UBND quận Long Biên công bố, công khai kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai (Ảnh báo Xây dựng) |
Hà Nội sắp lập quy hoạch huyện Sóc Sơn lên thành phố
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Sóc Sơn đến năm 2030 tầm nhìn 2050.
Theo đó, trước mắt đến năm 2030 xác định theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, định hướng phát triển quy hoạch Sóc Sơn là huyện ưu tiên phát triển các ngành thương mại – du lịch (phát triển mạnh logistic), công nghiệp, du lịch, giáo dục đào tạo, nông nghiệp sinh thái. Huyện có hạt nhân phát triển đô thị gồm Đô thị vệ tinh Sóc Sơn (được phát triển từ thị trấn Sóc Sơn mở rộng về phía Nam đến sân bay quốc tế Nội Bài) và thị trấn Nỉ (thị trấn thành lập mới ở phía Bắc huyện).
Giai đoạn sau 2030, xác định các tính chất, chức năng phù hợp để phát triển cùng các huyện Đông Anh, Mê Linh thành Thành phố trực thuộc Thủ đô Hà Nội. Nội dung này sẽ được cụ thể hóa khi định hướng điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được thông qua.
Không có cơ chế, nguồn lực, quy hoạch Thủ đô chỉ là kỳ vọng
Theo Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, vấn đề tổ chức thực hiện quy hoạch Thủ đô rất quan trọng. Lập ra, vẽ ra đã có thể khó, nhưng thực hiện được còn khó hơn nhiều.
Phát biểu tại hội trường, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, vấn đề, nút thắt lớn nhất của Thủ đô Hà Nội cần tập trung giải quyết hiện này là giao thông ùn tắc.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội). Ảnh: QH. |
Trong đó, trọng tâm là đầu tư xây dựng được 14 tuyến đường sắt đô thị như trong đề án vạch ra, thành một hệ thống mạng lưới đường sắt đủ khả năng kết nối giao thông cho người dân có thể di chuyển bất kể một địa điểm nào trên khu vực Thủ đô.
Khi đó, người dân sẽ tự động thay thế được các phương tiện giao thông cá nhân và những vấn đề về ùn tắc hay ô nhiễm môi trường hiện nay sẽ được giải quyết.
Khi mạng lưới đường sắt phát triển kết nối với các vùng ngoại thành, các hoạt động kinh tế đang tập trung ở nội đô cũng sẽ tự động giãn, phát triển ở những vùng đô thị mới, đặc biệt là hệ thống đường sắt này còn kết nối với các tỉnh như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam.
Như vậy, sẽ biến các tỉnh đó, các đô thị đó gần như là những đô thị vệ tinh để tạo ra kết nối phát triển, đồng thời cũng phân tán sự tập trung.
Đặc biệt, "khi đã có được một hệ thống đường sắt như thế, hoàn toàn có thể xây dựng nên những mô hình đô thị hiện đại khắc phục những bức xúc hiện nay về chung cư cũ, khu dân cư thấp tầng lụp xụp, chen chúc nhau", đại biểu Hoàng Văn Cường nêu ý kiến.
Không có cơ chế, nguồn lực, quy hoạch Hà Nội chỉ là kỳ vọng
Trao đổi sau phát biểu của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện nay cơ bản các quy hoạch tỉnh, thành đã được Thủ tướng phê duyệt. Sau khi được Quốc hội có ý kiến, cơ quan sẽ trình để Thủ tướng phê duyệt quy hoạch Hà Nội và TP.HCM trong tháng 6-2024.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: QH. |