Vụ biến bệnh nhân thành “chuột bạch“: Bộ Y tế vào cuộc

(Kiến Thức) - Ngày 14/5, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Bệnh viện Phụ sản Trung ương kiểm tra thông tin về sự việc: “Bệnh viện Phụ sản Trung ương biến sản phụ thành “chuột bạch”.

Vụ biến bệnh nhân thành “chuột bạch“: Bộ Y tế vào cuộc
Trước thông tin được đăng tải trên báo chí về việc: “Bệnh viện Phụ sản Trung ương biến sản phụ thành “chuột bạch”, ngày 14/5/2014 Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bệnh viện Phụ sản Trung ương, yêu cầu kiểm tra thông tin về sự việc này.
Bộ Y tế đề nghị Bệnh viện Phụ sản Trung ương khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin đồng thời đề xuất giải pháp xử lý và gửi báo cáo về Vụ Sức khoẻ Bà mẹ-Trẻ em, Cục Quản lý khám chữa bệnh và Văn phòng Bộ Y tế chậm nhất vào ngày 19/5 để kịp thời cung cấp thông tin chính xác nhất.
Trước đó, nội dung được được báo chí phản ánh bao gồm các bệnh nhân tại bệnh viện rất lo lắng, bất an suốt quá trình điều trị vì bị giao phó làm "chuột bạch" cho các sinh viên thực tập.
Bên cạnh đó bài báo cũng phản ánh về việc các điều dưỡng Khoa sản III, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã có thái độ ứng xử không tốt đối với bệnh nhân.

Mẹo dùng quạt và điều hoà để trẻ không bị ốm

(Kiến Thức) - Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với mội trường xung quanh, vì thế các bậc cha mẹ hãy thật chú ý khi sử dụng các thiết bị làm mát để tránh bệnh tật cho bé.

Mẹo dùng quạt và điều hoà để trẻ không bị ốm
Vệ sinh máy lạnh thường xuyên. Lưu ý quan trọng đầu tiên là bạn hãy vệ sinh máy lạnh định kỳ. Có rất nhiều loại nấm mốc, mầm bệnh, bụi bẩn lưu trú trong máy điều hòa. Chắc bạn không muốn con bạn bị lây nhiễm bệnh từ luồng khí mát thổi xuống. Ngay cả không gian trong phòng cũng phải thường xuyên được dọn dẹp sạch sẽ, đảm bảo độ thông thoáng khí khi không sử dụng điều hòa.
Vệ sinh máy lạnh thường xuyên. Lưu ý quan trọng đầu tiên là bạn hãy vệ sinh máy lạnh định kỳ. Có rất nhiều loại nấm mốc, mầm bệnh, bụi bẩn lưu trú trong máy điều hòa. Chắc bạn không muốn con bạn bị lây nhiễm bệnh từ luồng khí mát thổi xuống. Ngay cả không gian trong phòng cũng phải thường xuyên được dọn dẹp sạch sẽ, đảm bảo độ thông thoáng khí khi không sử dụng điều hòa. 

11 món ăn giúp nhuận tràng

(Kiến Thức) - Táo bón là chứng bệnh gặp hầu hết ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở người có chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước, thiếu vận động, nhất là người già và trẻ em.

11 món ăn giúp nhuận tràng
Bài 1: Canh rau dền đỏ. Rau dền đỏ một nắm, dầu vừng (tốt nhất là dầu vừng đen) 1 - 2 thìa cà phê. Gia vị đủ dùng, rau đem rửa sạch, chế nước vừa đủ đem nấu canh nêm gia vị dầu vừng, ăn cả cái lẫn nước khi canh đã nguội. Ăn liên tục 7 - 10 ngày.
Bài 1: Canh rau dền đỏ. Rau dền đỏ một nắm, dầu vừng (tốt nhất là dầu vừng đen) 1 - 2 thìa cà phê. Gia vị đủ dùng, rau đem rửa sạch, chế nước vừa đủ đem nấu canh nêm gia vị dầu vừng, ăn cả cái lẫn nước khi canh đã nguội. Ăn liên tục 7 - 10 ngày.

Dinh dưỡng cho trẻ sốt ngày hè

(Kiến Thức) - Chỉ cần sơ sẩy trong việc chăm sóc, chế độ sinh hoạt vào mùa hè cũng có thể khiến trẻ sốt (ăn kem, uống nước lạnh, tắm hơi lâu, đi ra nắng khiến đổ mồ hôi và không được lau kịp thời...). 

Dinh dưỡng cho trẻ sốt ngày hè
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Biểu hiện bệnh là sốt kéo dài nhiều ngày, miệng khát, uống nước nhiều, đái nhiều, mồ hôi ít, ngoài ra thể tạng gầy còm, uể oải, ăn uống giảm, ngủ ít. Trong trường hợp này cần chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng có tính mát cho trẻ để tránh sốt. Dưới đây là một số món ăn đơn giản có tác dụng với chứng sốt vào mùa hè ở trẻ nhỏ.

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.