Tiết lộ thú vị ngày làm việc của quan lại nhà Thanh (Ảnh mình họa) |
Học giả nổi tiếng Dương Liên Thăng đã từng nghiên cứu và viết một bài văn về thời gian biểu của một quan viên nhà Thanh và phát hiện ra ngày nghỉ của các quan lại các vương triều cổ đại Trung Quốc càng về sau càng ít. Nếu ở triều Đường, triều Nguyên đi làm 10 ngày thì được nghỉ 1 ngày, đến triều Minh, triều Thanh chế độ này đã bị hủy bỏ do 2 nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, là do công việc đảm nhiệm ngày càng nhiều, lễ nghi ngày càng rườm rà, phức tạp. Thứ 2, quyền lực tập trung tối cao vào tay hoàng đế, bản thân hoàng thượng còn bận rộn thì làm sao quan lại có nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Có một chi tiết rất thú vị mà chúng ta không thể ngờ được, thời gian hoàng thượng thượng triều sớm đến kinh ngạc, thông thường bắt đầu từ 5, 6 giờ sáng, hoàng đế triều Thanh thường thị triều ở Di Hòa Viên ngoại thành Bắc Kinh, để có thể đến dự đúng giờ có lẽ các quan viên bắt buộc phải thức dậy lúc nửa đêm. Chúng ta cùng xem nhật ký của Uẩn Dục Đỉnh một vị quan làm việc trong Chiêm Sự phủ.
Tiết lộ thú vị ngày làm việc của quan lại nhà Thanh (Ảnh mình họa) |
Nếu mỗi lần dự buổi chầu sớm ông ta cần ra khỏi nhà vào lúc 3 giờ đêm. Vì đường đi xa lại lầy lội nên đến được cửa Đông An cũng đã là bình minh. Cũng có thể nói, từ nhà đến được địa điểm chầu phải đi mất khoảng 2 giờ đồng hồ, thậm chí còn hơn thế mới đến nơi. Trên đường đi do thời gian nhàn rỗi nhiều nên các quan lại có thể đọc sách trên xe ngựa hay kiệu, có những người chỉ cần 2 ngày đã có thể đọc hết 1 quyển sách đủ biết đoạn đường từ nhà đến nơi thượng triều không hề gần chút nào. Sau khi đến nơi còn phải ngồi chờ trong triều phòng rất lâu.
Vào mùa đông gặp hôm trời tuyết, đường trơn lầy lội, ngồi trong xe bị vùi dập lên xuống thêm với việc không có thiết bị giữ ấm thì rất dễ nhiễm hơi lạnh. Chính Uẩn Dục Đỉnh có lần gặp hoàng đế Quang Tự đã phải thốt lên “Thiên nhiên thanh giảm, thâm dĩ vi ưu, cánh vô nhân cảm dĩ nhiếp dưỡng chi thuyết vi thánh minh cáo giả” ý muốn nói rằng, sắc mặt của hoàng thượng không được tốt cũng bời do thượng triều quá sớm.
Có một lần chúc thọ Từ Hi thái hậu, Uẩn Dục Đỉnh đã phải thức dậy từ lúc 1 rưỡi sáng và lên đường. Đầu tiên phải đến nghỉ ở lều vải căng ở Chiêm Sự phủ ngoài Đông Cung môn để chờ vào Di Hòa Viên và phải chuẩn bị mọi thứ cho buổi lễ chúc thọ xong xuôi trước khi bình minh lên.
Nhưng nếu chỉ thông qua sự miêu tả ở trên để đoán định khối lượng công việc của một ngày làm việc thông thường của một quan viên thời nhà Thanh là quá vất vả thì lại không được chính xác cho lắm. Bởi vì, sau giờ thượng triều các quan viên có thể trở về nhà mà không nhất thiết phải ngồi trực trong cung, họ có thể ngủ bù một giấc đến tận khi mặt trời lặn cũng chả ai quản
Tiết lộ thú vị ngày làm việc của quan lại nhà Thanh (Ảnh mình họa) |
Nếu chúng ta sẽ lấy thời gian biểu nghỉ ngơi của Uẩn Dục Đỉnh để so sánh thì thấy công việc chính của ông ta trong Chiếm Sự phủ tương đương như sử quan phụ trách việc ghi chép sinh hoạt hàng ngày của hoàng thượng, kiêm hiệu đính chỉnh sửa một số sử thư. Theo lý mà nói sẽ là người thường xuyên kề cận bên cạnh hoàng thượng. Nhưng ngoài những lúc hoàng thượng tổ chức các nghi thức cần phải ở bên cạnh hầu hạ ra thì thời gian rảnh rỗi thỉnh thoảng mới phải đến sử quán, bình thường đều là do sử quán phái người mang bản thảo giao tận phủ, ngày trả bản thảo cũng không có quy định nghiêm ngặt vì thế thời gian làm việc rất thoải mái.
Những việc công khi thượng triều, sắp xếp các ca trực thậm chí có thể tự bàn bạc và được sắp xếp trước. Ví dụ cuối năm 1898 ở Chiêm Sự phủ quy định có 12 ca trực, Uẩn Dục Đỉnh tự mình chọn ca thứ 4 để thượng triều những ca còn lại đương nhiên ông ta sẽ không phải tham gia. Trong 4 lần thượng triều có một lần vì phải dậy từ 1 giờ sáng nên trên đường bị chóng mặt nôn mửa phải quay về. Vì thế có thể nói thời gian làm việc công của các quan viên không có gì là áp lực hay vất vả.
Tiết lộ thú vị ngày làm việc của quan lại nhà Thanh (Ảnh mình họa) |
Nhưng nếu đem so sánh quỹ thời gian trong một ngày thì Uẩn Dục Đỉnh tiêu tốn nhiều thời gian và sức lực hơn vào việc họp mặt với thân bằng cố hữu, họ hàng, khoa cử đồng khoa hay tiếp khách ngoại giao. Ngoài ra việc hồi đáp thư hàm và thời gian rảnh rỗi đi dạo lưu ly xưởng tìm mua những sách cũ cũng là những hoạt động vô cùng quan trọng, còn thời gian rảnh rỗi thì hành nghề y bốc thuốc chữa bệnh.
Nhìn bề ngoài các quan viên chỉ vất vả vì phải dậy sớm dự chầu chứ khối lượng công việc không nhiều như chúng ta nghĩ, nhưng việc cá nhân thì đúng là rất đáng sợ. Hàng ngày những quan viên như ông ta thường xuyên đi ăn cơm, dự tiệc, tiếp khách gần như chiếm phần lớn thời gian mỗi ngày của ông ta. Có một lần Uẩn Dục Đỉnh liên tiếp phải tiếp 10 mấy vị khách đến nỗi chân mỏi nhừ đau buốt không thể đi nổi, đã phải thốt lên rằng “ rốt cuộc chả có chuyện gì chính đáng, chả có lời nào liên quan, lãng phí thời gian, hao tổn tinh thần”.
Theo ghi chép trong nhật ký, chỉ trong vòng buổi sáng ngày 20/12/1906 Uẩn Dục Đỉnh liên tục phải tiếp 5 đợt khách nên đã nôn mửa. Ông ta đã từng than thở rằng: “Người phương tây gặp nhau là để bàn luận công việc sau đó ai nấy không cần đưa,tiễn. Trong bữa tiệc chỉ nói chuyện phiếm chứ không bàn công việc. Nhưng người trung Quốc thì ngược lại, những người đến thăm viếng rõ ràng là có việc muốn nói muốn bàn nhưng trước tiên cứ làm vô số những việc hoặc nói vô số những chuyện vô bổ rồi mới đề cập đến việc chính. Đợi đến lúc nói đến chuyện cần thiết thì cũng con cà con kê mãi cũng không nói xong mà trên thực tế chỉ cần vài câu là nói xong hết những gì cần nói. Cứ như thế thì chủ nhà sao không mệt, sao không sợ gặp khách”.
Nếu chúng ta căn cứ vào ghi chép nhật ký một ngày hoạt động bình thường của Uẩn Dục Đỉnh thì ta thấy trung bình một quan viên triều Thanh dành rất ít thời gian để giải quyết việc, phần lớn hao phí cho giải quyết những việc tư. Điều này sướng hay khổ, nhàn hay vất vả chỉ có người trong cuộc là cảm nhận được mà thôi.