Còn bao nhiêu quan chức “rơi nước mắt” vì nhận tiền của Việt Á?

Còn bao lãnh đạo, cựu lãnh đạo ngành y tế đã và sẽ phải “rơi nước mắt” vì trót nhận tiền từ Việt Á?

Còn bao nhiêu quan chức “rơi nước mắt” vì nhận tiền của Việt Á?
Đến cuối tháng 5/2022, cơ quan điều tra Bộ Công an, cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng và công an các địa phương đã khởi tố, bắt tạm giam 58 người liên quan đến vụ án Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á). Trong đó, có hàng chục lãnh đạo CDC các tỉnh, 2 lãnh đạo Học viện Quân y, một số bị cáo có chức vụ tại Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ, những người đứng đầu của công ty Việt Á
Con bao nhieu quan chuc “roi nuoc mat” vi nhan tien cua Viet A?
Giám đốc CDC Đắk Lắk - Trịnh Quang Trí (áo trắng) khóc khi bị bắt vì liên quan vụ Việt Á.
Con số này vẫn chưa dừng lại, bởi nhiều địa phương đã và đang tiếp tục chuyển hồ sơ cho công an điều tra liên quan đến Việt Á. Vụ án nghiêm trọng tới mức một Bộ trưởng (ông Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế) và một Chủ tịch Thành phố (ông Chu Ngọc Anh – Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ) đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật.
Điều đáng nói là đã có thời điểm, Việt Á và kit xét nghiệm của Học viện Quân y được “tô hồng” rầm rộ trên truyền thông. Từ việc tung tin kit xét nghiệm được WHO phê duyệt (vốn không có thật), đến những chia sẻ về vất vả, khó khăn khi nghiên cứu từ Thượng tá Hồ Anh Sơn (nguyên Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự; đã bị khởi tố, bắt tạm giam).
Dư luận từng cảm động khi Thượng tá Hồ Anh Sơn chia sẻ về quãng thời gian “ăn ngủ cùng cô Vy” để chế tạo kit xét nghiệm, đến những “hộp cơm huyền thoại” đồng hành cùng các nhà khoa học trong quá trình sinh hoạt tại chỗ để ra sản phẩm một cách nhanh nhất.
Chính Thượng tá Hồ Anh Sơn từng đề đạt mong muốn: "Cơ quan điều tra làm rõ sai phạm, đúng người, đúng việc, tránh để dư luận hiểu sai, ảnh hưởng đến uy tín của các nhà khoa học". Nhưng cuối cùng, sự thật trớ trêu khi ông Sơn lại là một trong những người đầu tiên của Học viện Quân Y bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan vụ Việt Á.
Không chỉ Thượng tá Sơn, giám đốc CDC tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Thừa Thiên Huế cũng từng tuyên bố “không nhận của Việt Á một đồng nào”, mong cơ quan điều tra sớm làm rõ. Nhưng đến nay, cơ quan điều tra đã chứng minh sự thật hoàn toàn ngược lại. Dàn lãnh đạo CDC từng tuyên bố mạnh mẽ đều đã bị bắt tạm giam.
Con bao nhieu quan chuc “roi nuoc mat” vi nhan tien cua Viet A?-Hinh-2
Thượng tá Hồ Anh Sơn và Chủ tịch Việt Á - Phan Quốc Việt. (Ảnh: Ng.Ph.)
800 tỷ đồng là số tiền các bị can khai đã dùng để “bôi trơn, lót tay” đối với các địa phương và đơn vị liên quan để kit xét nghiệm Việt Á trót lọt được thông qua, sử dụng rộng rãi. Số tiền này còn lớn hơn con số hưởng lợi bất chính 500 tỷ đồng – theo lời khai của Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt. Điều này chứng tỏ, ông chủ Việt Á rất quan tâm đến “hoa hồng” chi cho các đơn vị và sẵn sàng nhận phần lời ít hơn.
Nhưng phía sau “hoa hồng” là nước mắt. Video ghi lại cảnh ông Trịnh Quang Trí (Giám đốc CDC Đắk Lắk) khóc nức nở khi bị bắt đã được lan truyền rộng rãi trên truyền thông vài ngày nay. Cơ quan điều tra xác định ông Trí đã nhận hơn 3 tỷ đồng cho hợp đồng mua sắm 13 tỷ đồng với Việt Á. Số tiền “lại quả” này được chia cho 4 người, hiện cả 4 đều đã bị khởi tố, bắt tạm giam.
Còn bao lãnh đạo, cựu lãnh đạo ngành y tế đã và sẽ phải “rơi nước mắt” vì trót nhận tiền từ Việt Á? Thật khó để trả lời, nhưng những giọt nước mắt của họ không nhận được sự cảm thông từ dư luận. Trong khi hàng triệu người vật lộn với đại dịch và hàng chục nghìn người tử vong, họ vẫn có thể gia tăng tài sản trên nỗi đau của đồng bào thì nay nhận hậu quả cũng không phải điều lạ.
Nói về vụ Việt Á, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định, đây là vụ án, vụ việc tham nhũng tiêu cực nghiêm trọng. Tổng Bí thư cũng đề nghị cần tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm vụ án này tại phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực. Trước đó, người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu Bộ Công an chủ trì, mở rộng vụ án Việt Á, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt và thất thoát, sớm đưa các đối tượng ra xét xử.
Với sự vào cuộc quyết liệt của toàn hệ thống, Đảng và Chính phủ cho thấy rõ chủ trương “không có vùng cấm” trong việc điều tra, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực. Không có vùng an toàn nào dành cho các cán bộ đã “nhúng chàm”. Vụ Việt Á sẽ trở thành một “án điểm”, khẳng định một lần nữa quyết tâm làm trong sạch bộ máy, củng cố thêm niềm tin của nhân dân vào các quyết sách, đường lối của Đảng trong thời gian tới./.

Cty Việt Á chi 800 tỷ "hoa hồng", hàng loạt giám đốc CDC bị bắt… còn những ai?

Đến nay, 7 CDC được xác định nhận hoa hồng, quà từ Việt Á gần 80 tỷ đồng. Việt Á khai chi 800 tỷ hoa hồng, vậy còn những ai chưa bị lộ?

Cty Việt Á chi 800 tỷ "hoa hồng", hàng loạt giám đốc CDC bị bắt… còn những ai?
Cty Viet A chi 800 ty

Giám đốc CDC Hà Giang cùng thuộc cấp nhận hơn 1 tỷ đồng. Mới đây, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Hà Giang đã khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Trần Tuấn - Giám đốc CDC Hà Giang cùng 2 thuộc cấp về hành vi nhận hối lộ. Các bị can không thực hiện đúng các quy định về đấu thầu mua sắm tài sản, gây thiệt hại cho ngân sách và trong quá trình thực hiện các hợp đồng mua kít xét nghiệm của Việt Á, các bị can đã nhiều lần nhận phần trăm ngoài hợp đồng với số tiền trên 1 tỷ đồng.

Cty Viet A chi 800 ty

Trả lại 450 triệu quà Việt Á, Giám đốc CDC Hậu Giang bị bắt giam: Ngày 11/5, Công an tỉnh Hậu Giang đã khởi tố, bắt giam Nguyễn Văn Lành - nguyên Giám đốc CDC Hậu Giang cùng 2 thuộc cấp về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. CDC Hậu Giang đã mượn Kit xét nghiệm CD-19 do Việt Á sản xuất, sau đó thực hiện hồ sơ, thủ tục “hợp thức” nhằm cho Việt Á trúng 6 gói thầu với tổng số tiền hơn 5 tỷ đồng. Mới đây, ông Lành khi trao đổi với báo chí cho biết, từng giao nộp “giỏ quà” bên trong có 450 triệu đồng của Việt Á.

Đơn vị bán kit test “hỗ trợ” CDC Sóc Trăng hàng trăm triệu đồng

Sau khi thanh lý hợp đồng, nhà thầu hỗ trợ gần 360 triệu đồng cho bếp ăn của CDC tỉnh Sóc Trăng.

Đơn vị bán kit test “hỗ trợ” CDC Sóc Trăng hàng trăm triệu đồng

Ngày 12/5, Thanh tra tỉnh Sóc Trăng có kết quả thanh tra việc xã hội hóa, liên doanh, liên kết các dịch vụ y tế; mua sắm trang thiết bị y tế (TTBYT), sinh phẩm, kit xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.

Theo kết luận, giai đoạn 2020-2021, tỉnh Sóc Trăng có 451 gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư y tế với tổng giá trị hơn 238 tỷ đồng. Trong đó, 58 gói thầu trang thiết bị y tế hơn 67 tỷ đồng, 322 gói thầu vật tư y tế gần 106 tỷ đồng, 17 gói thầu sinh phẩm gần 31 tỷ đồng và kit xét nghiệm hơn 34 tỷ đồng (54 gói thầu).

Loạt sai phạm của các CDC qua thanh tra tới kết cục bắt giám đốc

Kết luận thanh tra chỉ ra những con số đau lòng, khi đại dịch Covid-19 hoành hành thì không ít giám đốc CDC và Công ty Việt Á đã “bắt tay” nhằm trục lợi.

Loạt sai phạm của các CDC qua thanh tra tới kết cục bắt giám đốc

Một ngày bắt 2 giám đốc CDC

Trong cùng 1 ngày có tới 2 giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) cấp tỉnh vướng vòng lao lý. Đó là ngày 11/5. Tại Hậu Giang, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Nguyễn Văn Lành và 2 trưởng phòng thuộc trung tâm này bị bắt tạm giam vì có liên quan đến Công ty Việt Á.

Trước đó, Hậu Giang đã thanh tra các gói thầu mua sắm kit test của Công ty Việt Á và thấy rằng, có 3 đơn vị là Sở Y tế, CDC Hậu Giang và Bệnh viện Đa khoa TP Ngã Bảy thực hiện hợp đồng mua hóa chất, sinh phẩm, vật tư xét nghiệm đối với số tiền hơn 11 tỷ đồng.

Trong đó, Sở Y tế Hậu Giang thực hiện ký 3 hợp đồng mua hơn 16.000 kit test của Công ty Việt Á, với số tiền hơn 7,2 tỷ đồng và đã thanh toán 100%.

CDC tỉnh ký 2 hợp đồng, mua 10.500 test với hơn 3,3 tỷ đồng và đã thanh toán 100%...

Theo xác minh, từ năm 2020 - 2021, ông Lành chỉ đạo các cá nhân có liên quan thực hiện hồ sơ, thủ tục nhằm mục đích để cho Công ty Việt Á trúng các gói thầu mua sắm kit xét nghiệm.

Hai cấp dưới bị bắt cùng ông Lành thông qua việc tham mưu, đề xuất mua kit xét nghiệm thực hiện thủ tục để hợp thức cho Việt Á trúng các gói thầu…

Trước thời điểm bị bắt gần 1 tuần, trao đổi với báo chí, ông Lành cho biết đã trả lại túi quà 450 triệu đồng do người của Công ty Việt Á mang đến nhà. Ông đã đem túi quà đến cơ quan, mời các phòng chức năng chứng kiến.

Túi quà sau đó bị Công an Hậu Giang thu giữ để làm rõ động cơ, dấu hiệu sai phạm.

Loat sai pham cua cac CDC qua thanh tra toi ket cuc bat giam doc

Cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Nguyễn Văn Lành (áo trắng). Ảnh: E.X

Cùng ngày 11/5, giám đốc CDC ở một tỉnh phía bắc cũng bị bắt liên quan tới kit test Việt Á. Đó là ông Nguyễn Trần Tuấn (SN 1971), Giám đốc CDC Hà Giang.

Ông Tuấn cùng 2 thuộc cấp là trưởng khoa xét nghiệm và kế toán bị bắt tạm giam 4 tháng về hành vi Nhận hối lộ.

Sai phạm này bị vạch trần sau khi Thanh tra tỉnh Hà Giang tiến hành thanh tra tại 6 đơn vị gồm Sở Y tế; Bệnh viện Đa khoa tỉnh;Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên; Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Yên Minh và Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Bắc Quang, phát hiện sai phạm hơn 4,5 tỷ đồng.

Theo Thanh tra tỉnh, qua kiểm tra, làm việc với CDC, có việc nhận tiền và kit tách chiết tay của Công ty Việt Á. Ông Tuấn và 2 thuộc cấp thừa nhận có nhận tiền mặt của Công ty Việt Á 770 triệu đồng (biên bản làm việc ngày 5/4/2022 giữa Đoàn thanh tra và CDC tỉnh). Toàn bộ số tiền trên, Công an tỉnh Hà Giang đã thu giữ vào ngày 6/4/2022.

Cái bắt tay tiền tỷ

Cũng liên quan đến Việt Á, ngày 25/4, Giám đốc CDC tỉnh Nam Định Đỗ Đức Lưu và 4 thuộc cấp bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội Vi phạm quy định trong đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản.

Theo kết quả điều tra, những người này đã được Công ty Việt Á trích phần trăm "hoa hồng" ngoài hợp đồng chỉ định thầu kit test với số tiền hơn 3,1 tỷ đồng.

Sự thật chỉ được phơi bày qua các kết luận thanh tra, kiểm tra, còn trước đó, vào cuối năm 2021, ông Đỗ Đức Lưu khẳng định với báo chí: CDC Nam Định tuân thủ các quy định của pháp luật; bản thân ông không nhận bất cứ đồng nào từ Việt Á.

Liên quan tới Công ty Việt Á, chiều tối 18/2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh TT-Huế đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Hoàng Văn Đức - Giám đốc và ông Hà Thúc Nhật – kế toán trưởng (Phòng Kế hoạch - Tài chính) CDC TT-Huế để điều tra hành vi Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Thời điểm Bộ Công an thông tin, TT-Huế là một trong những địa phương có liên quan trong vụ Công ty Việt Á "thổi" giá bán kit xét nghiệm Covid-19, trao đổi với VietNamNet, ông Hoàng Văn Đức khẳng định chắc nịch “không nhận từ Công ty Việt Á một đồng nào”.

Trước đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An, Bình Dương liên quan tới vụ kit test Việt Á. Nhiều vị giám đốc khẳng định “không nhận một đồng nào từ Việt Á” nhưng kết quả điều tra lại khẳng định điều ngược lại, về những cái bắt tay với số tiền khổng lồ.

Trong kết luận thanh tra về việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng chống dịch Covid-19 vừa công bố mới đây, Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện Sở Y tế và CDC tỉnh đã "mượn" Công ty CP Công nghệ Việt Á hơn 28.000 bộ kit xét nghiệm và 3 máy xét nghiệm PCR nhưng không báo cáo lãnh đạo tỉnh.

Kết quả thanh tra cho thấy gói thầu mua sắm vật tư y tế, công cụ, dụng cụ và hóa chất sát khuẩn năm 2020 giá trúng thầu hơn 11,6 tỷ đồng nhưng thực tế doanh nghiệp trúng thầu không có sẵn hàng hóa mà đi mua từ 2 đơn vị khác, với giá mua ban đầu 8,2 tỷ đồng. Ngoài ra, có 24/58 mặt hàng nhập khẩu chênh lệch tăng giữa giá trúng thầu với giá nhập khẩu là 238%.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.