Xe ôtô có cần chạy không tải để làm nóng động cơ vào mùa đông?

Quan niệm ôtô cần chạy không tải để làm nóng động cơ vào mùa đông hiện đã không còn đúng với những mẫu xe đời mới trên thị trường hiện nay.

Xe ôtô có cần chạy không tải để làm nóng động cơ vào mùa đông?
  
Hiện nay, nhiều người có lẽ vẫn còn giữ quan niệm xe ôtô phải chạy không tải để làm nóng động cơ vào mùa đông. Người ta tin rằng việc làm này sẽ tốt cho động cơ hơn. Tuy nhiên, việc làm này có thực sự cần thiết hay không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau.

Xe ôtô có cần chạy không tải để làm nóng động cơ vào mùa đông?

Quan niệm cho xe chạy không tải để làm nóng máy bắt nguồn từ nhiều năm về trước khi động cơ vẫn còn dùng bộ chế hòa khí (bình xăng con) cơ học. Ở nhiệt độ quá thấp, bộ phận này không thể điều tiết chính xác tỷ lệ hòa khí khiến một phần nhiên liệu bơm vào buồng đốt sẽ bị dư thừa, không được đốt cháy triệt để. Vào mùa đông, xăng sẽ không bốc hơi nhanh nên động cơ đời cũ cần thời gian chạy không tải để cải thiện quá trình đốt cháy và ngăn "chết máy" cho đến khi nóng lên.

Ngày nay, động cơ đời mới được trang bị hệ thống phun xăng điện tử, dùng máy tính để điều chỉnh hỗn hợp không khí - nhiên liệu cho phù hợp với các điều kiện vận hành. Bộ điều khiển động cơ ECU sẽ giám sát quá trình vận hành của động cơ bằng các cảm biến để bơm thêm hoặc bớt nhiên liệu khi cần. Do đó, động cơ ngày nay không cần chạy không tải để làm nóng vào mùa đông như trước.

Xe oto co can chay khong tai de lam nong dong co vao mua dong?

Xe ôtô ngày nay không cần chạy không tải để làm nóng động cơ vào mùa đông như trước.

Ở những quốc gia có mùa đông không quá lạnh như Việt Nam, việc cho xe chạy không tải để làm nóng động cơ là không cần thiết. Các hãng ôtô hiện nay cũng không khuyên người dùng phải làm nóng động cơ trước khi khởi hành. Riêng hãng Kia khuyên người dùng làm nóng động cơ với điều kiện nhiệt độ dưới -18 độ C hoặc xe lâu không dùng.
Tác hại của việc cho xe chạy không tải để làm nóng động cơ
Lãng phí nhiên liệu
Theo Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne thuộc Bộ Năng lượng Mỹ (DOE), một chiếc sedan cỡ C điển hình, ví dụ như Honda Civic hay Mazda3, dùng động cơ xăng 2.0L sẽ tiêu thụ khoảng 0,6 lít nhiên liệu nếu chạy không tải trong 1 tiếng. Nghe có vẻ không nhiều nhưng nếu cộng dồn tất cả xe lại với nhau thì sẽ tạo ra con số rất lớn. DOE ước tính những chiếc xe du lịch tại Mỹ có thể gây lãng phí 11 tỷ lít nhiên liệu mỗi năm vì chạy không tải.
Làm hỏng động cơ
Theo ông Stephen Ciatti, kỹ sư trưởng kiêm chuyên gia về động cơ đốt trong tại Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne, khi xe chạy không tải, động cơ sẽ nóng lên chậm hơn so với khi xe chạy trên đường khiến ECU phải tiếp tục cung cấp hỗn hợp không khí - nhiên liệu trong thời gian dài hơn. Vì xăng vốn là chất dung môi nên hỗn hợp không khí - nhiên liệu có thể rửa trôi dầu trên thành xi-lanh hoặc xéc măng. Điều này dẫn đến ma sát giữa các bộ phận tăng lên, đẩy nhanh quá trình ăn mòn và giảm tuổi thọ động cơ.
Thay vì để xe chạy không tải, việc khởi hành luôn sẽ giúp dầu bôi trơn tăng nhiệt độ nhanh hơn và luân chuyển tốt hơn trong động cơ. Dầu bôi trơn động cơ ngày này còn được thiết kế để bám vào các bộ phận trong động cơ thay vì ngay lập tức chảy xuống các-te dầu. Những bộ phận động của động cơ như xi-lanh và xéc măng có thể giãn nở đúng kích cỡ nhờ nhiệt, cho phép động cơ hoạt động tối ưu.
Ô nhiễm môi trường
Không chỉ làm lãng phí nhiên liệu, thói quen chạy không tải để làm nóng động cơ vào mùa đông của một số tài xế còn gây ô nhiễm môi trường. Bộ Năng lượng Mỹ cho biết xe chạy không tải thải ra khoảng 27 triệu tấn CO2 vào môi trường mỗi năm. Đây là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn. Một nghiên cứu vào năm 2009 cho thấy việc xe chạy không tải đóng góp 1,6% vào tổng lượng khí nhà kính tại Mỹ, gần gấp đôi lượng khí thải của ngành sản xuất sắt thép cộng lại.
Nên để xe chạy không tải để làm nóng động cơ trong bao lâu?
Theo ông John Ibbotson, kỹ sư trưởng của tạp chí Consumer Reports, vào mùa đông, người lái có thể cho xe chạy không tải để làm nóng động cơ trong thời gian khoảng 1 phút trước khi đi. Việc làm này sẽ giúp nội thất của xe ấm lên. Tuy nhiên, một số tài xế lại cho xe chạy không tải lâu hơn, lên đến 20 phút, để nội thất thực sự ấm. Thế nhưng, cách nhanh nhất để làm động cơ nóng lên chính là chạy trên đường. Khi bạn chạy xe trên đường, động cơ sẽ chỉ mất vài phút để nóng lên. Con số tương ứng khi chạy không tải là 15 hoặc 20 phút.
Xe oto co can chay khong tai de lam nong dong co vao mua dong?-Hinh-2

Đồng hồ báo nhiệt độ động cơ của xe.

Trong khi đó, theo Bộ Năng lượng Mỹ, tài xế chỉ nên để xe chạy không tải trong thời gian khoảng 30 giây. Thời gian này là đủ để động cơ được bôi trơn toàn bộ.
Động cơ của xe ôtô sẽ được bôi trơn hoàn toàn trước khi đạt nhiệt độ vận hành thông thường, khoảng 87 - 103 độ C. Khi bạn khởi động máy, bơm dầu sẽ lập tức luân chuyển dầu đi khắp nơi để nhanh chóng bôi trơn toàn bộ những bộ phận động của động cơ. Động cơ đời cũ thường khô và chưa được bôi trơn đầy đủ bằng dầu khi mới khởi động. Trong khi đó, xe đời mới đã được cải tiến công nghệ nên động cơ sẽ được bôi trơn đầy đủ trong thời gian vỏn vẹn chỉ 20 - 30 giây. Khi bạn bước vào xe, khởi động máy, thắt dây an toàn, chỉnh tư thế ngồi thoải mái và bật một số tính năng trên xe, động cơ có thể chưa đạt nhiệt độ vận hành tối ưu. Tuy nhiên, lúc này, động cơ đã được bôi trơn đầy đủ và bạn hoàn toàn có thể khởi hành luôn.
Xe oto co can chay khong tai de lam nong dong co vao mua dong?-Hinh-3

Biểu tượng báo động cơ chưa đạt nhiệt độ vận hành của Honda HR-V

Ngoài ra, bạn không nên đạp thốc ga ngay khi mới khởi động máy, dù là vào mùa đông hay mùa hè, mà hãy chờ động cơ đủ nóng rồi mới làm như vậy. Nếu xe của bạn có đồng hồ báo nhiệt độ động cơ thì hãy nhìn vào đây. Khi kim chỉ vào giữa 2 chữ cái "C" (lạnh) và "H" (nóng) nghĩa là động cơ đã đạt nhiệt độ vận hành thông thường. Với một số xe, trên bảng đồng hồ lại có biểu tượng nhiệt kế để báo nhiệt độ động cơ. Khi biểu tượng này bật màu xanh nghĩa là động cơ chưa đạt nhiệt độ vận hành tối ưu. Khi biểu tượng này tắt đi thì mới là lúc động cơ đã đủ nóng.

Bảo quản xe máy thế nào khi không sử dụng thời kỳ giãn cách?

Xe máy, môtô khi không được sử dụng trong thời gian dài cũng gây ra nhiều hỏng hóc gây tốn kém cho chủ sở hữu. Sau đây là một số lưu ý cần thiết cho người dùng tham khảo.
 

Bảo quản xe máy thế nào khi không sử dụng thời kỳ giãn cách?
  

Trong bối cảnh hiện tại, do ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều tới mọi khía cạnh của cuộc sống. Không chỉ gây ảnh hưởng tới con người, đại dịch còn có ảnh hưởng xấu đến những phương tiện tham gia giao thông như môtô, xe máy không sử dụng một thời gian dài.

Bao quan xe may the nao khi khong su dung thoi ky gian cach?
Xe máy, môtô cần được bảo quản đúng cách khi không sử dụng lâu ngày 

Những lỗi vi phạm mới khiến ôtô, xe máy bị tạm giữ ngay

Việc bị tạm giữ phương tiện sẽ khiến chủ xe mất thêm nhiều thời gian, chi phí và công sức đi lại để giải quyết vụ việc vi phạm.

Những lỗi vi phạm mới khiến ôtô, xe máy bị tạm giữ ngay
  

Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định. Thời hạn này có thể tăng lên nhưng tối đa không quá 30 ngày (kể từ ngày tạm giữ) nếu có những tình tiết phức tạp, cần xác minh. Những trường hợp vi phạm dưới đây sẽ bị tạm giữ xe theo quy định.

Đối với người điều khiển ôtô

Căn cứ theo Điểm c, Khoản 6; Điểm a, Điểm c Khoản 8; Khoản 10 của Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Người điều khiển ôtô, các loại xe tương tự ôtô sẽ bị tạm giữ phương tiện nếu:

- ''Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở''.

- ''Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định''.

- ''Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở''.

Nhung loi vi pham moi khien oto, xe may bi tam giu ngay
Những vi phạm khi điều khiển ô tô bị tạm giữ ngay. 

Những lưu ý bỏ túi khi lái xe trong thời tiết mưa bão

Lái xe ôtô trong điều kiện mưa bão luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm... Những lưu ý dưới đây sẽ rất hữu ích giúp bạn di chuyển an toàn khi gặp thời tiết xấu.

Những lưu ý bỏ túi khi lái xe trong thời tiết mưa bão
  
Lái xe an toàn là một trong những nguyên tắc mà các lái xe cần tuân thủ, tuy nhiên trong mùa mưa bão không phải ai cũng nắm chắc. Dưới đây là một số chia sẻ của các lái xe, chuyên gia về lái xe mùa mưa bão.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

 TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Những chính sách đặc biệt của Vingroup

TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh” vừa được Vingroup phát động ngày 10/1 không chỉ giúp Hà Nội giải quyết “giặc ô nhiễm” mà còn cho thấy tấm lòng đáng trân trọng.