Vụ GV nâng điểm thi: Lộ nhiều sai phạm của phòng GD

(Kiến Thức) - Từ vụ thầy giáo nâng điểm cho HS trong kỳ thi HS giỏi cấp thành phố tại Hải Phòng, lộ ra nhiều sai phạm của phòng GD-ĐT huyện Vĩnh Bảo.

Vụ GV nâng điểm thi: Lộ nhiều sai phạm của phòng GD
Bất minh trong thu tiền học thêm, dạy thêm
Sau khi Kiến Thức đăng tải bài viết về việc thầy giáo Nguyễn Văn Dương, công tác tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) vi phạm quy chế thi như đánh dấu bài của học sinh trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm tự động sửa, nâng điểm bài thi của học sinh từ 15 điểm thành 25 điểm trong kỳ thi học sinh giỏi môn toán Casio tại TP Hải Phòng năm học 2014 – 2015, PV Kiến Thức tiếp tục nhận được phản ánh của đại diện cán bộ quản lý các trường trong huyện Vĩnh Bảo tố cáo trưởng phòng Giáo dục huyện này, ông Phạm Văn Toán, có một số sai phạm liên quan đến lĩnh vực quản lý giáo dục.
Một số cán bộ quản lý giáo dục huyện Vĩnh Bảo băn khoăn, việc trưởng phòng giáo dục huyện này cử thầy giáo Nguyễn Văn Dương đi chấm thi học sinh giỏi cấp thành phố để rồi thầy Dương vi phạm quy chế thi, nâng điểm thi cho học sinh, liệu có hay không áp lực về thành tích gây sức ép khiến thầy Dương vi phạm các điều trên?
Liên quan đến vụ việc này, bà Nguyễn Thị Nhung, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho biết: “Thầy Dương có nhiều áp lực: Áp lực từ phía người dân, phía lãnh đạo, chứ không phải vì động cơ kinh tế nào khác”.
Vu GV nang diem thi, lo nhieu sai pham cua phong GD
 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Cùng với đó, phản ánh đến Kiến Thức, đại diện cán bộ quản lý giáo dục huyện Vĩnh Bảo cho biết, hiện ngành giáo dục huyện có nhiều vấn đề liên quan đến thu chi tiền dạy, học thêm, ngân sách chi hỗ trợ phổ cập xóa mù chữ, tuyển dụng chuyên viên mầm non sai quy định… Tất cả vấn đề này đều thuộc trách nhiệm của trưởng phòng giáo dục huyện Vĩnh Bảo, ông Phạm Văn Toán.
Cụ thể, đại diện cán bộ quản lý giáo dục huyện Vĩnh Bảo phản ánh, ông Phạm Văn Toán yêu cầu tất cả 90 trường tiểu học và THCS trong toàn huyện phải nộp về phòng giáo dục 3% tổng thu mỗi một năm học khoảng 300 triệu theo hướng dẫn. "Chúng tôi đặt nghi vấn tại sao số tiền đó lại nộp về phòng giáo dục trong 3 năm học từ 2010 đến 2013 mà không qua kho bạc quản lý. Số tiền này nộp trực tiếp về phòng giáo dục huyện, đồng chí Xuyến văn thư của phòng thu”, vị đại diện nói.
Để làm rõ những thông tin trên, PV Kiến Thức đã điều tra tại các trường tiểu học và THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo thì số tiền 3% trên đã nộp thẳng về phòng giáo dục huyện mà không thông qua kho bạc nhà nước. Bà Nguyễn Thị Thấm, Hiệu trưởng trường THCS Tân Hưng – thị trấn Vĩnh Bảo cho biết: “Ba năm trước, Phòng Giáo dục huyện Vĩnh Bảo chỉ đạo trường nộp 3% tiền học thêm về phòng, riêng năm nay thì thay đổi là sẽ nộp vào tài khoản của phòng ở kho bạc nhà nước”.
Giống như bà Thấm, đại diện các trường như THCS Nguyễn Bình Khiêm, trường THCS Tam Cường… đều khẳng định, họ đã nộp tiền trực tiếp qua Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Bảo. Bà Trịnh Thị Kim - kế toán trường THCS Tam Cường khẳng định: “3 năm học trước, tôi đều lên Phòng GD&ĐT nộp. Đợt nộp gần đây nhất tôi nộp 11,5 triệu đồng và có giấy xác nhận của phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Bảo”.
Trong khi đó, trong công văn 1141/SGD&DT-TTr của Sở GD&ĐT Hải Phòng có nội dung: Tiền học thêm thu được sẽ được chi 70% cho người dạy và giáo viên phụ trách lớp, 6% chi phí phát sinh điện nước, 3% nộp về Phòng GD&ĐT với bậc Tiểu học và THCS... Việc thu tiền dạy thêm được tuân theo nguyên tắc chung của toàn thành phố. Tiền này tất cả các phòng GD&ĐT quận huyện đều phải nộp về tài khoản của phòng GD&ĐT tại kho bạc nhà nước.
Mập mờ trong chi hỗ trợ phổ cập xóa mù chữ
Không chỉ mập mờ trong khoản thu chi dạy thêm học thêm, theo phản ánh của các cán bộ quản lý giáo dục huyện Vĩnh Bảo, việc chi hỗ trợ phổ cập xóa mù chữ năm học 2013 -2014 cũng có nhiều mập mờ, không minh bạch.
“Chúng tôi được biết ngân sách chi hỗ trợ phổ cập xóa mù chữ năm học 2013 - 2014 mỗi huyện từ 90 đến 100 triệu đồng. Ông Toán chỉ đạo chi cho mỗi xã làm phổ cập xóa mù chữ được 1 triệu đồng. Chúng tôi xin hỏi có 30 xã nhân với 1 triệu thì mới hết 30 triệu, vậy 70 triệu nữa ông Toán chỉ đạo chi như thế nào và có báo cáo không?”, vị đại diện cán bộ quản lý giáo dục các trường tại huyện Vĩnh Bảo cho biết.
Vu GV nang diem thi, lo nhieu sai pham cua phong GD-Hinh-2
 Thầy giáo Nguyễn Văn Dương, người đã nâng điểm cho học sinh trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố.
Khi khảo sát một loạt các xã trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, PV Kiến Thức ghi nhận thông tin, mỗi một xã sẽ nhận được 1 triệu đồng cho chương trình mục tiêu Quốc gia cho công tác phổ cập giáo dục. Ông Hoàng Văn Luyến, Hiệu trưởng trường THCS Tam Cương nói: “Xã Tam Cương nhận được 1 triệu đồng từ chương trình phổ cập giáo dục cho ba trường THCS, Tiểu học và Mầm non. Trong đó, trường THCS được ưu tiên nhân 400.000 đồng còn tiểu học và mầm non mỗi trường nhận 300.000 đồng.
Ông Nguyễn Văn Thuấn, Chủ tịch xã Tân Hưng còn khẳng định “Các cô giáo đi điều tra phổ cập giáo dục vất vả mà chỉ có 1 triệu đồng tiền hỗ trợ cho cả xã thì ít quá. Xã tôi đã phải hỗ trợ thêm 2 triệu để động viên các cô giáo đi làm chương trình này”. 
Như vậy, với 30 xã, thị trấn trong huyện Vĩnh Bảo, số tiền phòng GD-ĐT huyện chi cho các xã để phổ cập giáo dục là 30 triệu đồng.
Trong khi đó, UBND huyện Vĩnh Bảo đã duyệt chi kinh phí tổ chức các hoạt động phục vụ công tác phổ cập giáo dục năm học 2013-2014 số tiền 90 triệu đồng. Vậy số tiền còn lại đi đâu?
Bất chấp “lệnh” phó chủ tịch huyện, trưởng phòng giáo dục vẫn tránh báo chí

Ngoài những phản ánh trên, trưởng phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Bảo còn bị tố “đặc cách” cho giáo viên Nguyễn Như Quỳnh (nhân viên hợp đồng của phòng GD&ĐT, mới ra trường 1 năm, chưa tham gia giảng dạy một ngày nào) được hưởng chế độ 161 của ngành giáo dục (chế độ cho giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy trên 5 năm) tại trường mầm non xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo.

Ngay khi PV Kiến Thức tìm hiểu thông tin này, không hiểu lý do vì sao cô Nguyễn Như Quỳnh đã làm lễ chia tay với các cán bộ phòng GD-ĐT huyện để về trường mầm non Tam Cường dạy học. Tuy nhiên, liên hệ với bà Phạm Thị Hoan, Hiệu trưởng trường mầm non Tam Cường, đồng thời là mẹ đẻ cô Quỳnh, bà Hoan cho biết: "Cô Quỳnh mới có quyết định về trường mầm non Tam Cường, tuy nhiên vẫn chưa về đây dạy mà đang làm việc ở Phòng GD&ĐT huyện (?)".
Để làm rõ những thông tin trên, PV Kiến Thức đã nhiều lần liên hệ với ông Phạm Văn Toán nhưng vị trưởng phòng này liên tục từ chối trao đổi về các sự việc liên quan đến bản thân mình. PV đã gặp Phó chủ tich UBND huyện Vĩnh Bảo, ông Nguyễn Văn Khơi, để đề nghị lãnh đạo huyện chỉ đạo làm rõ những thông tin trên. Ông Nguyễn Văn Khơi đã viết một thư tay gửi ông Phạm Văn Toán yêu cầu ông Toán cung cấp những thông tin cho PV để làm sáng tỏ vấn đề. PV đã mang thư tay của ông Khơi sang Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Bảo nhưng đến nay vẫn chưa thấy phòng này hồi âm.
Thu học thêm, dạy thêm mà không gửi qua kho bạc nhà nước là sai:
“Số tiền Phòng GD&ĐT thu của các trường từ việc dạy thêm phải nộp qua kho bạc nhà nước. Phòng muốn rút số tiền này ra chi tiêu vào việc gì phải thông qua hội nghị toàn bộ cán bộ viên chức trong phòng đầu năm học rồi lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng mới có thể rút tiền từ kho bạc ra được. Việc các trường nộp tiền này về phòng GD&ĐT mà không qua kho bạc nhà nước là sai”.
Ông Đào Quang Chính, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tiên Lãng khẳng định.

Đổi mới toàn diện GD: Giáo viên phải “thoát khỏi” SGK

(Kiến Thức) - Phương án "Một chương trình, nhiều bộ SGK" là phương pháp đi cùng với xu hướng chung của thời đại, đã được nhiều quốc gia áp dụng.

Đổi mới toàn diện GD: Giáo viên phải “thoát khỏi” SGK
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, mỗi địa phương, thậm chí từng nhà trường, giáo viên cần chủ động trong việc dạy học của mình sao cho phù hợp với tình hình thực tế, miễn sao đảm bảo chương trình của Bộ, đó mới là cái đích hướng tới của một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa (SGK). 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Phương án "Một chương trình, nhiều bộ SGK" là phương pháp đi cùng với xu hướng chung của thời đại, cách làm đó đã được nhiều quốc gia áp dụng, chứ không phải hoàn toàn là việc mới mẻ để phải tranh cãi. 

Nhà chờ xe buýt triệu đô ở HN chưa vận hành đã hoen rỉ

(Kiến Thức) - Một số nhà chờ xe buýt được xem là hiện đại nhất VN  tại HN đã xây xong, dù chưa sử dụng ngày nào nhưng đang có biểu hiện xuống cấp, hoen gỉ...

Nhà chờ xe buýt triệu đô ở HN chưa vận hành đã hoen rỉ
Nha cho xe buyt trieu do o HN chua van hanh da hoen ri

Nhà chờ xe buýt tại ngã tư Hoàng Minh Giám - Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân - Hà Nội) được xem là nhà chờ xe buýt hiện đại nhất VN. Khi đi vào sử dụng, nhà chờ này sẽ được trang bị máy bán vé, máy quẹt thẻ/soát vé tự động, cũng như quầy hỗ trợ khách hàng có nhân viên trực tại chỗ.   Hiện, nhà chờ xe buýt mẫu đầu tiên trong chuỗi nhà chờ của tuyến buýt nhanh Hanoi BRT này đã hoàn thiện.

Nha cho xe buyt trieu do o HN chua van hanh da hoen ri-Hinh-2
Tuy nhiên, hiện nhà chờ xe buýt này đang có hiện tượng xuống cấp dù chưa được đưa vào vận hành ngày nào.

GV tự ý nâng điểm cho HS trong kỳ thi HS giỏi

(Kiến Thức) - Một giáo viên đã thừa nhận tự ý nâng điểm thi cho học sinh trong kỳ thi học sinh giỏi môn Toán Casio cấp thành phố tại Hải Phòng.

GV tự ý nâng điểm cho HS trong kỳ thi HS giỏi
Các giáo viên, học sinh khối THCS TP Hải Phòng đang bức xúc trước thông tin một giáo viên trong quá trình chấm thi kỳ thi học sinh giỏi môn toán Casio TP Hải Phòng năm học 2014 -2015 đã tự ý nâng điểm cho một học sinh trường mình.
Cụ thể, theo phản ánh của các cán bộ quản lý giáo dục ở huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng, trong kỳ thi học sinh giỏi môn toán Casio TP. Hải Phòng năm học 2014 – 2015 được tổ chức vào tháng 12/2014 vừa qua do Sở GD&ĐT TP Hải Phòng tổ chức. Tại kỳ thi này, thầy giáo Nguyễn Văn Dương, giáo viên dạy Toán của trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (Thị trấn Vĩnh Bảo, Hải Phòng) đi chấm thi. Thay vì chấp hành nghiêm quy định, thầy Dương đã vi phạm quy chế thi: Đánh dấu bài của học sinh trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo), tự động sửa điểm bài thi của học sinh từ 15 điểm thành 25 điểm.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới