Sửng sốt những câu chuyện bất ngờ trước vụ nổ Big Bang

(Kiến Thức) - Vụ nổ Big Bang diễn ra cách đây khoảng 13,8 tỷ năm trước, nhưng vũ trụ có diện mạo như thế nào trước Big Bang ? Có thể là trước vụ nổ Big Bang, vũ trụ là một khối kéo dài vô tận của một vật chất...

Sửng sốt những câu chuyện bất ngờ trước vụ nổ Big Bang

Điều đầu tiên cần hiểu Big Bang thực sự là gì?

"Vụ nổ Big Bang là một khoảnh khắc trong thời gian, không phải là một điểm trong không gian", Sean Carroll, nhà vật lý lý thuyết tại Viện Công nghệ California cho biết.

Có thể là trước vụ nổ Big Bang, vũ trụ là một khối kéo dài vô tận của một vật chất cực nóng, dày đặc, tồn tại ở trạng thái ổn định cho đến khi vì một lý do nào đó, vụ nổ Big Bang xảy ra.

Vũ trụ cực kỳ dày đặc này có thể đã bị chi phối bởi cơ học lượng tử, chịu tác động biến đổi vật lý có quy mô khủng, Carroll nói.

Và sau đó, vụ nổ Big Bang đã đại diện cho thời điểm mà tính chất vật lý cổ điển trong vũ trụ từng chiếm lĩnh bị chấm dứt, mở màn cho giai đoạn tiến hóa mới.

Sung sot nhung cau chuyen bat ngo truoc vu no Big Bang
Nguồn ảnh: Space. 

Đối với Stephen Hawking, Trước vụ nổ Big Bang, ông nói các sự kiện là không thể đo lường được, và do đó không được xác định.

Hawking gọi đây là giai đoạn không có ranh giới. Theo ông, thời gian và không gian là hữu hạn, nhưng chúng không có bất kỳ ranh giới hay điểm bắt đầu hay điểm kết thúc nào trước vụ nổ Big Bang.

Cũng có một lý thuyết liên quan cho rằng, vụ nổ Big Bang không phải là khởi đầu của mọi thứ, mà là một thời điểm khi vũ trụ chuyển từ thời kỳ co lại sang thời kỳ giãn nở. 

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Bất ngờ thông tin thiên hà hợp nhất sau vụ nổ Big Bang

(Kiến Thức) - Trước đây giới khoa học tin rằng những cụm thiên hà starburst hình thành khi các thiên hà va chạm khoảng 3 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang, nhưng bây giờ, hai nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng sự va chạm này xảy ra sớm hơn nhiều. 

Bất ngờ thông tin thiên hà hợp nhất sau vụ nổ Big Bang
Bằng cách nhìn vào quá khứ cổ đại của vũ trụ, các nhà nghiên cứu nhận thấy những va chạm bắt đầu vào khoảng 1,5 tỉ năm sau vụ nổ Big Bang, sớm hơn rất nhiều so với dự đoán ban đầu.
Các nhóm nghiên cứu do Iván Oteo thuộc Đại học Edinburgh và Tim Miller thuộc Đại học Yale và Đại học Dalhousie ở Nova Scotia đứng đầu đã sử dụng kính thiên văn Atacama Large Millimeter / submillimeter Array (ALMA) và kính viễn vọng Atacama Pathfinder Experiment (APEX) để nghiên cứu việc hợp nhất thiên hà starburst.

Ngôi sao lạ tỷ năm tuổi sau vụ nổ Big bang gây sốt

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học làm việc tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã xác định được một ngôi sao lạ mà họ tin là khoảng 13,5 tỷ năm tuổi, sinh ra ngay sau vụ nổ Big Bang.

Ngôi sao lạ tỷ năm tuổi sau vụ nổ Big bang gây sốt
Họ cho rằng, đó là ngôi sao lạ có tên khoa học 2MASS J18082002–5104378 B,. Nghiên cứu về nó có thể cho chúng ta biết nhiều hơn về những ngày đầu của vũ trụ.
"Ngôi sao này có lẽ là một trong 10 triệu ngôi sao cổ nhất của vũ trụ", tác giả chính Kevin Schlaufman, một nhà thiên văn học tại Đại học Johns Hopkins nói.

Hé lộ nguồn gốc gây "sốc" các lỗ hổng tối trên Mặt trăng

(Kiến Thức) - Hàng tỷ năm trước, một thứ gì đó đâm sầm vào mặt tối của mặt trăng, tạo ra một lỗ rất lớn. Trải dài 1.550 dặm (2.500 km) và rộng 8 dặm (13 km) sâu ở lưu vực Nam Cực-Aitken, Earthlings là miệng núi lửa cổ xưa nhất và sâu nhất trên mặt trăng...

Hé lộ nguồn gốc gây "sốc" các lỗ hổng tối trên Mặt trăng

Đó cũng là một trong những miệng núi lửa lớn nhất trong toàn bộ hệ mặt trời. Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã nghi ngờ rằng, lưu vực khổng lồ này được tạo ra bởi một vụ va chạm trực diện với một thiên thạch rất lớn với tốc độ rất nhanh.

Một tác động như vậy đã xé toạc lớp vỏ của mặt trăng và những mảnh vỡ của mặt trăng rải rác trên bề mặt miệng núi lửa, mang đến cái nhìn hiếm hoi về những gì mặt trăng thực sự được tạo ra.

Đọc nhiều nhất

Tin mới