Vụ núi Chuông: “Nếu vẫn khai thác thì rút giấy phép hoạt động“

(Kiến Thức) - Đó là khẳng định của ông Tạ Văn Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái về sai phạm của Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Hùng Đại Dương.

Vụ núi Chuông: “Nếu vẫn khai thác thì rút giấy phép hoạt động“
Đổ lỗi cho... ông trời
Công ty phớt lờ lệnh tạm dừng hoạt động, lên phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời dân đến nơi an toàn, khắc phục hậu quả môi trường... theo Quyết định số 1749/QĐ-UBND, ngày 21/11/2013 về việc Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Trên cơ sở kết luận thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của UBND tỉnh Yên Bái, nhằm đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, tôn trọng pháp luật và tính mạng, tài sản của người dân sống quanh đỉnh núi Chuông, chúng tôi đã liên hệ qua điện thoại với ông Phạm Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Hùng Đại Dương để tìm lời giải thích về nguyên nhân chậm trễ khắc phục hậu quả theo Kết luận thanh tra và Quyết định xử phạt của UBND tỉnh Yên Bái. Ông Hùng cho rằng, việc chậm trễ này là do mưa bão, thời tiết và... nhiều thứ khác.
Theo ông Hùng thì: "Nhẽ ra những cái việc đó trước khi viết thì em phải gặp bên anh, mình thảo luận lại những cái gì mà em út của anh, chi nhánh của anh nó làm mà nó chưa đạt được nguyện vọng của dân. Những cái nổ mìn, nổ miếc thì bên anh rất là hạn chế nổ mìn. Nổ mìn thì em biết rồi đó, đá này của anh là đá ốp lát, cho nên anh rất là thận trọng về cái nổ mìn. Anh không bao giờ cho nổ mìn nhiều, hạn chế lắm cơ. Thế cho nên là tất cả chỉ dùng bằng máy móc, thiết bị cưa cắt thôi thì mới lấy được đá khối. Còn lại các vấn đề về cống rãnh rồi môi trường nọ kia thì bọn anh khắc phục ghê lắm. Em biết là bọn anh làm ở đấy 10 năm, anh ủng hộ đồng bào mà người ta không nói anh được lời nào".
Ông Hùng giãi bày: "Thực ra anh cũng là con của một cái gia đình cách mạng, anh cũng sinh đẻ ở miền Bắc, anh cũng quá hiểu cuộc sống người dân như thế nào. Anh hủng hộ nhiều hơn là người ta nói anh. Tết nhất chứ, anh nói với em, anh ăn một miếng anh cũng cùng ra chia sẻ với bà con cái xóm đấy. Vì anh sinh ra ở đất Bắc mà, anh hiểu người Bắc chứ có phải là anh ở miền Nam đâu. Những cái đó thì anh biết hết rồi, chứ còn làm thì em biết đấy. Làm ở cái ngành khai thác đá là nó cũng rơi vãi, nó cũng bụi, cũng nọ kia... Tất cả những cái đó thì bọn anh là phải khắc phục. Bà con phản ứng cái gì là bọn anh khắc phục ngay. 
Việc khắc phục thì em biết rồi, mấy hôm đó là mưa, bão, bão quá trời bão luôn, lụt lội, bão thế là bọn anh không làm gì được. Thế còn cái chuyện môi trường các thứ thì bọn em yên tâm là bây giờ bọn anh đâu có nổ mìn nữa đâu, giờ dẹp luôn rồi, không có nổ mìn, không có gì nữa rồi. Bây giờ anh ra lệnh cưa cắt hết, không có nổ mìn. Cái thứ hai là về cống rãnh, bọn anh đã xây dựng và làm đường ống bơm nước cho đồng bào, cả chục năm nay anh bơm nước cho đồng bào trồng lúa đó chứ có phải là anh không làm đâu. Làm mấy trăm triệu tiền cống rãnh cho nhân dân cái xóm đó, còn lại đá điếc các thứ nó cũng nằm trong phạm vi mỏ. Dân đó thì em biết rồi, chỉ cần cục đá bằng nắm tay rơi xuống ruộng là dứt khoát ra công ty đòi năm trăm ngàn, hai trăm ngàn ngay.
Còn những cái kết luận của thanh tra tỉnh thì đến nay bọn anh đã khắc phục rồi, còn những cái khác thì do thời tiết. Ví dụ như đền bù. Em đụng đến ruộng rúa, đụng đến rừng của người ta một cái là biết ngay à, nó kinh khủng lắm! Mình làm là làm cho cái chung, còn cái riêng của người ta thì nó kinh khủng lắm, thì cái đó em cũng phải hiểu và thông cảm cho bọn anh".
Như lập luận của ông Hùng, mọi lỗi lầm đều thuộc về người dân và ông trời. Còn ông: Vô can và có công với dân!
Nước thải từ mỏ đá Hùng Đại Dương vẫn đều đặn đổ ra suối.
Nước thải từ mỏ đá Hùng Đại Dương vẫn đều đặn đổ ra suối. 
"Sẽ rút giấy phép hoạt động"
Đó là khẳng định của ông Tạ Văn Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái về việc, Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Hùng Đại Dương phớt lờ lệnh tạm dừng hoạt động, lên phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời dân đến nơi an toàn, khắc phục hậu quả môi trường... theo Quyết định số 1749/QĐ-UBND, ngày 21/11/2013 về việc Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Trao đổi với phóng viên, ông Long cho biết: "UBND tỉnh sẽ phối hợp với UBND huyện và các cơ quan liên quan, tiếp tục kiểm tra lại một lần nữa, nếu Công ty Hùng Đại Dương vẫn khai thác đá, không lên phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời dân, khắc phục các hậu quả về môi trường thì UBND tỉnh sẽ rút giấy giấy phép hoạt động".
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì ngoài khu vực núi Chuông, xã Tân Lĩnh, Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Hùng Đại Dương còn đầu tư một số dự án khác liên quan đến lĩnh vực khai thác đá, du lịch.
Trong khi chúng tôi thực hiện bài viết này, ngày 10/1/2014 (10 ngày sau "tối hậu thư" của UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Hùng Đại Dương khắc phục hậu quả của việc khai thác đá) thì nhiều người dân sống dưới chân núi Chuông cho biết: "Công ty Hùng Đại Dương vẫn đang khai thác, vẫn chưa đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời dân đến nơi an toàn. Nước thải trắng, đặc như sữa vẫn đang đều đều chảy ra những dòng suối xung quanh gây ô nhiễm môi trường".

Tử thần trên đỉnh núi Chuông

(Kiến Thức) - Nghe tiếng kẻng leng keng phát ra từ đỉnh núi Chuông (xã Tân Lĩnh, Lục Yên, Yên Bái), gần chục người dân sống dưới chân núi chạy tán loạn.

Tử thần trên đỉnh núi Chuông

“Tử thần" trên đỉnh núi Chuông: Xử lý thế nào?

(Kiến Thức) - Sau khi Kiến thức phản ánh việc các công ty khai thác đá đe doạ tính mạng hàng chục người dân, UBND tỉnh Yên Bái lập đoàn thanh tra các công ty này.

“Tử thần" trên đỉnh núi Chuông: Xử lý thế nào?
Ông Tạ Văn Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết: “Trong tuần này, UBND tỉnh Yên Bái sẽ thành lập đoàn thanh tra giao cho Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Công an tỉnh, UBND huyện Lục Yên sẽ kiểm tra cụ thể việc này. Về quan điểm, UBND tỉnh sẽ cương quyết xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật”. 

Sim rác Dương Chí Dũng gọi “ông anh” mật báo: lộ chuyện xấu nhà mạng

(Kiến Thức) - Vụ trọng án tham nhũng Dương Chí Dũng có sự hỗ trợ đắc lực của sim rác. Các nhà mạng biết lỗ hổng quản lý nhưng mờ mắt lợi nhuận, để liều...

Sim rác Dương Chí Dũng gọi “ông anh” mật báo: lộ chuyện xấu nhà mạng
Sim rác là sim điện thoại được bán tràn lan, trôi nổi trên thị trường mà không được đăng ký đầy đủ thông tin của người sử dụng. Chuyện sim rác bùng nổ đã có từ mấy năm qua và đã được các cơ quan chức năng đẩy mạnh thanh kiểm tra. Tháng 6/2012, để ngăn chặn sim rác, Bộ Thông tin Truyền thông (Bộ TTTT) có Thông tư số 04/2012/TT-BTTTT quy định về quản lý thuê bao di động trả trước, trong đó nghiêm cấm mua bán sim điện thoại đã kích hoạt sẵn. Theo Thông tư này thì những khách hàng nào sử dụng sim trả trước, khi mua sim về muốn kích hoạt để sử dụng phải đăng ký thông tin cá nhân đầy đủ, nếu nhà mạng đối chiếu thấy thông tin hợp lệ thì sim mới được chấp nhận.
Vai trò của sim rác trong các vụ trọng án

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới