Vụ “bác sĩ rút ống thở“: Cần một cái đầu “lạnh“

"Số lượng người theo dõi và số lượng 'like', 'share' là thứ rất gây nghiện và khi người ta không có được cái đó, người ta cảm thấy bị thiếu thốn" - TS. Đặng Hoàng Giang chia sẻ.

Vụ “bác sĩ rút ống thở“: Cần một cái đầu “lạnh“
Chỉ trong một đêm, thông tin một bác sĩ ở TP.HCM rút ống thở của bố mẹ đang là bệnh nhân Covid-19 để nhường cho một sản phụ đã lan truyền với tốc độ chóng mặt. Nhưng ngay sáng hôm sau, một số chi tiết trong câu chuyện đã được chính cộng đồng mạng đưa ra mổ xẻ, phân tích và cho rằng câu chuyện này không có thật.
Vu “bac si rut ong tho“: Can mot cai dau “lanh“

Hiện tại, tất cả bài viết trên tài khoản Facebook này đã bị gỡ bỏ.

Sáng nay 8/8, Sở Y tế TP.HCM cũng đã khẳng định sự việc trên là hư cấu, để lại sự hụt hẫng cho cộng đồng mạng.
Trả lời phỏng vấn báo VietNamNet, Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng, tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có cuốn Bức xúc không làm ta vô can đã chia sẻ quan điểm của mình về câu chuyện này như sau.
Khi tôi nghe được câu chuyện có một ai đấy rút ống thở của mẹ mình để cứu một người khác, tôi cũng thấy câu chuyện này rất đặc biệt và cảm động. Cũng suýt nữa tôi định “share” theo, tuy nhiên đâu đó tôi cảm thấy hơi gợn gợn và vì thấy nó quá đặc biệt nên tôi tự nhủ mình phải tìm cách kiểm chứng trước khi “share” và “like” tiếp.
Tôi cũng cảm thấy, nếu có thật thì đây là một câu chuyện hết sức đáng quý, giàu tình người, và cho thấy sự hi sinh lớn. Rất may mắn là trong giây phút đó, tôi đã thắng được cảm xúc của mình và giữ được đầu óc tỉnh táo. Đó cũng là bài học tôi rút ra cho bản thân mình và muốn nhắn nhủ với những người khác rằng cảm xúc thì rất tốt, rất quý, tuy nhiên chúng ta cũng cần phải giữ được một cái đầu “lạnh”, nếu không nó sẽ gây hại mặc dù thiện chí của mình là tốt.
Vu “bac si rut ong tho“: Can mot cai dau “lanh“-Hinh-2

Đoạn tin nhắn được cho là chụp lại cuộc đối thoại giữa bác sĩ và các đồng nghiệp. Hai bức ảnh bé sơ sinh được xác định là của một ca sinh khác trước đó.

Nhu cầu được biết những tin nóng sốt, những thông tin ngoài luồng một chút và trở thành những người đầu tiên chia sẻ những thông tin đó đã có từ lâu. Nó chính là những tin vịt, tin vỉa hè, tin ngoài quán nước ngày xưa. Nhưng ngày xưa sức lan toả của nó chỉ có tính vật lý, đi từ quán nước này sang quán nước khác và không có sức phá huỷ lớn như trên mạng xã hội bây giờ.
Cho nên, tâm lý thích giật gân, thích nóng sốt, thích trở thành người biết nhiều, biết sớm cộng với khả năng chia sẻ tới hàng triệu người của mạng xã hội đã khiến cho hiện tượng này bùng nổ và trở thành một hiện tượng hết sức tiêu cực trong xã hội hiện nay. Về mặt tâm lý thì nó không có gì mới cả.
Những câu chuyện kể cả rất xấu hoặc rất tốt đều có thể trở thành trung tâm của những “fake news” (tin giả), được mọi người truyền tay nhau. Những thông tin mang tính đặc biệt, ngoài đời thường một chút cũng khiến cho người ta cảm thấy cuộc sống nhàm chán của mình được phá vỡ và mang lại màu sắc cho cuộc sống hằng ngày của họ. Vì thế, người ta rất háo hức bám lấy và “ăn” nó như một loại thức ăn của họ.
Tôi không đánh đồng tất cả những người nổi tiếng hay có ảnh hưởng trên mạng xã hội nhưng cũng không phủ nhận được việc nhiều người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội nhưng lại có ý thức trách nhiệm khá thấp với mức độ ảnh hưởng của mình. Thậm chí, họ còn có chiến lược càng đăng những tin nhập nhằng càng nhiều càng tốt, bởi vì nó càng khiến cho họ có nhiều người theo dõi hơn.
Thay vì ý thức rằng mình đã có nhiều người theo dõi rồi nên mình phải thận trọng thì họ lại hành xử ngược lại - tiếp tục đi theo những thông tin nhập nhằng không được kiểm chứng, đăng lên rồi lại rút xuống… để tiếp tục thu hút những người theo dõi (follow) mình. Bởi vì số lượng người theo dõi và số lượng “like”, “share” là thứ rất gây nghiện và khi người ta không có được cái đó, người ta cảm thấy bị thiếu thốn.
Vụ việc lần này chắc chắn là cơ hội cho các tờ báo chính thống. Nếu các bạn lăn xả vào cuộc sống, có những bài phóng sự sâu, kỹ, có những phân tích, điều tra của riêng mình, có những con người thật việc thật thì các bạn sẽ có ảnh hưởng và vai trò lớn trong xã hội.
Rõ ràng đây là cơ hội cho báo chính thống khi mà người dân bắt đầu cảm thấy nghi ngờ mạng xã hội và cho rằng nó không còn là một nguồn đáng tin cậy cho đời sống tinh thần của mình nữa.

Nhiều Facebooker xin lỗi

Sáng 8/8, một số Facebooker đã xin lỗi trên trang cá nhân do trước đó chia sẻ thông tin chưa kiểm chứng trong vụ “bác sĩ rút ống thở”.

Đa số những người này cho biết bị “cảm xúc lấn lướt, đi trước” dẫn đến việc chia sẻ, lan tỏa thông tin chưa được kiểm chứng.

Trên trang cá nhân của mình, Facebook N.Đ.H. chia sẻ việc bản thân lấy làm tiếc khi lan tỏa câu chuyện về vị bác sĩ nhường ống thở khi thông tin chưa được kiểm chứng. Ông cho rằng, bản thân đã thiếu bình tĩnh, thiếu kiểm chứng một cách cần thiết về câu chuyện trên. Đồng thời nói lời xin lỗi vì đã để cảm xúc đi trước.

Facebooker H.N.V. cũng đăng bài chất vấn bản thân và nói lời xin lỗi trên trang cá nhân sau khi góp phần lan tỏa câu chuyện này. Đồng thời cũng nhấn mạnh sẽ cẩn trọng hơn, nghiêm khắc hơn nữa với mình.

Cũng chia sẻ về câu chuyện trên, Facebooker J.K. cũng cho biết đang liên hệ để xác minh lại thông tin. Và trong thời gian thông tin chưa được xác minh rõ ràng, tài khoản này ẩn 2 status có liên quan để không tiếp tục lan toả.

(Nguyễn Sơn ghi)


Bác bỏ tin bác sĩ rút ống thở của mẹ nhường cho sản phụ

Tối 7/8, mạng xã hội Facebook lan truyền thông tin một vị bác sĩ tên Khoa đang làm nhiệm vụ chống dịch COVID-19 đã rút ống thở của mẹ để nhường cho sản phụ sắp sinh. Thực hư vụ việc thế nào?

Bác bỏ tin bác sĩ rút ống thở của mẹ nhường cho sản phụ
Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM cho biết, đơn vị này đang xác minh về thông tin lan truyền trên mạng xã hội cho rằng có một bác sĩ rút ống thở của mẹ mình để cứu một phụ nữ mang thai.

Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết trên báo Phụ nữ TP.HCM, sáng nay bà mới nghe được thông tin này và đang phối hợp Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an TPHCM vào cuộc xác minh các vấn đề liên quan đến nội dung thông tin đăng tải từ nhóm "bác sĩ Khoa".

Trước đó, thông tin trên mạng xã hội Facebook, một bác sĩ tên Khoa đang chăm sóc bố và mẹ cùng một sản phụ mắc COVID-19 nặng chuẩn bị sinh đôi. Bố mẹ của bác sĩ Khoa cũng làm trong ngành y tế đã về hưu nhưng tham gia vào công tác chống dịch, không may mắc COVID-19 rồi trở nặng được đưa vào nơi anh công tác để điều trị.

Đề nghị truy tố cán bộ ngân hàng biến đại gia thành con nợ 385 tỉ

Biết nữ đại gia quen với mẹ có nhiều tiền gửi tiết kiệm, Huỳnh Tấn Luật đã dụ bà làm khách của ngân hàng sau đó phù phép biến bà thành con nợ.

Đề nghị truy tố cán bộ ngân hàng biến đại gia thành con nợ 385 tỉ

Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra chuyển VKSND tối cao tiếp tục đề nghị truy tố Huỳnh Tấn Luật (sinh năm 1973, cựu cán bộ một ngân hàng thương mại) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, TAND TP.HCM từng xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Luật 20 năm tù về tội trên. Sau đó bị hại kháng cáo yêu cầu huỷ án, làm rõ vai trò giúp sức của một số người thân của Luật và thu hồi các tài sản để khắc phụ hậu quả.

TAND cấp cao tại TP.HCM đã chấp nhận kháng cáo và huỷ án đề điều tra xét xử lại.

Kết luận điều tra xác định mẹ của Luật có mối quan hệ thân thiết với bà VTK (ngụ quận 11). Biết bà K. có nhiều khoản tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng nên mẹ Luật nhờ bà K. gửi tiền vào các phòng giao dịch ngân hàng do Luật phụ trách để giúp con tăng doanh số huy động vốn.

De nghi truy to can bo ngan hang bien dai gia thanh con no 385 ti


Huỳnh Tấn Luật tại phiên xử trước đó. Ảnh: H.YẾN

Từ tháng 7/2010, bà K. đã đem tiền qua chỗ Luật làm gửi. Vì lượng tiền gửi của bà lớn nên từ tháng 10/2011, chi nhánh ngân hàng đồng ý cho Luật được thực hiện các giao dịch tại nhà khách.

Cũng trong thời gian từ tháng 10/2010 đến 11/2012, khi có được sự tin tưởng, Luật vay hơn 239 tỉ đồng và gần 8.700 USD của bà K để làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng. Theo đó, lãi suất Luật trả cho bà K. cao hơn lãi suất ngân hàng.

Năm 2014, bà K. liên tục đòi nợ nhưng lúc này Luật không còn khả năng trả nợ. Luật bằng thủ đoạn soạn thảo, in ghép thêm nội dung vào chín tờ giấy thể hiện đã trả hết nợ cho bà K., đồng thời làm giả biên nhận chính bản thân cho bà K. vay 82 tỉ đồng, gần 3.900 lượng vàng SJC.

Sau khi hoàn thành các giấy tờ trên, Luật gọi điện, nhắn tin cho bà K. đòi nợ. Không đòi được tiền từ bà K., tháng 8/2014, Luật làm đơn tố cáo bà K. chiếm đoạt của mình 82 tỉ đồng và gần 3.900 lượng vàng SJC.

Tháng 9/2014, Luật khởi kiện ra tòa án để đòi nợ nhằm chối bỏ trách nhiệm và chiếm đoạt số tiền 385 tỉ đồng (gồm gốc lẫn lãi). Tuy nhiên khi bà K. làm đơn tố cáo lại Luật vì có hành vi gian dối, chiếm đoạt tài sản thì Luật rút đơn khởi kiện.

Quá trình điều tra, CQĐT xác định chữ ký trên chín tờ giấy thể hiện để trả nợ cho bà K. là giả. Ngoài ra Luật còn vay tiền của của 12 người khác từ năm 2006 đến 2014 tổng cộng 162 tỉ và 10.000 USD.

Luật dùng hơn 155 tỉ đồng tiền vay của bị hại K. và những người khác để mua 21 tài sản gồm bất động sản và xe ô tô nhưng để người thân đứng tên.

21 nam, nữ vào rừng nhậu rồi “khoe” trên Facebook, bị phạt 210 triệu đồng

Đang trong lúc giãn cách xã hội nhưng 21 nam, nữ rủ nhau vào rừng ăn nhậu rồi đăng lên Facebook cá nhân.

21 nam, nữ vào rừng nhậu rồi “khoe” trên Facebook, bị phạt 210 triệu đồng
Ngày 8/8, thông tin từ UBND huyện Đức Huệ, tỉnh Long An cho biết đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền 210 triệu đồng đối với 21 người (10 triệu đồng/người) vì tụ tập tổ chức ăn nhậu giữa lúc đang giãn cách xã hội phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
21 nam, nu vao rung nhau roi “khoe” tren Facebook, bi phat 210 trieu dong
 21 nam, nữ trốn vào rừng ăn nhậu. Ảnh chụp lại trên Facebook cá nhân

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.