Vụ trồng cây xanh: Các bị cáo hối lộ tiền tỷ cho Nguyễn Đức Chung thế nào?

Vũ Kiên Trung khai đưa tiền vào các dịp lễ, tết tổng cộng 2,6 tỷ đồng và Bùi Văn Mận khai đã mua, trồng cây cho người thân thiết của ông Chung tổng cộng hơn 2 tỷ đồng.

Vụ trồng cây xanh: Các bị cáo hối lộ tiền tỷ cho Nguyễn Đức Chung thế nào?
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án nâng khống giá cây xanh ở Hà Nội.
Cơ quan điều tra giữ nguyên quan điểm đề nghị truy tố Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội) về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. 14 người khác bị đề nghị truy tố về bốn tội: Buôn lậu; Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Vu trong cay xanh: Cac bi cao hoi lo tien ty cho Nguyen Duc Chung the nao?
Ông Nguyễn Đức Chung khi đến một phiên tòa xét xử.
Theo kết luận điều tra bổ sung, một nội dung được cơ quan điều tra kết luận là việc đấu tranh, làm rõ động cơ vụ lợi của ông Nguyễn Đức Chung với lời khai của Vũ Kiên Trung, cựu Chủ tịch Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội. Theo lời khai của Kiên, người này đã đưa tiền cho ông Chung vào các dịp lễ, tết tổng cộng 2,6 tỷ đồng. Bùi Văn Mận, Giám đốc Công ty Sinh Thái Xanh khai đã mua và thực hiện trồng cây cho người thân thiết của ông Chung tổng cộng hơn 2 tỷ đồng. Viện Kiểm sát cho rằng, cần thiết đối chất để đảm bảo chặt chẽ.
Cơ quan điều tra cho rằng, bị can Kiên khai vào các dịp lễ, Tết từ năm 2016 đến 2018, nhiều lần đưa tổng số tiền 2,6 tỷ đồng để cảm ơn ông Nguyễn Đức Chung đã tạo điều kiện, chỉ đạo các sở, ngành đặt hàng Công ty Cây xanh.
Trong khi đó, Bùi Văn Mận khai khi thực hiện các hợp đồng trồng cây xanh ở Hà Nội, với Ban Duy tu thuộc Sở Xây dựng TP Hà Nội, năm 2018, Mận đã thiết kế, trồng một số loại cây tại Trường mầm non Yên Khê. Mục đích để ông Chung dùng tư cách cá nhân tài trợ xây dựng, với tổng trị giá trên một tỷ đồng.
Ông Mận còn khai trồng nhiều loại cây cho nhà bố, mẹ của ông Nguyễn Đức Chung ở Phú Thọ, với trị giá gần 140 triệu đồng; trồng cây tại nhà thờ người thân của ông Chung ở Hải Dương với số tiền 240 triệu đồng. Theo lời khai của Mận, toàn bộ nguồn tiền có từ việc nâng khống giá cây, được Mận và Loan hạch toán, đối chiếu trong sổ sách kế toán.
Ông Nguyễn Đức Chung nói bản thân không nhận bất kỳ khoản tiền nào từ Vũ Kiên Trung. Đối với việc Bùi Văn Mận khai trồng cây tại trường học ở Phú Thọ, ông Chung cho rằng đó là do các cựu học sinh của trường tài trợ, ủng hộ. Việc Mận trồng cây tại nhà bố, mẹ đẻ của ông Chung ở Phú Thọ, là do quá trình trồng cây tại trường học gần nhà, Mận gạ gẫm bố, mẹ ông Chung để trồng cây. Sau đó, người nhà đã trả tiền cho Mận. Mận trồng cây tại Hải Dương, theo ông Chung, cũng do người tên Phi cùng Mận trồng, sau đó Phi đã thanh toán tiền cho Mận.
Điều tra bổ sung, cơ quan điều tra đã xác minh tại những địa điểm nêu trên, xác định có người đến trồng cây tại các nơi này, phù hợp với lời khai của Bùi Văn Mận về việc trồng cây cho ông Nguyễn Đức Chung. Cơ quan điều tra cũng đã tiến hành đối chất giữa các bị can Nguyễn Đức Chung với Vũ Kiên Trung và Bùi Văn Mận. Kết quả đối chất cho thấy họ giữ nguyên lời khai.
Kết luận điều tra bổ sung cũng nêu rõ, việc trồng mới, thay thế, bổ sung cây xanh ở Hà Nội được thực hiện từ năm 2016 - 2019. Dù phân công một Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực này, ông Nguyễn Đức Chung vẫn trực tiếp can thiệp, chỉ đạo. Từ năm 2016, Nguyễn Đức Chung yêu cầu tạm dừng việc đấu thầu tại các quận, huyện và thu gọn đầu mối về Sở Xây dựng để thực hiện. Từ chỉ đạo của Nguyễn Đức Chung, Ban Duy tu các công trình kỹ thuật đô thị thuộc Sở Xây dựng không tổ chức đấu thầu, mà ký hợp đồng đặt hàng trực tiếp với Công ty Công viên cây xanh Hà Nội và Công ty Sinh Thái Xanh.
Kết quả điều tra xác định Ban Duy tu các công trình kỹ thuật đô thị đã đặt hàng Công ty Công viên cây xanh Hà Nội 10 hợp đồng trị giá hơn 241 tỷ đồng; Công ty Sinh Thái Xanh 6 hợp đồng, hơn 43 tỷ đồng. Tuy nhiên quá trình thực hiện hợp đồng các bị can đã bắt tay nâng khống giá cây xanh, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 34 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đức Chung từng bị đề nghị truy tố lần đầu vào cuối tháng 3, sau đó Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung, làm rõ động cơ vụ lợi của ông Chung khi thực hiện dự án trồng cây xanh.
Đây là vụ án thứ 4 mà Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội bị khởi tố. Trước đó, Nguyễn Đức Chung đã bị khởi tố liên quan đến 3 vụ án hình sự và đang chấp hành án tổng cộng 12 năm tù.

>>> Mời độc giả xem thêm video Khởi tố thêm tội danh với ông Nguyễn Đức Chung

Nguồn: VTV24

Gia đình xin cho ông Nguyễn Đức Chung tại ngoại: Có được chấp thuận?

(Kiến Thức) - Ông Nguyễn Đức Chung trưởng thành trong lực lượng CAND, có sự hiểu biết pháp luật sâu sắc nên việc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác có thể sẽ gặp khó khăn cho cơ quan điều tra. Bởi vậy, cơ hội thay đổi biện pháp ngăn chặn của ông Chung là không cao.

Gia đình xin cho ông Nguyễn Đức Chung tại ngoại: Có được chấp thuận?
Sáng ngày 18/9, trao đổi với một số cơ quan báo chí, luật sư Trương Trọng Nghĩa - Đoàn luật sư TPHCM (bào chữa cho ông Nguyễn Đức Chung) thông tin, gia đình ông Chung đang làm thủ tục xin cho ông được tại ngoại để điều trị bệnh.

Ngày mai xử kín vụ ông Nguyễn Đức Chung: Tuyên án sẽ công khai

(Kiến Thức) - Theo lãnh đạo TAND TP Hà Nội, khi công khai kết quả xét xử ông Nguyễn Đức Chung - Cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội, báo chí sẽ được dự để đưa tin.

Ngày mai xử kín vụ ông Nguyễn Đức Chung: Tuyên án sẽ công khai
Theo lịch xét xử của TAND TP Hà Nội, ngày 11/12, vụ án "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung - Cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội và các đồng phạm sẽ được xét xử "kín".
Theo lãnh đạo TAND TP Hà Nội, mặc dù xử kín nhưng phần tuyên án sẽ công khai và hội đồng xét xử chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Khi công khai kết quả xét xử, báo chí sẽ được dự để đưa tin phần này.

Ông Nguyễn Đức Chung gửi tòa bản giải trình hơn 100 trang có liên quan đến vợ

Trước ngày xét xử vụ án mua bán chế phẩm Redoxy-3C, ông Nguyễn Đức Chung có bản giải trình viết tay, dài hơn 100 trang gửi đến Chánh án TAND Cấp cao tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Đức Chung gửi tòa bản giải trình hơn 100 trang có liên quan đến vợ

Ngày 20/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên toà phúc thẩm vụ án mua bán chế phẩm Redoxy-3C. Phiên tòa được mở để xem xét đơn kháng cáo của ông Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội) và người liên quan.

Trước ngày xét xử, ông Chung có bản giải trình viết tay dài hơn 100 trang gửi đến Chánh án TAND Cấp cao tại Hà Nội.

Trong đơn giải trình, cựu chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho rằng, bản án sơ thẩm tuyên án sai đối với bị cáo.

Ong Nguyen Duc Chung gui toa ban giai trinh hon 100 trang co lien quan den vo

Bị cáo Nguyễn Đức Chung

Theo trình bày của ông Nguyễn Đức Chung, bản án sơ thẩm kết luận bị cáo “Vi phạm khoản 4 điều 37 Luật Phòng chống tham nhũng 2005: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình trực tiếp quản lý” là không đúng.

Theo ông Chung, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã không đề cập đến nội dung trên trong bản kết luận điều tra, cơ quan công tố và HĐXX đã không đối chiếu với các quy định của pháp luật để ra các kết luận...

Ông Nguyễn Đức Chung viện dẫn các điều luật và cho rằng, UBND TP Hà Nội không quản lý trực tiếp các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân, mà thực hiện việc quản lý nhà nước trên địa bàn TP Hà Nội, các hoạt động kinh doanh của mọi thành phần kinh tế thông qua các cơ quan chuyên môn (các Sở).

Ông Chung viết: “Như vậy rõ ràng UBND TP Hà Nội không phải “cơ quan” trực tiếp quản lý kinh doanh được xác định trong phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Khoản 4 Điều 37 Luật Phòng chống tham nhũng 2005.

Căn cứ vào các nội dung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch UBND (TP Hà Nội) trực thuộc TW, được quy định tại Khoản 1, Điều 22, Điều 43 và Điều 121 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 thì Chủ tịch UBND TP Hà Nội không phải là “người đứng đầu cơ quan”, thuộc đối tượng phạm vi điều chỉnh của Khoản 4, Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng 2005, áp dụng cụ thể đối với trường hợp có vợ, con, bố mẹ hoạt động kinh doanh Redoxy 3C.

Căn cứ vào Khoản 1, Khoản 2 Điều 15 của Luật Giá 2012 xác định Redoxy 3C không phải là hàng hóa thiết yếu, không phải là hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa thuộc diện bình ổn giá của Chính phủ”.

Bị cáo Nguyễn Đức Chung viết thêm: “Nếu cứ như kết luận của VKSND Tối cao và bản án thì vợ tôi là Giám đốc Công ty TNHH Minh Hoa có hoạt động kinh doanh bán lẻ từ 1995.

Kinh doanh bán lẻ hàng chục ngàn mặt hàng, trong đó có cả các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, đó là những mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, sữa cho trẻ em... thì thế nào? Có phải là vi phạm không? Có nằm trong trường hợp kết luận này của VKSND Tối cao và bản án không?"

Ông Chung đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm xem xét nội dung trên và một số nội dung khác mà bị cáo đề cập trong bản giải trình.

Trước đó, tại phiên tòa xét xử vụ cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và đồng phạm liên quan đến vụ số hóa hồi 12/2021, trong phần tự bào chữa, bị cáo Nguyễn Đức Chung từng trình bày: "Không thể nào vợ làm chồng chịu. Tôi chưa thấy ai quy kết kiểu vợ làm chồng chịu như thế này. Đề nghị HĐXX xem xét, đề nghị đại diện VKS rút đề nghị liên quan đến việc này vì nó phi lý"

Liên quan đến vụ mua bán chế phẩm Redoxy-3C, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt ông Nguyễn Đức Chung 8 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Về trách nhiệm dân sự, HĐXX buộc các bị cáo phải có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn dân sự là Công ty Thoát nước Hà Nội số tiền hơn 36 tỷ đồng. Trong đó, bị cáo Nguyễn Đức Chung phải bồi thường 25 tỷ đồng.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.