Vua Minh Mạng xử lý các tập đoàn cường hào

Cả một “bộ sậu” quan lại ở Nam Định, từ cấp trấn xuống cấp huyện thoái hóa, biến chất, trở thành “tập đoàn cư­ờng hào” hà hiếp dân chúng nặng nề…

Vua Minh Mạng xử lý các tập đoàn cường hào

Thời phong kiến, hệ thống thanh tra của nhà nước gồm các cơ quan: Đô Ngự sử (từ thời Nguyễn đổi thành Viện Đô sát) ở cấp trung ương, Giám sát Ngự sử ở cấp liên trấn (thời Nguyễn là cấp liên tỉnh) và Hiến ty ở cấp trấn (thời Nguyễn là tỉnh).

Vua Minh Mang xu ly cac tap doan cuong hao

Lăng vua Minh Mạng ở Huế.

Mỗi cơ quan, mỗi cấp thanh tra này có chức năng, nhiệm vụ riêng, song đều có nhiệm vụ chung là kiểm tra, giám sát quan lại, phát hiện các vụ việc tiêu cực của họ. Các cơ quan cũng như các chức quan của hệ thống thanh tra này hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào nhau và cũng không phụ thuộc vào cơ quan hành chính cũng như cơ quan ngành dọc cùng cấp hoặc trên cấp. Chẳng hạn, một vị Hiến sát sứ ở Hiến ty (thanh tra cấp tỉnh), phát hiện một vị quan tỉnh tham tang, có quyền tâu thẳng lên Viện Đô sát, thậm chí tâu thẳng lên vua, không cần thông qua Giám sát Ngự sử (thanh tra cấp liên tỉnh); cũng không phải thông qua Tổng đốc hay Tuần phủ là các quan đứng đầu tỉnh đó.

Ngoài ra, những khi một địa phương nào đó trải qua binh đao, quan lại ức hiếp dân chúng gây tao loạn, các vua thường cử đoàn thanh tra đặc biệt, gọi là Kinh lược sứ, gồm các quan đại thần có uy tín, tài năng và công tâm đến, có nhiệm vụ làm rõ nguyên nhân, ổn định tình hình; được toàn quyền giải quyết các vụ việc ở địa phương đó rồi tâu báo lại với vua.

Vào tháng Tư­ năm Đinh Hợi, triều Vua Minh Mạng (tháng 5 năm 1827), tại trấn Nam Định (từ năm 1831 đổi thành tỉnh Nam Định), nhân dân gặp nhiều đau khổ vì nạn trộm cư­ớp hoành hành và quan lại địa phương nhũng nhiễu, hà hiếp. Nhiều đơn thư kêu cứu liên tiếp gửi vào triều đình Huế. Vua Minh Mạng bèn phái một đoàn Kinh l­ược sứ, đứng đầu là các quan đại thần Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Kim Xán ra Bắc xem xét tình hình.

Đến Nam Định, các quan Kinh lư­ợc một mặt khẩn cấp xét cấp tiền gạo cho những người bị hại ở các làng quê; mặt khác đi đến các phủ huyện nào cũng cho phép người dân được đến gặp quan thanh tra triều đình phản ánh tình hình quan lại địa phương.

Sau một thời gian, đoàn Kinh lược sứ thu được rất nhiều chứng cứ về các hành vi tham tang, ức hiếp dân chúng của quan lại các cấp trấn này. Một số quan cấp phủ, huyện bị đưa ra xét xử ngay, khiến cho nhiều quan các phủ huyện khác lo sợ. Từ nỗi lo sợ “dắt dây” của quan lại các phủ huyện, các quan Kinh lược sứ phát hiện ra đầu mối của tình hình tao loạn ở trấn Nam Định chính là một số quan chức trấn này, gồm Cai án Phạm Thanh, Thư ký Bùi Khắc Tham. Họ là những kẻ “gian tham, giảo quyệt, hung ác, ng­ười trong vùng đều oán giận”. Nghe tin có quan Kinh lược sứ của triều đình về, các quan tham này đều lo sợ, đến nỗi Phạm Thanh bỏ cả ấn tín, công sở chạy trốn.

Vụ việc đư­ợc tâu lên Vua Minh Mạng. Vua lệnh cho các quan Kinh lược sứ phải bắt bằng đ­ược Phạm Thanh, bằng không sẽ bị xử theo luật “cố thả”. Vua lại dụ quở trách các quan trấn thần Nam Định: “Lũ các ngươi làm quan trong hạt lại để có nhiều kẻ tham lam, làm hại dân, rồi lại bao che cho chúng mà nói dối vua, dám tâu rằng không xét thấy việc tham bỉ. Đến như­ Phạm Thanh tội lớn, khi Kinh lư­ợc sứ đến nơi thì sự việc vỡ lở nên lọt tin ra để nó trốn đ­ược. Các ng­ươi trị dân thì vỗ nuôi sai pháp, giặc nổi như­ ong; xét quan thì không biết phân biệt, dung túng thiên vị, như­ thế thì khép vào tội cách chức ch­ưa thỏa”.

Rồi Vua ra lệnh giải chức của các quan đầu trấn Nam Định là Đỗ Văn Thịnh, Trần Chính Đức, Vũ Đức Khuê; đồng thời lệnh cho họ trong ba tháng phải bắt được những kẻ phạm tội, căn cứ vào đó để xét giảm tội hay không.

Nghe tin vậy, Bùi Khắc Kham cũng bỏ trốn, như­ng ít lâu sau cùng bị bắt với Phạm Thanh. Nhân dân địa phư­ơng lại đem các việc làm xấu xa của họ ra tố cáo. Vua Minh Mạng sai giải bọn Thanh – Kham đến chợ trung tâm của trấn, chém ngang lư­ng, tịch thu gia tài của chúng đem chia cho những ng­ười dân nghèo.

Đoàn Kinh l­ược sứ còn đi xem xét một số phủ, huyện khác, điều tra và đề nghị trị tội một số quan lại thoái hóa. Tri phủ Kiến X­ương Nguyễn Công Tuy tham tang phải tội chết, Đồng Tri phủ Ứng Hòa Phan Thọ Vực và Tri huyện Đại An Nguyễn Văn Nghiêm cố ý dung túng cho các nha lại nhũng nhiễu hại dân đều bị cách chức. Nhiều quan của các nha phủ khác qua tra xét thấy không xứng đáng chức đã bị truất bãi về làm dân.

Lời bàn:

Vụ việc trên đây được ghi rõ trong sách Đại Nam thực lục – bộ quốc sử của nhà Nguyễn. Từ vụ việc này cho thấy những bài học giá trị với việc quản lý xã hội và công tác thanh tra, giám sát quan lại ở các địa phương.

Một là, mặc dù hệ thống thanh tra của Nhà nước phong kiến có đủ “lệ bộ”, quy chế thanh tra, kiểm tra, giám sát khá rõ ràng, thậm chí với nguyên tắc thanh tra độc lập – như đã nêu ở trên, nhưng vẫn có không ít vụ quan lại vi phạm pháp luật với hai tội danh, cũng là hai “đặc trưng” cơ bản là lợi dụng chức vụ để tham tang và ức hiếp dân chúng; nhiều vụ diễn ra rất trầm trọng, khiến triều đình phải cử đoàn thanh tra đặc biệt về xem xét mà vụ việc ở trấn Nam Định trên đây là điển hình. Đó là vì, chỉ cần lơi lỏng một chút trong công tác thanh, kiểm tra, các quan lại “sẵn sàng” lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật và nỗi lo ngại của người dân về những nỗi khổ ải mỗi khi phải đến cơ quan công quyền, cơ quan pháp luật; sự quan liêu của bộ máy công quyền, sự dung túng – và cả thông đồng, “bảo kê” của quan trên; tình trạng thông tin liên lạc kém v. v. để phạm tội. Cho nên, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát luôn phải thường xuyên, sâu sát mới có thể ngăn chặn, hạn chế tình trạng quan lại lợi dụng để phạm tội; không thể để khi sự việc xảy ra mới cử đoàn thanh tra đặc biệt về giải quyết, bởi khi đó, hậu quả đã rất nặng nề.

Hai là, cả một “bộ sậu” quan lại ở Nam Định, từ cấp trấn xuống cấp huyện thoái hóa, biến chất, trở thành “tập đoàn cư­ờng hào” hà hiếp dân chúng nặng nề như­ thế, nếu không có sự sâu sát và nghiêm minh của các quan Kinh l­ược sứ thì chắc chắn, những “quan cường hào” vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, sau khi “tai qua nạn khỏi” sẽ quay lại tham nhũng và ức hiếp dân, dân lại khổ thêm biết chừng nào. Cho hay, thanh tra phát hiện các vụ việc tiêu cực đã là cần thiết, giải quyết dứt điểm vụ việc đó, hay nói một cách khác, phải “trị tận gốc, bốc tận rễ” mới là điều quan trọng.

Ba là, công lao phát hiện ra những tiêu cực, thoái hóa biến chất của quan trấn Nam Định đầu tiên chính là những người dân ở trấn này. Cho hay, có hệ thống thanh tra các cấp với đầy đủ quy chế, quy tắc làm việc rõ ràng cũng chỉ là một điểu kiện ban đầu, để phát hiện ra các vụ việc tiêu cực của quan lại địa phương, người làm công tác thanh tra phải gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến của người dân.

Bốn là, việc xử lý các quan lại thoái hóa, biến chất ở trấn Nam Định rất kiên quyết và nghiêm khắc còn có vai trò rất lớn của Vua Minh Mạng.

Hoàng thành Thăng Long xưa được bảo vệ thế nào?

(Kiến Thức) - Theo quy định tại Quốc triều hình luật, chìa khóa tất cả các cửa trong Hoàng thành nói chung và các cung điện đều do vua giữ.

Hoàng thành Thăng Long xưa được bảo vệ thế nào?
Kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long tồn tại nguyên vẹn đến nay không còn nhiều, quy mô của nó phần nào chỉ được thấy qua ghi chép tản mạn của sử sách và một số bản đồ cổ. Còn những thông tin về đời sống, sinh hoạt…trong Hoàng thành hầu như không có, ngoại trừ bao phủ dưới lớp đất là những dấu tích ẩn chứa bề dày thời gian mới “phát lộ” cách đây không lâu.

Tiết lộ thú vị ngày làm việc của quan lại xưa

(Kiến Thức) - Một ngày làm việc của quan lại nhà Thanh thường bắt đầu từ 3h sáng. Họ cũng phải đi một quãng đường xa mới kịp dự buổi chầu sớm.

Tiết lộ thú vị ngày làm việc của quan lại xưa
Tiét lọ thú vị ngày làm viẹc của quan lại nhà Thanh
Tiết lộ thú vị ngày làm việc của quan lại nhà Thanh (Ảnh mình họa) 
Học giả nổi tiếng Dương Liên Thăng đã từng nghiên cứu và viết một bài văn về thời gian biểu của một quan viên nhà Thanh và phát hiện ra ngày nghỉ của các quan lại các vương triều cổ đại Trung Quốc càng về sau càng ít. Nếu ở triều Đường, triều Nguyên đi làm 10 ngày thì được nghỉ 1 ngày, đến triều Minh, triều Thanh chế độ này đã bị hủy bỏ do 2 nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, là do công việc đảm nhiệm ngày càng nhiều, lễ nghi ngày càng rườm rà, phức tạp. Thứ 2, quyền lực tập trung tối cao vào tay hoàng đế, bản thân hoàng thượng còn bận rộn thì làm sao quan lại có nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Có một chi tiết rất thú vị mà chúng ta không thể ngờ được, thời gian hoàng thượng thượng triều sớm đến kinh ngạc, thông thường bắt đầu từ 5, 6 giờ sáng, hoàng đế triều Thanh thường thị triều ở Di Hòa Viên ngoại thành Bắc Kinh, để có thể đến dự đúng giờ có lẽ các quan viên bắt buộc phải thức dậy lúc nửa đêm. Chúng ta cùng xem nhật ký của Uẩn Dục Đỉnh một vị quan làm việc trong Chiêm Sự phủ.
Tiét lọ thú vị ngày làm viẹc của quan lại nhà Thanh-Hinh-2
Tiết lộ thú vị ngày làm việc của quan lại nhà Thanh (Ảnh mình họa)  
Nếu mỗi lần dự buổi chầu sớm ông ta cần ra khỏi nhà vào lúc 3 giờ đêm. Vì đường đi xa lại lầy lội nên đến được cửa Đông An cũng đã là bình minh. Cũng có thể nói, từ nhà đến được địa điểm chầu phải đi mất khoảng 2 giờ đồng hồ, thậm chí còn hơn thế mới đến nơi. Trên đường đi do thời gian nhàn rỗi nhiều nên các quan lại có thể đọc sách trên xe ngựa hay kiệu, có những người chỉ cần 2 ngày đã có thể đọc hết 1 quyển sách đủ biết đoạn đường từ nhà đến nơi thượng triều không hề gần chút nào. Sau khi đến nơi còn phải ngồi chờ trong triều phòng rất lâu. 
Vào mùa đông gặp hôm trời tuyết, đường trơn lầy lội, ngồi trong xe bị vùi dập lên xuống thêm với việc không có thiết bị giữ ấm thì rất dễ nhiễm hơi lạnh. Chính Uẩn Dục Đỉnh có lần gặp hoàng đế Quang Tự đã phải thốt lên “Thiên nhiên thanh giảm, thâm dĩ vi ưu, cánh vô nhân cảm dĩ nhiếp dưỡng chi thuyết vi thánh minh cáo giả” ý muốn nói rằng, sắc mặt của hoàng thượng không được tốt cũng bời do thượng triều quá sớm.
Có một lần chúc thọ Từ Hi thái hậu, Uẩn Dục Đỉnh đã phải thức dậy từ lúc 1 rưỡi sáng và lên đường. Đầu tiên phải đến nghỉ ở lều vải căng ở Chiêm Sự phủ ngoài Đông Cung môn để chờ vào Di Hòa Viên và phải chuẩn bị mọi thứ cho buổi lễ chúc thọ xong xuôi trước khi bình minh lên.
Nhưng nếu chỉ thông qua sự miêu tả ở trên để đoán định khối lượng công việc của một ngày làm việc thông thường của một quan viên thời nhà Thanh là quá vất vả thì lại không được chính xác cho lắm. Bởi vì, sau giờ thượng triều các quan viên có thể trở về nhà mà không nhất thiết phải ngồi trực trong cung, họ có thể ngủ bù một giấc đến tận khi mặt trời lặn cũng chả ai quản

Những bí ẩn về phận đời thái giám sau cung cấm

Thái giám được đưa vào cung cấm để rồi cuộc đời dần lãng quên khiến thân phận những thái giám này là một trong những câu chuyện dài ẩn chứa sau cánh cửa Tử Cấm Thành...

Những bí ẩn về phận đời thái giám sau cung cấm
Những phận đời buồn tủi…

Đọc nhiều nhất

Tin mới