Xe Trung Quốc "hết đất sống" ở Việt Nam

Cả năm chả bán nổi 1 chiếc xe, mấy anh ôtô Trung Quốc phen này xem ra chỉ có nước “bán xới mà về quê” cho "sớm chợ".

Xe Trung Quốc "hết đất sống" ở Việt Nam
Đã từng có thời kì xe “Tàu” ở Việt Nam từng làm mưa, làm gió. Người Nhật ra bao nhiêu loại xe máy ở Việt Nam thì người Trung Quốc cũng ra từng ấy loại, không khác gì mẫu mã, kiểu dáng, duy chỉ có khác về chất lượng và mấy cái tên nghe na ná.
Cũng đã từng có thời kì xe máy Trung Quốc cạnh tranh mạnh mẽ với xe Nhật. Và với kiểu dáng như thế, tính năng như thế, giá lại rẻ hơn hẳn, xe Trung Quốc bán chạy hơn xe Nhật. Nhiều người tiêu dùng biết chất lượng có kém hơn nhưng vẫn mua vì không có chiếc xe nào lại hợp với túi tiền của mình đến thế.
Nhưng rồi, cái thời kì “ăn xổi” của xe Trung Quốc cũng đến hồi cuối. Nghe báo đài nói nhiều về các vụ xì-căng-đan của hàng Trung Quốc, dân ta dè dặt, thận trọng hơn. Xe máy Trung Quốc trước kia nhiều là thế, giờ đi đường thấy cũng thấy vắng. Lòng tin, sự kiên nhẫn sau những năm “làm bạn” với xe Trung Quốc của người tiêu dùng cũng vì thế mà cạn dần.
Kiểu dáng xe đã nhái, chất lượng xe Trung Quốc cũng chẳng ra gì.
 Kiểu dáng xe đã nhái, chất lượng xe Trung Quốc cũng chẳng ra gì.
Từ xe máy đến ôtô. Mấy năm gần đây, xe hơi Trung Quốc bắt đầu ồ ạt “đổ bộ” vào Việt Nam, trước là Lifan, Chery, BYD, rồi mới đây là Haima, Geely, MG gì đó. Vừa “mon men” bước chân vào thị trường Việt, mấy anh xe Trung Hoa đã bị người ta “bóc mẽ” là hàng nhái. Nào là Riich M1 trông y như Yaris của Toyota. Nào là BYD F0 giống Toyota Aygo, xe Haima là bản sao của những chiếc xe Mazda…
Kiểu dáng xe đã nhái, chất lượng xe Trung Quốc cũng chẳng ra gì. Người chê xe Lifan có nội thất quá tệ, kẻ nói xe của Chery kém an toàn, ông thì kể từng trải qua giai đoạn khủng hoảng với xe F0 của BYD vì xe liên tục hư, khi thì chết máy giữa đường, phải kêu thợ máy tới sửa, lúc xe đứt cầu chì giữa lúc kẹt xe, có khi còn cách nhà 200m nó tự dưng không chịu chạy nữa, cả nhà phải cong đít ra đẩy…
Cũng vì cái lẽ ấy mà xe Lifan vào Việt Nam được thời gian thì mất hút. Mẫu Lifan 520 hồi đó quảng cáo ghê lắm, kỳ vọng bán cả 2000 xe/năm, giờ thì cả năm không bán nổi một chiếc. Xe của Chery, Geely họa hoàn mới thấy một chiếc chạy trên đường. Nghe đâu mẫu xe nhỏ Chery QQ, 8 tháng trời mới bán được đúng 1 chiếc. Chuyện của BYD còn nực cười hơn. Chả là xe BYD ế quá, ế đến độ đại lý của hãng xe Trung Quốc này ở Hà Nội phải mở thêm dịch vụ cho thuê xe mới với giá rẻ. Mà khổ một nỗi, thuê cũng không đắt.
Lifan 520 gần như biến mất khỏi thị trường Việt Nam.
 Lifan 520 gần như biến mất khỏi thị trường Việt Nam.
Như vậy là câu chuyện chiếc xe hơi nó hoàn toàn chẳng giống gì với những chiếc xe máy “Tàu” từng một thời chạy đầy đường. Tâm lí tiêu dùng cộng với việc bỏ ra một số tiền lớn, người mua xe hơi chẳng dại gì mà lựa chọn những chiếc xe có xuất xứ từ Trung Quốc, cho dù giá có rẻ hơn. Không thể cạnh tranh được về chất lượng, giờ lại không cạnh tranh được về giá, xe Trung Quốc xem ra hụt hơi ở rất nhiều thị trường ôtô khác chứ chả cứ gì ở Việt Nam.
Gặp nhiều, nghe nhiều về hàng Trung Quốc, khiến dân mình thành kiến với xe Trung Quốc. Mà cái thành kiến đó xem ra cũng là hiển nhiên. Cứ đem băn khoăn “Có nên mua xe Trung Quốc không?” mà đi hỏi người này, người nọ, mười người thì đến chín khuyên “Tránh xa!”. Thử hỏi, mấy hãng xe “Made in China” có còn kiên nhẫn mà “làm ăn” trên đất Việt, hay là tìm cách mà “cuốn gói” về quê cho “sớm chợ”!?.

Xe máy TQ từng “gây bão” tại VN giờ thế nào?

(Kiến Thức) - Cách đây gần chục năm, xe máy Trung Quốc từng làm điên đảo dân Việt nhưng hiện đã "quy ẩn giang hồ".

Xe máy TQ từng “gây bão” tại VN giờ thế nào?
Cách đây khoảng chục năm, để mua được một chiếc xe Honda hay Suzuki chính hãng phải bỏ ra ít nhất gần 20 triệu đồng trong khi kinh tế khó khăn nên xe máy Trung Quốc trở thành lựa chọn hàng đầu của người Việt khi chỉ có giá từ 5 - 8 triệu đồng.
 Cách đây khoảng chục năm, để mua được một chiếc xe Honda hay Suzuki chính hãng phải bỏ ra ít nhất gần 20 triệu đồng trong khi kinh tế khó khăn nên xe máy Trung Quốc trở thành lựa chọn hàng đầu của người Việt khi chỉ có giá từ 5 - 8 triệu đồng.

Lý do khiến người Việt ghét xe Trung Quốc

Không đảm bảo an toàn, chất lượng kém, sao chép thiết kế. Đó là lí do khiến người tiêu dùng quay lưng với xe hơi Trung Quốc.

Lý do khiến người Việt ghét xe Trung Quốc
Bỏ qua cái nhìn thành kiến hay mang màu sắc chính trị, nhiều người tiêu dùng vẫn không thể ưa nổi những chiếc xe đến từ Trung Quốc. Thực tế cho thấy, chính các nhà sản xuất xe hơi của đất nước đông dân nhất thế giới đã tự “giết” chết sản phẩm của mình.
Không chỉ ở Việt Nam, ôtô Trung Quốc đang ngày càng tệ hơn trong mắt người dùng trên thế giới và ngay cả chính bản thân người dân Trung Quốc. Nhiều chuyên gia Trung Quốc thừa nhận, người dân nơi đây đang tỏ ra kém mặn mà với các dòng xe thuộc những thương hiệu xe hơi nội địa vì các lí do sau đây:
1. Không đảm bảo an toàn
Sở dĩ những chiếc xe Trung Quốc có giá rẻ hơn nhiều so với các thương hiệu xe hơi đến từ châu Âu và Mỹ là do họ đã tiết kiệm được những khoản tiền không nhỏ từ việc cắt giảm chi phí thử nghiệm an toàn. Vì lợi nhuận, họ đã quên việc bảo vệ tính mạng cho người dùng.
Nhiều hãng xe Trung Quốc "ăn bớt" quy trình thử nghiệm an toàn để giảm chi phí.
 Nhiều hãng xe Trung Quốc "ăn bớt" quy trình thử nghiệm an toàn để giảm chi phí. 
Theo Reuter, thay vì 150 lần thử nghiệm an toàn cho mỗi sản phẩm mới, Geely Group, một trong những nhà sản xuất xe hơi lớn nhất Trung Quốc chỉ thử nghiệm 20-25 lần để cắt giảm chi phí. Trong khi đó, đồng nghiệp của Geely trên thế giới tiến hành trung bình 125-150 lần thử cho mỗi sản phẩm mới.
Chính vì thế mà chất lượng và độ an toàn của xe Trung Quốc vẫn ở khoảng cách xa so với xe Mỹ hay châu Âu. Các nhà sản xuất thực hiện rất ít lần thử. Chính phủ có tiêu chuẩn an toàn, nhưng lại không quy định phải thử nghiệm bao nhiêu lần để đảm bảo an toàn trước khi sản xuất.
2. Chất lượng kém
Cũng vì cắt giảm chi phí, rút ngắn quá trình sản xuất, sử dụng vật liệu rẻ tiền… các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc đã khiến những sản phẩm của họ bị đánh giá là có chất lượng tồi kể cả trong sử dụng và độ bền.
Xe Trung Quốc không được đánh giá cao về chất lượng.
  Xe Trung Quốc không được đánh giá cao về chất lượng.
Tốc độ phát triển chóng mặt của nền kinh tế Trung Quốc đã dẫn tới sự ra đời của hơn 100 nhà sản xuất ôtô nội địa vào đầu thế kỷ 21, nhưng họ rất thiếu kinh nghiệm. Và phương thức để tồn tại của họ đơn giản là: nhái thiết kế của các hãng xe ngoại, lược bỏ những chi tiết, trang bị không “thiết yếu” và làm tăng chi phí, ví dụ như làm sao để cửa xe đóng êm, hay cửa số điện và túi khí ở bên ghế phụ. Việc này đương nhiên ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của xe. Sau vài năm sử dụng, cản sốc và tay nắm cửa có thể long ra bất cứ lúc nào.
Còn nhớ, vào tháng 10/2012, cơ quan giám sát tiêu dùng của Australia cho biết, một nhà nhập khẩu của đất nước này đã thu hồi 23.000 chiếc xe do Trung Quốc sản xuất sau khi phát hiện thấy amiăng (một chất có thể gây ung thư) bên trong động cơ và đệm bộ xả của xe. Điều này lại càng tạo nên cái nhìn có phần phản cảm đối với xe hơi Trung Quốc.
3. Sao chép thiết kế
Cũng chỉ vì mục đích cắt giảm chi phí sản xuất mà nhiều doanh nghiệp xe Trung Quốc không thể sáng tạo, họ cắt ngắn quá trình chế tạo xe hơi bằng cách sao chép lại những sản phẩm của hãng xe nước ngoài mà chẳng phải lo lắng gì về vấn đề vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ.
Vì chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như thời gian nên nhiều nhà sản xuất ôtô Trung Quốc không thể phát triển đội ngũ kỹ sư riêng, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế. Do đó, các công ty thường thuê một số trung tâm thiết kế bên ngoài, nơi có những kỹ sư Trung Quốc được đào tạo ở nước ngoài về làm việc.
Các nhà phân tích cho biết, nhóm trung tâm thiết kế chế tạo này hợp tác với 70-80% hãng xe Trung Quốc, dẫn tới việc các công ty ôtô Trung Quốc dùng chung khá nhiều công nghệ và thiết kế.
Kết quả là người tiêu dùng giờ đây cứ nghĩ đến xe Trung Quốc là nghĩ đến hàng nhái. Danh sách những chiếc xe Trung Quốc bị “tố” có kiểu dáng không khác mấy so với xe Mỹ, xe Nhật, xe Đức ngày càng dài thêm.
Nhiều người cho rằng, xe hơi Trung Quốc không có một nét đặc trưng hay sáng tạo gì ngoài đặc trưng “ăn cắp thiết kế”.

Điểm mặt những hãng ô tô sừng sỏ của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Mặc dù vẫn bị đánh giá kém về chất lượng nhưng phải thừa nhận nền công nghiệp ô tô Trung Quốc phát triển cực mạnh với hàng loạt tên tuổi lớn.

Điểm mặt những hãng ô tô sừng sỏ của Trung Quốc
Hãng xe Chery ra đời năm 1997 tại tỉnh An Huy, Trung Quốc chuyên sản xuất ô tô gia đình cỡ nhỏ, SUV, xe tải... Ngoài ra Chery còn lắp ráp các dòng ô tô của các hãng nổi tiếng phân phối ra khắp thế giới.
Hãng xe Chery ra đời năm 1997 tại tỉnh An Huy, Trung Quốc chuyên sản xuất ô tô gia đình cỡ nhỏ, SUV, xe tải... Ngoài ra Chery còn lắp ráp các dòng ô tô của các hãng nổi tiếng phân phối ra khắp thế giới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới