Vụ nổ Big Bang không phải nguyên nhân hình thành vũ trụ?

Khác với những gì mọi người vẫn tin từ trước đến nay, một học thuyết được nhiều nhà nghiên cứu phát triển cho rằng Big Bang chưa bao giờ xảy ra.

Vụ nổ Big Bang không phải nguyên nhân hình thành vũ trụ?
Giả thuyết về “Vụ nổ lớn” (Big Bang) vẫn luôn được chấp nhận rộng rãi như một cách giải thích về sự khởi đầu của vũ trụ. Nhưng hiện nay, các chuyên gia đang đưa ra những quan điểm thách thức điều này.
Quay ngược thời gian lại 13,7 tỷ năm trước đây, khi tất cả vũ trụ chưa được hình thành và chỉ tồn tại như một điểm kỳ dị và bắt đầu với vụ nổ Big Bang. Big Bang là lý thuyết được nhiều nhà thiên văn học tin tưởng là nguyên nhân hình thành vũ trụ. Tuy nhiên, nếu lý thuyết đó là thật, thì có những gì tồn tại ngay trước khi vụ nổ xảy ra, nguyên nhân của vụ nổ là gì? Một câu hỏi đã khiến không ít các nhà thiên văn học phải đau đầu.
Vu no Big Bang khong phai nguyen nhan hinh thanh vu tru?
 
Vụ nổ lớn - Big Bang là gì?
Học thuyết Big Bang cho rằng vũ trụ có một điểm khởi đầu để hình thành. Đó là vụ nổ lớn Big Bang - vụ nổ đầu tiên để từ đó đồng thời sinh ra không gian, năng lượng và vật chất để tạo ra vũ trụ như hiện nay. Theo kịch bản này, khởi thủy vũ trụ nguyên thuỷ chỉ là một đại dương cực kỳ đặc và nóng, rồi vụ nổ lớn Big Bang xảy ra, từ đó bắt đầu toàn bộ các biến cố sau này.
Giả thuyết Big Bang vẫn được xem là lời lý giải được chấp nhận nhiều nhất về nguồn gốc hình thành vũ trụ. Theo đó, một vụ nổ lớn cách đây 13,8 tỷ năm đã khai sinh ra toàn bộ vũ trụ hiện nay khiến không gian liên tục mở rộng ra từ một điểm (gọi là điểm kỳ dị) cũng như sự xuất hiện của vật chất khởi nguồn từ các hạt cơ bản.
Vu no Big Bang khong phai nguyen nhan hinh thanh vu tru?-Hinh-2
(Ảnh: NBC News) 
Tuy nhiên học thuyết được xem như chân lý này lại đang vấp phải những thách thức lớn khi một học thuyết mới ra đời có tên học thuyết Big Bounce (Vụ nảy lớn hay Vụ dao động lớn).
Vụ nảy lớn - Big Bounce là gì?
Mặc dù đây có vẻ là học thuyết khá lạ lẫm với đại đa số mọi người nhưng nó lại được hình thành từ rất sớm (từ những năm 1980, ngay khi thuyết lạm phát vũ trụ (theory of inflation) dựa theo học thuyết Big Bang được phát triển) chứ không phải chỉ mới đây thôi.
Nếu như 'Vụ nổ lớn' được cho là thời điểm vũ trụ được sinh ra từ một điểm kỳ dị và chưa thể lý giải câu hỏi trước khi có vụ nổ này, vũ trụ trông như thế nào thì 'Vụ nảy lớn' lại bác bỏ điểm kỳ dị (không có vụ nổ nào) mà chỉ có sự co - giãn của vũ trụ (thời điểm Big Bounce).
Vu no Big Bang khong phai nguyen nhan hinh thanh vu tru?-Hinh-3
(Ảnh: Inside the Perimeter) 
Giả thuyết này cho rằng giữa pha co lại - giãn ra là sự kiện Cú Nghiền Lớn (Big Crunch), sau sự kiện này thì vũ trụ mới được hình thành và nó lại tiếp tục nở ra, các vũ trụ sẽ nối tiếp nhau mãi mãi chứ không hề có điểm khởi đầu hay kết thúc (hoạt động theo chu kỳ).
Sự co lại sẽ diễn ra khi năng lượng vũ trụ cạn kiệt làm cho vũ trụ quay lại trạng thái ban đầu, sau đó nó lại tiếp tục nóng lên và cực rắn - cô đặc cho đến khi xảy ra biến cố tiếp theo (Big Crunch) để giãn nở. Vũ trụ trước khi thời điểm Big Bounce xảy ra là một vũ trụ đối xứng gương với vũ trụ hiện tại, điều này đã được khẳng định trong lý thuyết hấp dẫn lượng tử vòng (LQG).
Vu no Big Bang khong phai nguyen nhan hinh thanh vu tru?-Hinh-4
(Ảnh: Science HowStuffWorks) 
Sở dĩ có sự ra đời của học thuyết này vì giả thiết Big Bang có một điểm yếu, đó chính là phải thừa nhận một điểm kỳ dị với mật độ vật chất vô cùng lớn. Hơn nữa câu hỏi hóc búa đặt ra là trước khi vụ nổ đó xảy ra thì vũ trụ của chúng ta có những gì hay chỉ là một điểm kỳ dị duy nhất. Chính vì thế các chuyên gia đã đưa ra những quan điểm thách thức điều này.
Giả thuyết Big Bounce chính là một học thuyết cạnh tranh 'đáng gờm' của giả thuyết Big Bang mà nếu chứng minh được thì nó sẽ là một 'cú nảy lớn' thực sự đối với vật lý hiện đại.
Tất nhiên điều này vẫn cần phải có thời gian để hoàn thiện và phát triển, đó chính là sự phát triển không ngừng của khoa học và con người sẽ không bao giờ thỏa mãn với tri thức hiện có mà sẽ luôn khát khao vươn tới những tầm cao mới của nhận thức.

Sửng sốt những câu chuyện bất ngờ trước vụ nổ Big Bang

(Kiến Thức) - Vụ nổ Big Bang diễn ra cách đây khoảng 13,8 tỷ năm trước, nhưng vũ trụ có diện mạo như thế nào trước Big Bang ? Có thể là trước vụ nổ Big Bang, vũ trụ là một khối kéo dài vô tận của một vật chất...

Sửng sốt những câu chuyện bất ngờ trước vụ nổ Big Bang

Điều đầu tiên cần hiểu Big Bang thực sự là gì?

"Vụ nổ Big Bang là một khoảnh khắc trong thời gian, không phải là một điểm trong không gian", Sean Carroll, nhà vật lý lý thuyết tại Viện Công nghệ California cho biết.

“Lõi” của nhiều thiên hà khổng lồ đã hình thành sau Vụ nổ Big Bang

(Kiến Thức) - Nghiên cứu một thiên hà xa xôi có khối lượng lớn hơn Milky Way, kết quả cho thấy  'lõi' của các thiên hà khổng lồ trong vũ trụ đã hình thành 1,5 tỷ năm sau Vụ nổ Big Bang, sớm hơn khoảng 1 tỷ năm so với các phép đo trước đó. 

“Lõi” của nhiều thiên hà khổng lồ đã hình thành sau Vụ nổ Big Bang

Các nhà nghiên cứu đã công bố phân tích của họ vào ngày 6/ 11/ 2019 trên Tạp chí Vật lý thiên văn- một tạp chí của Hiệp hội Thiên văn học Hoa Kỳ.

Masayuki Tanaka, tác giả và là phó giáo sư khoa học thiên văn tại Đại học Nghiên cứu Cao cấp và Đài quan sát Thiên văn Quốc gia Mỹ nói: "Nếu chúng ta hướng kính viễn vọng lên bầu trời và chụp ảnh sâu, chúng ta có thể thấy rất nhiều thiên hà ngoài kia. Nhưng sự hiểu biết của chúng ta về cách các thiên hà này hình thành và phát triển vẫn còn khá hạn chế, đặc biệt là khi nói đến các thiên hà khổng lồ".

Xoắn não với những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Sự thật là khoảng không gian mênh mông bên ngoài hành tinh của chúng ta ẩn chứa rất nhiều bí mật mà khoa học chưa thể biết. Và những bí ẩn đó luôn khơi gợi sự tò mò và khát vọng được khám phá. 

Xoắn não với những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ
Xoan nao voi nhung vat the ky la nhat trong vu tru
Từ năm 2007, các nhà nghiên cứu đã nhận được những tín hiệu vô tuyến cực nhanh, cực mạnh chỉ kéo dài trong vài mili-giây ngoài vũ trụ. Những chớp sóng bí ẩn này được gọi là các vụ nổ sóng vô tuyến nhanh (Fast Radio Bursts-FRBs) và chúng đến Trái Đất từ khoảng cách hàng tỉ năm ánh sáng 

Đọc nhiều nhất

Tin mới