Vụ án đất đai tại Q.9, TPHCM: Nhiều nội dung chưa sáng tỏ

Do còn có nội dung chưa điều tra làm rõ đối với bị cáo Trần Thị Quy, Giám đốc Công ty Song Đạt trong Vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “trốn thuế”, HĐXX đã tuyên trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung.

Vụ án đất đai tại Q.9, TPHCM: Nhiều nội dung chưa sáng tỏ
Liên quan tới vụ án đất đai tại Q.9, TP Hồ Chí Minh, báo Công Lý đưa tin:
Vừa qua, TAND TP Hồ Chí Minh đã đưa ra xét xử sơ thẩm Vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “trốn thuế” đối với bị cáo Trần Thị Quy, (sinh năm 1946, thường trú tại số 45A Thiên Hộ Dương, phường 1, quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh), Giám đốc công ty Song Đạt, liên quan đến dự án khu nhà ở kinh doanh phường Long Phước, quận 9 (Tp Hồ Chí Minh). Sau hai ngày xét xử công khai tại tòa, HĐXX đã quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung do còn nhiều nội dung trong vụ án chưa được làm rõ.
Làm rõ tính chất pháp lý của hợp đồng góp vốn đầu tư
Nội dung vụ án, theo cáo trạng của VKSNDTC, từ cuối năm 2001 đầu năm 2002, qua giới thiệu của ông Lê Văn Cự (nguyên Phó Tổng giám đốc, Tổng công ty dầu khí Việt Nam), Công ty thăm dò và khai thác dầu khí (Công ty PVF) đã gặp bà Trần Thị Quy, giám đốc Công ty Song Đạt để thỏa thuận mua lô đất khoảng 20 ha tại phường Long Phước, quận 9, TP Hồ Chí Minh, thực hiện dự án Khu biệt thự vườn dầu khí cho cán bộ công tác trong ngành dầu khí.
Vu an dat dai tai Q.9, TPHCM: Nhieu noi dung chua sang to
 Bị cáo Trần Thị Quy tại phiên tòa.
Sau khi thống nhất, Công ty PVF ra thông báo cho toàn thể cán bộ nhân viên, ai muốn mua đất nền dự án trên thì đăng ký đặt cọc bằng vàng thông qua ông Nguyễn Quốc Quân (cán bộ đại diện Công ty PVF). Giá trị 44 lượng vàng SJC đối với nền 500 m2, và 86 lượng vàng SJC đối với nền 1000 m2. Sau khi nhận vàng của các thành viên góp vốn, ông Quân chuyển cho bà Quy và Công ty Song Đạt để triển khai dự án.
Tuy nhiên, đến ngày 19/3/2002, Công ty PVF quyết định không tham gia dự án. Tại thời điểm đó đã có nhiều người tham gia đăng ký nộp tiền, vàng đặt cọc và mong muốn tiếp thục thực hiện dự án. Ngày 25 và 27/3/2002, cá nhân các ông Nguyễn Quốc Quân, Đinh Văn Dĩnh và Hoàng Bá Cường đã tự đứng ra lập Ban đại diện, thay mặt người góp vốn, tiến hành ký hợp đồng dịch vụ số 01/04A giữa ba bên: Công ty Song Đạt (chủ đầu tư) – Ban đại diện – Thành viên góp vốn, triển khai dự án khu biệt thự kết hợp kinh tế vườn tại phường Long Phước, quận 9, TP Hồ Chí Minh.
Vu an dat dai tai Q.9, TPHCM: Nhieu noi dung chua sang to-Hinh-2
 Đoàn luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo Quy tại phiên tòa.
Theo hợp đồng mà các bên ký kết, Công ty Song Đạt nhận làm trọn gói từ việc lập quỹ đất, lập dự án, xúc tiến các thủ tục pháp lý phê duyệt dự án, san lấp mặt bằng, làm kè chống sạt lở theo sông rạch bao quanh, xây dựng hệ thống điện nổi và hệ thống đường đất cấp phối nội bộ. Dự án có tổng 15 ha đất nền bao gồm 194 nền đất loại 500 m2, và 53 nền đất loại 1000 m2. Tổng giá trị hợp đồng là 12.900 lượng vàng SJC.
Về hợp đồng hợp tác góp vốn đầu tư làm dự án ký kết ba bên, luật sư Trần Văn Thanh (Đoàn luật sư Tp Hồ Chí Minh) nhận định là không có giá trị pháp lý. Bởi “Ban đại diện” (tự lập ra gồm các công Hoàng Bá Cường, Nguyễn Quốc Quân, và Đinh Văn Dĩnh) đại diện cho 216 người góp vốn mua đất, không có giấy ủy quyền của pháp nhân cũng như công chứng, chứng thực của các bên cho ba ông này. Hơn nữa hợp đồng trên còn vi phạm điều cấm của Luật đất đai, vì tại thời điểm mà các bên ký kết Luật đất đai không cho phép thực hiện chuyển nhượng, mua bán, góp vốn bằng giấy tay. Ngoài ra, hợp đồng góp vốn giữa ba bên cũng vi phạm luật kinh doanh bất động sản. Chủ đầu tư chỉ được quyền huy động vốn đầu tư vào dự án khi dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Chưa rõ số tiền bị cáo chiếm đoạt
Theo Bản kết luật điều tra và cáo trạng của VKSNDTC xác định, từ năm 2002 đến ngày 4/2/2013, bà Quy và Công ty Song Đạt đã nhận tiền, vàng của 224 thành viên đầu tư góp vốn thông qua Ban đại diện cũng như nhận thông qua tài khoản của Công ty Song Đạt mở tại Ngân hàng Agribank Phước Kiển, tổng cộng quy ra tiền là 108.898.748.293 đồng.
Liên quan đến “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, cáo trạng của VKSNDTC xác định bị cáo Trần Thị Quy chiếm đoạt của 45 thành viên góp vốn với số tiền 62.868.375.600đ, luật sư Trần Văn Thanh cho rằng, số tiền bị cáo chiếm đoạt mà cáo trạng xác định là chưa chính xác. Bởi vì, theo Bản kết luận điều tra (Cơ quan an ninh điều tra – Bộ công an) đã xác định, quá trình thực hiện dự án, bị c Quy và Công ty Song Đạt đã chi tiền mua đất, tiền đo đạc khảo sát tư vấn thiết kế, xây dựng hạ tầng, chi phí bảo vệ kiểm toán, chi phí hoạt động thường xuyên, tiền lương… tổng cộng là 70.463.155.881 đồng. Như vậy số tiền mà bị cáo Quy chiếm đoạt là 38.435.592.412 đồng (lấy tổng số tiền đã thu từ các thành viên 108.898.748.293 đồng - 70.463.155.881 đồng là số tiền đã chi cho dự án)
Ngoài ra, tại phiên xét xử công khai tại TAND TP Hồ Chí Minh, bị cáo Quy khai rằng, thực tế số tiền mà bị cáo chi cho dự án là 159.975.724.884 đồng. Lý giải về số tiền đã chi nhiều hơn só với số tiền mà các thành viên đã góp vốn, bị cáo Quy cho biết, tổng diện tích đất Công ty Song Đạt và những thành viên góp vốn thỏa thuận mua làm dự án là 15ha. Nhưng trên thực tế Công ty Song Đạt đã mua gần 23ha, đã được phê duyệt dự án với diện tích hơn 18ha. Và tiến độ dự án được Công ty Song Đạt đã thực hiện trên 80%. Do đó, ngoài số tiền mà các thành viên góp vốn, bản thân bị cáo Quy cũng đã sử dụng tài sản của gia đình bị cáo đầu tư vào dự án là 51.076.976.591 đồng. Tuy nhiên số liệu này chưa được Cơ quan điều tra, và VKSNDTC làm rõ đưa vào hồ sơ vụ án.
Từ những nội dung thể hiện trong hồ sơ vụ án chưa được điều tra làm rõ liên quan tới hợp đồng góp vốn giữa các bên, cũng như việc xác định rõ số tiền mà bị cáo Trần Thị Quy chiếm đoạt khi triển khai dự án khu nhà ở kinh doanh tại phường Long phước, quận 9, TP Hồ Chí Minh nêu trên, HĐXX đã tuyên trả lạị hồ sơ để điều tra bổ sung.

Đại gia Lê Ân nổi đóa vì dưới nói không, trên nói có

"Trong khi họ đã xây nền móng kiên cố, san lấp đến 4.000 m2 trên đất thuộc tài sản hợp pháp của ngân hàng VCSB”, đại gia Lê Ân cho biết.

Đại gia Lê Ân nổi đóa vì dưới nói không, trên nói có
Với vai trò là Chủ tịch Hội đồng thanh lý Ngân hàng Thương mại Cổ phần Vũng Tàu (VCSB), ông Lê Ân đang rất bức xúc về việc ngày 20.1.2016 vừa qua, UBND phường 12 (TP.Vũng Tàu) ra văn bản số 27/UBND-ĐC gửi đến đồng thời Chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu và ông, nội dung chối bỏ việc chủ đầu tư đang tiến hành xây dựng trái phép một trường tiểu học trên phần đất của ngân hàng này.
UBND phường 12 khẳng định đơn vị thi công trường học chỉ mượn đất của VCSB (phần bôi màu vàng) cho việc để tạm vật liệu xây dựng, hoàn toàn không xây dựng gì trên phần đất của ngân hàng này. Ảnh: Dương Cầm
UBND phường 12 khẳng định đơn vị thi công trường học chỉ mượn đất của VCSB (phần bôi màu vàng) cho việc để tạm vật liệu xây dựng, hoàn toàn không xây dựng gì trên phần đất của ngân hàng này. Ảnh: Dương Cầm 
Trước đó, ông Lê Ân đã gửi đơn khiếu nại khẩn cấp đến UBND tỉnh BR-VT, UBND TP.Vũng Tàu, UBND phường 12, yêu cầu chủ dự án ngưng ngay việc xây dựng trường tiểu học trên diện tích 7.040 m2 của Ngân hàng VCSB tọa lạc tại khu ven sông Cây Khế, phường 12, TP.Vũng Tàu. Diện tích đất này đã được bản án 1366 - HSPT tuyên công nhận là tài sản hợp pháp của VCSB.
Phần đất nói trên đang xảy ra tranh chấp giữa ngân hàng VCSB và ông Lê Văn Hậu từ hai năm nay, được Tòa án Nhân dân TP.Vũng Tàu thụ lý và chờ xét xử. Do đó, việc thay đổi mốc giới, xây dựng công trình trên phần đất khi chưa có phán quyết cuối cùng của tòa án là vi phạm pháp luật.
Ông Lê Ân đang xem tấm bản đồ được lập theo chỉ đạo của UBND tỉnh BR-VT vào ngày 22.8.2013 để xác định phần diện tích đất bị chủ đầu tư dự án trường học (UBND TP.Vũng Tàu) xây dựng trái phép. Ảnh: Dương Cầm
 Ông Lê Ân đang xem tấm bản đồ được lập theo chỉ đạo của UBND tỉnh BR-VT vào ngày 22.8.2013 để xác định phần diện tích đất bị chủ đầu tư dự án trường học (UBND TP.Vũng Tàu) xây dựng trái phép. Ảnh: Dương Cầm
Chủ dự án cũng chưa hề có một động thái nào trong việc thỏa thuận đền bù cho ngân hàng VCSB, xem diện tích đất này như vô chủ và ngang nhiên tiến hành xây dựng. Điều đáng nói, UBND TP.Vũng Tàu chính là chủ đầu tư dự án trường tiểu học này và công ty Hưng Thịnh là đơn vị thi công.
Thế nhưng, trả lời UBND TP.Vũng Tàu và ông Lê Ân về vụ việc bằng văn bản số 27/UBND-ĐC, ông Nguyễn Chí Cường, Phó chủ tịch phường 12 cho biết: “Tại buổi làm việc các ngành đã xác định phần đất tranh chấp giữa ông Lê Ân và ông Lê Văn Hậu, đơn vị thi công chỉ mượn đất để tạm vật liệu, chưa xây dựng đến”.
Quá bức xúc vì việc đơn vị thi công vẫn tiếp tục xâm phạm phần đất của ngân hàng VCSB nhưng lãnh đạo phường 12 báo cáo với cấp trên là không có, ông Lê Ân buộc lòng cho phục hồi mốc giới, gửi tiếp một lá đơn kêu cứu khẩn cấp đồng thời đến Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT và UBND TP.Vũng Tàu.
Trước lời kêu cứu của ông Lê Ân, ngày 22/1/2016, đích thân ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh BR-VT đã có văn bản khẩn cấp số 541/UBND-VP chỉ đạo đến Giám đốc Sở TN-MT, Chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu, yêu cầu rà soát lại sự việc, báo cáo UBND tỉnh ngay trong tháng 2/2016.
Ông Lê Ân lên tiếng: “UBND phường 12 báo cáo sự việc lên cấp trên không đúng sự thật. Trong khi họ đã xây nền móng kiên cố, san lấp đến 4000 m2 trên đất thuộc tài sản hợp pháp của ngân hàng VCSB”.
Chúng tôi đã theo chân vị đại gia thành phố biển đến hiện trường mảnh đất đang bị xây dựng trái phép.
Dựa vào bản đồ được lập theo chỉ đạo của UBND tỉnh BR-VT vào ngày 22/8/2013 và mốc giới đã được ông Lê Ân phục hồi, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều móng nền kiên cố đã được xây dựng nằm lọt vào phần đất thuộc quyền sở hữu của ngân hàng VCSB. Thậm chí có một phần diện tích của ngôi trường đã hoàn thiện đến 70% nằm trong phần đất này. Điều tréo ngoe là chủ đầu tư lại cho cắm một tấm biển với dòng chữ “Đất chưa được đền bù” trên phần đất của VCSB nhưng vẫn đang ráo riết tiến hành xây dựng (!?).
Ông Lê Ân đứng cạnh tấm biển "Đất chưa đền bù" do chủ đầu tư (UBND TP.Vũng Tàu) cắm trên phần đất của ngân hàng VCSB, phía sau tấm biển công trình trường tiểu học đã được hình thành. Ảnh: Dương Cầm
 Ông Lê Ân đứng cạnh tấm biển "Đất chưa đền bù" do chủ đầu tư (UBND TP.Vũng Tàu) cắm trên phần đất của ngân hàng VCSB, phía sau tấm biển công trình trường tiểu học đã được hình thành. Ảnh: Dương Cầm

Nóng "cuộc chiến" đất rừng: Người dân khát đất

Không chỉ ở Đăk Nông, Nghệ An, tại tỉnh Quảng Trị tình trạng người dân thiếu đất sản xuất cũng là vấn đề nan giải. 

Nóng "cuộc chiến" đất rừng: Người dân khát đất
Cụ thể, Quảng Trị có 9.353 lượt hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất với tổng diện tích 7.694 ha. Ngoài ra, có hàng nghìn hộ gia đình khác (không phải dân tộc thiểu số) cũng trong tình trạng thiếu đất nghiêm trọng.

Nguyên Phó chánh Văn phòng Huyện ủy lừa đảo hơn 600 triệu đồng

Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Ninh Thuận vừa tống đạt cáo trạng truy tố ông Dương Tấn Lộc về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nguyên Phó chánh Văn phòng Huyện ủy lừa đảo hơn 600 triệu đồng
Ông Dương Tấn Lộc bị truy tố với cáo buộc về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điểm a khoản 4 điều 139 Bộ luật Hình sự.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới