Xây Mã Pì Lèng Panorama: Hà Giang bảo có tham vấn, Unesco nói ngược… tại sao?

(Kiến Thức) - UBND tỉnh Hà Giang báo cáo Chính phủ cho biết chuyên gia UNESCO khuyến nghị Hà Giang xây dựng điểm dừng chân trên Mã Pì Lèng, trong khi đó, bản thân giáo sư Guy Martini của UNESCO lại nói ngược so với báo cáo của Hà Giang, khẳng định, vụ việc không được tham vấn với UNESCO. Tại sao lại thế?

Xây Mã Pì Lèng Panorama: Hà Giang bảo có tham vấn, Unesco nói ngược… tại sao?
Liên quan đến Công trình tổ hợp khách sạn, nhà hàng, quán cà phê Panorama ở đèo Mã Pì Lèng ( Hà Giang) không có giấy chứng nhận đầu tư, không được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không có giấy phép xây dựng, và không có văn bản thẩm định của Bộ VHTT&DL nhưng lại xây đến 7 tầng, trong báo cáo gửi Thủ tướng, UBND tỉnh Hà Giang cho biết chuyên gia UNESCO khuyến nghị Hà Giang xây dựng điểm dừng chân trên Mã Pì Lèng. Tuy nhiên, giáo sư Guy Martini của UNESCO lại nói ngược so với báo cáo của Hà Giang, khẳng định, vụ việc không được tham vấn với UNESCO.
Theo đó, mới đây, ngày 8/10, UBND tỉnh Hà Giang có văn bản 412/BC-UBND do Chủ tịch tỉnh này ông Nguyễn Văn Sơn ký báo cáo Chính phủ về công trình sai phạm trên đèo Mã Pì Lèng cho biết,
Theo báo cáo khảo sát của GS Guy Martini - Tổng thư ký Ban điều phối Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu (GGN) của UNESCO và là chuyên gia của GGN vào tháng 2/2018, khuyến nghị tỉnh Hà Giang xây dựng điểm dừng chân phục vụ du khách tại khu vực Mã Pì Lèng (khu vực xây dựng nhà nghỉ Mã Pì Lèng Panorama hiện nay).
Xay Ma Pi Leng Panorama: Ha Giang bao co tham van, Unesco noi nguoc… tai sao?
Công trình nhà nghỉ Mã Pì Lèng Panorama. 
Từ báo cáo khuyến nghị của GS Guy Martini, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức 2 đoàn đi kiểm tra và có văn bản chỉ đạo, giao cho huyện Mèo Vạc triển khai thực hiện, yêu cầu công trình được hoàn thành trước tháng 7/2018 để phục vụ cho kỳ tái đánh giá Công viên địa chất toàn cầu UNESCO cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ 2 năm 2018 vào tháng 9/2018.
Tuy nhiên, trả lời trên Zing, giáo sư Guy Martini, Tổng thư ký Ban điều phối Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu (GGN) của UNESCO và là người trực tiếp gửi khuyến nghị cho tỉnh Hà Giang về phát triển Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn hồi tháng 2/2018, đã phủ nhận được tham vấn và nói việc xây dựng là… “một bất ngờ đáng buồn”.
Theo ông Guy Martini, công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn trong vài năm vừa qua có lượng tăng đáng kể du khách và cần sự phát triển bền vững ở khu vực này, khi phần lớn dân cư ở đây là dân nghèo. Lượng du khách tăng đặc biệt cao ở tuyến đường Mã Pì Lèng. Trước những cảnh rất nguy hiểm ở đây khi dân địa phương và du khách dừng đỗ xe hơi/xe máy ngay giữa đường, du khách đi bộ rất nguy hiểm trên đường, nên ông Guy Martini chỉ đề xuất việc nghiên cứu và thiết lập, nếu có thể, khu vực đỗ xe kết hợp với điểm ngắm cảnh mà có thể chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh quan và ngắm một số yếu tố địa chất đặc trưng riêng của khu vực.
Tổng thư ký Ban điều phối Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu của UNESCO khẳng định chưa bao giờ được thông báo hay tham vấn về việc có thể xây nhà nghỉ 7 tầng ở đó và bày tỏ sự ngạc nhiên khi một công trình vi phạm pháp luật ở khu vực nhạy cảm vậy mà Ban quản lý Công viên Đồng Văn không phát hiện và ngăn chặn trước khi công trình hoàn thành.
Trước đó, công trình nhà nghỉ, nhà hàng Panorama xây dựng trái phép tại đèo Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc thu hút sự quan tâm của dư luận khi xây dựng hoàn thiện 7 tầng và đưa vào sử dụng nhưng đây vẫn là công trình “4 không”: Không có Giấy chứng nhận đầu tư, không được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không có giấy phép xây dựng, và không có văn bản thẩm định của Bộ VHTT&DL. Nhiều ý kiến cho rằng, sự tồn tại của công trình trên phá vỡ cảnh quan Mã Pì Lèng nên kêu gọi tẩy tray, thậm chí yêu cầu tháo dỡ.
Ngay trong báo cáo do Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn ký đã nêu rõ, công trình này nằm ngoài khu vực bảo vệ I và II của danh lam thắng cảnh Mã Pì Lèng. Tuy nhiên, theo Điều 36, Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009, công trình này có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của danh thắng Mã Pì Lèng. Do đó cần có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Về hồ sơ công trình nhà nghỉ, nhà hàng Panorama chưa có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư và cấp phép xây dựng. UBND tỉnh Hà Giang xác định trách nhiệm ban đầu thuộc UBND huyện Mèo Vạc trong công tác quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng.
Quan điểm và phương hướng giải quyết vấn đề này của UBND tỉnh Hà Giang là không bao che sai phạm và kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan. Đồng thời khắc phục những sai phạm trong xây dựng công trình nhà nghỉ, nhà hàng Panorama tại khu vực Mã Pì Lèng theo đúng các quy định của pháp luật. Đặc biệt, đối với các vấn đề xác định ảnh hưởng cảnh quan, môi trường, UBND tỉnh Hà Giang báo cáo xin ý kiến của Bộ VHTT&DL và mời các chuyên gia đánh giá giúp làm cơ sở để xử lý các vi phạm theo quy định.
Trong cuộc họp báo sáng 8/10, Đại diện Bộ Văn hóa cho biết chưa nhận được bất kỳ văn bản nào của tỉnh Hà Giang đề nghị có ý kiến thẩm định đối với công trình này. Chỉ đạo ban đầu là xây điểm dừng chân để du khách ngắm cảnh, đến nay tại đây đã mọc lên một công trình bê tông cốt thép 7 tầng với cái tên Mã Pì Lèng Panorama.
Trước đó, Bộ VHTT&DL cũng đã có thông tin chính thức liên quan đến công trình này. Tương tự như quan điểm của UBND tỉnh Hà Giang, Cục Di sản văn hóa cũng cho rằng việc xây dựng công trình nói trên không thuộc khu vực khoanh vùng bảo vệ khu vực I và khu vực II của di tích, không phải công trình bảo vệ và phát huy giá trị của di tích, do đó, phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật về xây dựng và các quy định liên quan.
Tuy nhiên, Điều 36, Luật Di sản văn hóa quy định: “Khi phê duyệt dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích quy định tại Điều 32 của Luật này mà xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường – sinh thái của di tích thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch”.
Bộ VHTTDL cũng khẳng định, cho đến trước khi vụ việc trở nên “nóng” trong dư luận, Bộ vẫn chưa nhận được bất kỳ văn bản nào của tỉnh Hà Giang đề nghị có ý kiến thẩm định đối với công trình xây dựng tại khu vực đèo Mã Pì Lèng.
Chánh Văn phòng Bộ VHTT&DL Nguyễn Thái Bình cho biết thêm, theo quan điểm của Bộ, bất cứ công trình nào, nằm trên địa điểm du lịch hay trên toàn lãnh thổ Việt Nam, nếu xây dựng trái phép thì cũng sẽ phải bị xử lý nghiêm. Cũng trong ngày 8/10, Đoàn công tác của Bộ do Cục Di sản văn hoá chủ trì đã lên Hà Giang thanh, kiểm tra việc xây dựng công trình trên.
“Các di tích, di sản văn hoá cần phải có biện pháp bảo vệ, tránh những nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực”, ông Nguyễn Thái Bình khẳng định. Dù là công trình có tính chất khuyến khích, thúc đẩy du lịch phát triển nhưng không tuân thủ quy định pháp luật, Bộ không ủng hộ. “Chúng ta phải có biện pháp, hình thức bảo vệ tốt nhất danh lam thắng cảnh quốc gia Mã Pì Lèng”, ông Nguyễn Thái Bình nói.
Liên quan việc, UBND tỉnh Hà Giang báo cáo Chính phủ cho biết chuyên gia UNESCO khuyến nghị Hà Giang xây dựng điểm dừng chân trên Mã Pì Lèng, trong khi đó, bản thân giáo sư Guy Martini của UNESCO lại nói ngược so với báo cáo của Hà Giang, khẳng định, vụ việc không được tham vấn với UNESCO, dư luận cho rằng, UBND tỉnh Hà Giang cần có sự giải thích lý do vì sao lại báo cáo như thế? Có phải đây là nội dung báo cáo không trung thực nhằm biện minh cho việc, UBND tỉnh Hà Giang có chủ trương xây một điểm dừng chân trên đèo Mã Pì Lèng và là nguyên nhân của sự xuất hiện công trình nhà nghỉ, nhà hàng Panorama?

Chủ đầu tư cắm “gai bê tông” trên đỉnh Mã Pì Lèng là ai?

Công trình nhà nghỉ, nhà hàng 7 tầng được xây dựng kiên cố, choán giữa một khoảng rộng xanh rợp giữa đỉnh đèo Mã Pì Lèng do một phụ nữ có hộ khẩu thường trú tại Thành phố Hà Giang làm chủ đầu tư.

Chủ đầu tư cắm “gai bê tông” trên đỉnh Mã Pì Lèng là ai?
Di sản Mã Pì Lèng (còn gọi là Mã Pí Lèng) - niềm tự hào của người dân địa phương Hà Giang nói riêng và niềm tự hào của quốc gia nói chung đang trở nên “hot” hơn bao giờ hết nhưng không phải vì cảnh sắc tuyệt đẹp hiếm có của một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam, mà bởi vì một công trình bê tông kiên cố bất ngờ xuất hiện giữa lòng di sản này. Đó là tổ hợp nhà nghỉ, nhà hàng, cà phê quy mô lớn.
Chu dau tu cam “gai be tong” tren dinh Ma Pi Leng la ai?
 Công trình xây dựng tại vị trí đắc địa, phá vỡ cảnh quan di tích, danh thắng cấp quốc gia Mã Pì Lèng. Ảnh: Dân Việt

Mã Pì Lèng trước khi bị bê tông hóa đẹp thế này sao?

(Kiến Thức) - Trước khi bị bê tông hoá thì con đèo Mã Pì Lèng từng hoang sơ và hùng vĩ và không hổ danh là "tứ đại danh đèo" miền Bắc.

Mã Pì Lèng trước khi bị bê tông hóa đẹp thế này sao?
Ma Pi Leng truoc khi bi be tong hoa dep the nay sao?
 Giữa núi rừng hùng vĩ của Hà Giang, Mã Pì Lèng là một trong những điểm check-in nổi tiếng mà du khách có thể ngắm nhìn trọn vẹn khung cảnh non nước hữu tình.

Bị CĐM kêu gọi tẩy chay, tại sao Mã Pì Lèng Panorama vẫn "cháy phòng"?

(Kiến Thức) - Dù bị CĐM lên tiếng kêu gọi tẩy chay nhưng thực tế Mã Pì Lèng Panoramavẫn cháy phòng vậy lý do từ đâu?

Bị CĐM kêu gọi tẩy chay, tại sao Mã Pì Lèng Panorama vẫn "cháy phòng"?
Bi CDM keu goi tay chay, tai sao Ma Pi Leng Panorama van
Nhiều ngày qua, cư dân mạng kêu gọi tẩy chay khách sạn 7 tầng Mã Pì Lèng Panorama nằm giữa con đèo. Công trình này được ví von như những cái "răng sâu" bê tông lổn nhổn dọc bờ dốc hùng vĩ, phá hoại khung cảnh thiên nhiên.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.