Không có cơ chế, nguồn lực, quy hoạch Thủ đô chỉ là kỳ vọng

Theo Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, vấn đề tổ chức thực hiện quy hoạch Thủ đô rất quan trọng. Lập ra, vẽ ra đã có thể khó, nhưng thực hiện được còn khó hơn nhiều.

Sáng 20/6, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 sau khi xem video về các mục tiêu, định hướng quy hoạch, 
Trọng tâm là đầu tư xây dựng được 14 tuyến đường sắt đô thị 

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, vấn đề, nút thắt lớn nhất của Thủ đô Hà Nội cần tập trung giải quyết hiện này là giao thông ùn tắc.

Khong co co che, nguon luc, quy hoach Thu do chi la ky vong
 Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội). Ảnh: QH.

Trong đó, trọng tâm là đầu tư xây dựng được 14 tuyến đường sắt đô thị như trong đề án vạch ra, thành một hệ thống mạng lưới đường sắt đủ khả năng kết nối giao thông cho người dân có thể di chuyển bất kể một địa điểm nào trên khu vực Thủ đô.

Khi đó, người dân sẽ tự động thay thế được các phương tiện giao thông cá nhân và những vấn đề về ùn tắc hay ô nhiễm môi trường hiện nay sẽ được giải quyết. 

Khi mạng lưới đường sắt phát triển kết nối với các vùng ngoại thành, các hoạt động kinh tế đang tập trung ở nội đô cũng sẽ tự động giãn, phát triển ở những vùng đô thị mới, đặc biệt là hệ thống đường sắt này còn kết nối với các tỉnh như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam.

Như vậy, sẽ biến các tỉnh đó, các đô thị đó gần như là những đô thị vệ tinh để tạo ra kết nối phát triển, đồng thời cũng phân tán sự tập trung.

Đặc biệt, "khi đã có được một hệ thống đường sắt như thế, hoàn toàn có thể xây dựng nên những mô hình đô thị hiện đại khắc phục những bức xúc hiện nay về chung cư cũ, khu dân cư thấp tầng lụp xụp, chen chúc nhau", đại biểu Hoàng Văn Cường nêu ý kiến.

Không có cơ chế, nguồn lực, quy hoạch Hà Nội chỉ là kỳ vọng

Trao đổi sau phát biểu của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện nay cơ bản các quy hoạch tỉnh, thành đã được Thủ tướng phê duyệt. Sau khi được Quốc hội có ý kiến, cơ quan sẽ trình để Thủ tướng phê duyệt quy hoạch Hà Nội và TP.HCM trong tháng 6-2024.

Khong co co che, nguon luc, quy hoach Thu do chi la ky vong-Hinh-2
 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: QH.
Theo ông Dũng, vấn đề tổ chức thực hiện quy hoạch rất quan trọng. Việc lập ra, vẽ ra đã khó, nhưng thực hiện được còn khó hơn rất nhiều.
Đơn cử như đại biểu Hoàng Văn Cường nói, làm một dự án đường sắt của Hà Nội mất đã mất từ 12-15 năm. Nếu làm 14 tuyến đường sắt mà không có cơ chế để huy động, thực hiện thì đến bao giờ mới xong?
"Việc huy động nguồn lực, đường sắt của Hà Nội hiện nay tính ra cần độ khoảng 40 tỷ USD mà chúng ta huy động và thực hiện chỉ trong vòng 10 năm, đến 2035 chúng ta đang phấn đấu xong, kể cả năm nay nữa thì tính ra có 11 năm.
Vậy, cơ chế nào, nguồn lực nào, tổ chức thực hiện như thế nào để chúng ta làm được điều này? Nếu không thì quy hoạch này chỉ là định hướng về tương lai, là kỳ vọng chúng ta mong muốn, chứ không phải điều chúng ta nhìn thấy được", ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, đây là vấn đề lớn, là vấn đề khó, chắc chắn sau khi được Quốc hội cho ý kiến, hoàn thiện lại, Thủ tướng phê duyệt thì Hà Nội phải xây dựng một kế hoạch để thực hiện quy hoạch này một cách khả thi nhất.
Trong đó, có các cơ chế, chính sách đi kèm, cách huy động nguồn vốn, tổ chức triển khai, thứ tự, danh mục dự án thế nào, thứ tự ưu tiên...
"Rất nhiều các vấn đề trong tổ chức thực hiện mới có được một bức tranh, mới có được một Thủ đô Hà Nội trong tương lai như chúng ta mong muốn ngày hôm nay", ông Dũng khẳng định.

Quy chuẩn xe chở học sinh có chấm dứt tình trạng bỏ quên trẻ?

Dự thảo Luật TTAT giao thông đường bộ và Luật Đường bộ đều dành 1 điều quy định việc đưa đón trẻ, quy chuẩn xe chở học sinh…Liệu có chấm dứt tình trạng bỏ quên trẻ?

Công an TP Thái Bình vừa khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Văn Lâm (58 tuổi, tài xế) và Phương Quỳnh Anh (38 tuổi), phụ trách đưa đón học sinh cùng về tội vô ý làm chết người. Hai giáo viên Nguyễn Thị Phương (26 tuổi) và Đoàn Thị Nhâm (58 tuổi) bị khởi tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Cả 4 bị can trên đều bị khởi tố do có sự bất cẩn, thiếu trách nhiệm dẫn đến bé Trần Gia Huy (5 tuổi), học lớp 4 tuổi Trường mầm non Hồng Nhung 2 bị bỏ quên trên xe ô tô đưa đón gần 11 tiếng, tử vong.

Kỳ vọng đại biểu chất vấn trúng, “nóng” vấn đề an toàn thực phẩm

Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu kỳ vọng trong phiên chất vấn ngày mai sẽ có nhiều câu hỏi trúng những vấn đề nóng mà cử tri cả nước đặc biệt quan tâm.

Các vấn đề được lựa chọn chất vấn thời sự, thiết thực
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày làm việc cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, bắt đầu từ sáng 04/6 đến hết sáng 06/6, tập trung vào 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực: Tài nguyên và Môi trường; Công Thương; Kiểm toán; Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.