Vụ Việt Á: Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long bị đề nghị 19-20 năm tù

Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long bị đề nghị mức án 19 - 20 năm tù về tội Nhận hối lộ với cáo buộc nhận 2,25 triệu USD từ Việt Á.

Sáng 8/1, phiên tòa xét xử vụ Việt Á chuyển sang phần tranh luận. Đại diện VKS trình bày quan điểm luận tội và đề nghị HĐXX xử phạt các bị cáo mức án. Đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Phan Quốc Việt (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á) mức án 15-16 năm tù về tội Đưa hối lộ; 15-16 năm tù về tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hình phạt 30 năm tù.
Vu Viet A: Cuu Bo truong Y te Nguyen Thanh Long bi de nghi 19-20 nam tu
Các bị cáo tại phiên tòa. 
Bị cáo Vũ Đình Hiệp (Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á) bị đề nghị mức án 8-9 năm tù về tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; 8-9 năm tù về tội Đưa hối lộ. Tổng hình phạt 16-18 năm tù. Đối với nhóm bị cáo bị truy tố tội Nhận hối lộ, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) mức án 19-20; Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc CDC Hải Dương) mức án 13-14 năm tù;
Trịnh Thanh Hùng (cựu Vụ Phó thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) mức án 14 -15 năm tù; Nguyễn Huỳnh (cựu Phó phòng Quản lý giá thuốc, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế) mức án 9-10 năm tù; Đối với tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, bị cáo Phạm Xuân Thăng (cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương) bị VKS đề nghị mức án 5-6 năm tù; Phạm Mạnh Cường (cựu Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương) bị đề nghị mức án 5-6 năm tù.
Các bị cáo còn lại ở nhóm tội Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí; Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; bị Viện kiểm sát đề nghị mức án từ 30 tháng tù đến 15 năm tù.
Theo cáo buộc, Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Huỳnh biết rõ test xét nghiệm COVID-19 là sản phẩm thuộc sở hữu của Nhà nước, Công ty Việt Á không phải là đối tượng được cấp số đăng ký. Tuy nhiên, 2 bị cáo đã đồng ý theo đề nghị của Phan Quốc Việt; lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp, chỉ đạo tới các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giúp Công ty Việt Á xuyên suốt trong quá trình cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, chính thức cho test xét nghiệm trái quy định của pháp luật.
Từ đó, biến test xét nghiệm từ sản phẩm thuộc sở hữu nhà nước thành sở hữu của Công ty Việt Á; giúp Công ty Việt Á được hiệp thương giá, thanh toán 200.000 test xét nghiệm theo giá nâng khống, công khai giá để tạo mặt bằng giá test xét nghiệm và giới thiệu với các lãnh đạo tỉnh, thành phố để bán thương mại test xét nghiệm COVID-19 .
Quá trình giúp Công ty Việt Á, Nguyễn Thanh Long đã thông qua Nguyễn Huỳnh nhận tiền hối lộ của Phan Quốc Việt 2,25 triệu USD. Nguyễn Huỳnh nhận tổng cộng 2,2 triệu USD và 4 tỷ đồng, trong đó số tiền 2,2 triệu USD, Huỳnh nhận để chuyển cho Long.
Tại phiên tòa, ông Nguyễn Thanh Long thừa nhận sai phạm và nói “tôi đã sai, tôi xin lỗi". Bên cạnh việc nhận sai, ông Long giải trình thêm, trong việc cấp phép chính thức cho kit test Việt Á, ông Long có đôn đốc nhưng là đôn đốc chung chứ không chỉ riêng kit test Việt Á, không có bất kỳ ưu ái. Ông Long lý giải đôn đốc vì muốn có nhiều sản phẩm trong chống dịch để tạo sự cạnh tranh và đã có tới 169 sản phẩm test được cấp phép. Ông Long cũng trình bày trong quá trình điều tra đã thể hiện sự thành khẩn, tác động gia đình khắc phục toàn bộ số tiền nhận hối lộ và xin được Tòa xem xét.
>>> Xem thêm video: Báo cáo rõ vụ Việt Á và chuyến bay giải cứu sau giám sát

Nguồn: VTV.

“Nóng” vụ Việt Á, Bình Định thanh tra đấu thầu, mua sắm thiết bị y tế

Ngày 23/12, UBND tỉnh Bình Định cho biết, đã có văn bản về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong đấu thầu, mua sắm vật tư y tế.

“Nóng” vụ Việt Á, Bình Định thanh tra đấu thầu, mua sắm thiết bị y tế
Ngày 23/12, UBND tỉnh Bình Định cho biết, đã có văn bản về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong đấu thầu, mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, vật tư y tế, trang thiết bị y tế.

Còn bao nhiêu quan chức “rơi nước mắt” vì nhận tiền của Việt Á?

Còn bao lãnh đạo, cựu lãnh đạo ngành y tế đã và sẽ phải “rơi nước mắt” vì trót nhận tiền từ Việt Á?

Còn bao nhiêu quan chức “rơi nước mắt” vì nhận tiền của Việt Á?
Đến cuối tháng 5/2022, cơ quan điều tra Bộ Công an, cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng và công an các địa phương đã khởi tố, bắt tạm giam 58 người liên quan đến vụ án Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á). Trong đó, có hàng chục lãnh đạo CDC các tỉnh, 2 lãnh đạo Học viện Quân y, một số bị cáo có chức vụ tại Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ, những người đứng đầu của công ty Việt Á

Đại án Việt Á: CDC Ninh Thuận bị điều tra khi mua kít xét nghiệm

Nhà chức trách đang điều tra việc ký kết, mua sinh phẩm, kit xét nghiệm Covid-19 giữa CDC Ninh Thuận và Bệnh viện Đa khoa tỉnh với Công ty Việt Á.

Đại án Việt Á: CDC Ninh Thuận bị điều tra khi mua kít xét nghiệm

Ngày 18/6, Công an Ninh Thuận xác nhận, đơn vị này đang phối hợp Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công An) điều tra việc ký kết mua sinh phẩm, kít xét nghiệm trong phòng chống Covi-19 giữa Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh với Công ty Việt Á.

Tuy nhiên, vụ việc đang trong giai đoạn điều tra, phía Công an tỉnh Ninh Thuận chưa thể cung cấp thông tin.

Liên quan tới việc mua sắm trang thiết bị y tế phòng chống Covid-19, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có kết luận ban đầu. Cụ thể, kết luận nêu: CDC Ninh Thuận cùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã mua và mượn sinh phẩm xét nghiệm của Công ty Việt Á với tổng số tiền 74,6 tỷ đồng. Trong đó, hai đơn vị đã thanh toán 14,6 tỷ đồng cho Công ty Việt Á, số còn lại đang nợ.

Dai an Viet A: CDC Ninh Thuan bi dieu tra khi mua kit xet nghiem

CDC Ninh Thuận nơi đang bị điều tra trong việc mua sinh phẩm, test xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á.

Cùng với đó, CDC mua và thanh toán cho Công ty Việt Á số tiền 13,6 tỷ đồng, mượn nợ chưa thanh toán trên 56 tỷ đồng. Bệnh viện Đa khoa tỉnh thanh toán cho doanh nghiệp trên 938 triệu đồng, nợ lại 3,6 tỷ đồng.

Trước sự việc trên, UBND tỉnh yêu cầu chờ kết quả xử lý của cấp có thẩm quyền đối với khoản mượn nợ vật tư, sinh phẩm trị giá 59,8 tỉ đồng của Công ty Việt Á.

Công ty Việt Á bị cơ quan điều tra xác định hàng loạt sai phạm. Để thu lợi bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, doanh nghiệp này đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, xác định giá bán là 470.000 đồng/kit. Công ty Việt Á còn thông đồng với cán bộ, lãnh đạo các CDC để thông thầu; lãnh đạo Việt Á đã chi % ngoài hợp đồng với gần 800 tỷ đồng cho nhiều cá nhân, đơn vị.

Đến nay, sau thời gian điều tra, Bộ Công an và công an các địa phương đã khởi tố hơn 60 người.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.