về thuế

Chủ hãng sữa Fami vừa bị xử phạt vi phạm về thuế

(Vietnamdaily) - Cục thuế tỉnh Bắc Ninh xử phạt Đường Quảng Ngãi tổng số tiền 10,5 triệu đồng và nhà máy sữa đậu nành Vinasoy Bắc Ninh – Chi nhánh CTCP Đường Quảng Ngãi phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt.