Gia đình xin cho ông Nguyễn Đức Chung tại ngoại: Có được chấp thuận?

(Kiến Thức) - Ông Nguyễn Đức Chung trưởng thành trong lực lượng CAND, có sự hiểu biết pháp luật sâu sắc nên việc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác có thể sẽ gặp khó khăn cho cơ quan điều tra. Bởi vậy, cơ hội thay đổi biện pháp ngăn chặn của ông Chung là không cao.

Gia đình xin cho ông Nguyễn Đức Chung tại ngoại: Có được chấp thuận?
Sáng ngày 18/9, trao đổi với một số cơ quan báo chí, luật sư Trương Trọng Nghĩa - Đoàn luật sư TPHCM (bào chữa cho ông Nguyễn Đức Chung) thông tin, gia đình ông Chung đang làm thủ tục xin cho ông được tại ngoại để điều trị bệnh.
Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã bị khởi tố, bắt tạm giam vào chiều 28/8 về tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”. Ngoài ra, ông còn bị điều tra trong 2 vụ án khác với các tình tiết: “Buôn lậu”, “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường và vụ “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại UBND TP Hà Nội.
Gia dinh xin cho ong Nguyen Duc Chung tai ngoai: Co duoc chap thuan?
 Ông Nguyễn Đức Chung.
Dư luận đặt câu hỏi, liệu ông Nguyễn Đức Chung có được tại ngoại như mong muốn của gia đình ông?
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, theo quy định của pháp luật, khi bị khởi tố bị can, cơ quan tố tụng sẽ áp dụng các biện pháp ngăn chặn như tạm giam hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú. Do đó, việc cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an áp dụng biện pháp tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Chung sau khi khởi tố ông này về tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước là có cơ sở. Bởi ngoài tội danh đã bị khởi tố, cơ quan điều tra cho biết ông Chung còn liên quan đến ba vụ án khác cần phải điều tra làm rõ.
“Khi bị khởi tố và bắt tạm giam, ông Chung có quyền khiếu nại đối với quyết định khởi tố và quyết định tạm giam đó. Tuy nhiên đến nay chưa có thông tin nào cho thấy ông Chung khiếu nại các quyết định tố tụng này. Bởi vậy, các quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam là có cơ sở và đang được thực hiện” - luật sư Cường cho biết.
Tuy nhiên, theo luật sư Cường, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án cũng có thể thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam chuyển sang cấm đi khỏi nơi cư trú. Việc thay đổi biện pháp ngăn chặn phải trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác. Ví dụ trường hợp bị can, bị cáo đang bị áp dụng biện pháp tạm giam có thể thay thế sang biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú (hủy bỏ biện pháp tạm giam và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú) khi có đủ các điều kiện theo quy định của BLTTHS năm 2015.
Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam, Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Theo luật sư Cường,theo quy định của pháp luật, trường hợp nào tạm giam, trường hợp nào cấm đi khỏi nơi cư trú, thẩm quyền, thủ tục, điều kiện thay đổi đã được bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định rất rõ ràng. Theo đó bị can, bị cáo có quyền đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác với biện pháp tạm giam. Tuy nhiên yêu cầu đó có được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận hay không thì phải căn cứ vào quy định pháp luật và phải dựa trên tính chất của vụ án.
Đối với vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước và hai vụ án khác mà ông Nguyễn Đức Chung đang bị điều tra vì nghi có liên quan đều là những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội và thuộc diện vụ án cơ quan trung ương theo dõi giám sát.
Trong vụ án này có đối tượng chủ mưu là Bùi Quang Huy đang bỏ trốn, bị truy nã gây khó khăn cho công tác điều tra. Ông Chung là người trưởng thành trong lực lượng công an nhân dân, có sự hiểu biết pháp luật sâu sắc, có kinh nghiệm điều tra nên việc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác có thể sẽ gặp khó khăn cho cơ quan điều tra. Bởi vậy, cơ hội thay đổi biện pháp ngăn chặn của ông Chung là không cao, trừ trường hợp ông Chung mắc bệnh nặng, hiểm nghèo mà việc tạm giam có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Vấn đề này cơ quan điều tra và viện kiểm sát sẽ xem xét cân nhắc trên cơ sở đảm bảo quyền con người, quyền hợp pháp của bị can bị cáo và đảm bảo vụ án được giải quyết khách quan công bằng, đúng pháp luật.

>>> Mời độc giả xem thêm video Khởi tố Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Nguồn: VTV1

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

(Kiến Thức) - Ngày 22/7, chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ quận Đống Đa, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp, kiểm tra, giám sát lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực và sai phạm.

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

Vừa qua (sáng 22/7), tham dự và chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ quận Đống Đa, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đánh giá cao nỗ lực của quận trong phục hồi các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội sau dịch COVID-19.

Trong nhiều nội dung chỉ đạo, ông Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh việc thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa làm tốt công tác phòng chống dịch COVID-19, vừa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.

Ông Nguyễn Đức Chung để lại “di sản” gì khi làm Chủ tịch Hà Nội?

(Kiến Thức) - Bộ Công an khởi tố, tạm giam 4 tháng ông Nguyễn Đức Chung. Khi làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Chung đã để lại những "di sản" gì đáng chú ý?

Ông Nguyễn Đức Chung để lại “di sản” gì khi làm Chủ tịch Hà Nội?
Ngày 28/8, Bộ Công an khởi tố, tạm giam 4 tháng ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, để điều tra cáo buộc phạm tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước. Tối cùng ngày, Cơ quan chức năng đã tiến hành khám xét nơi làm việc và chỗ ở của ông Nguyễn Đức Chung.

Thiếu tướng Tô Ân Xô: 'Ông Nguyễn Đức Chung sức khoẻ vẫn bình thường'

Thiếu tướng Tô Ân Xô cho biết, tại thời điểm bị bắt tạm giam, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung không có dấu hiệu bất thường nào về sức khoẻ.

Thiếu tướng Tô Ân Xô: 'Ông Nguyễn Đức Chung sức khoẻ vẫn bình thường'
Ngày 29/8, trả lời PV VTC News, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, chiều 28/8, cơ quan điều tra tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt giam đối với Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trước khi khám xét chỗ ở.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.