Đại gia Lê Ân nổi đóa vì dưới nói không, trên nói có

"Trong khi họ đã xây nền móng kiên cố, san lấp đến 4.000 m2 trên đất thuộc tài sản hợp pháp của ngân hàng VCSB”, đại gia Lê Ân cho biết.

Đại gia Lê Ân nổi đóa vì dưới nói không, trên nói có
Với vai trò là Chủ tịch Hội đồng thanh lý Ngân hàng Thương mại Cổ phần Vũng Tàu (VCSB), ông Lê Ân đang rất bức xúc về việc ngày 20.1.2016 vừa qua, UBND phường 12 (TP.Vũng Tàu) ra văn bản số 27/UBND-ĐC gửi đến đồng thời Chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu và ông, nội dung chối bỏ việc chủ đầu tư đang tiến hành xây dựng trái phép một trường tiểu học trên phần đất của ngân hàng này.
UBND phường 12 khẳng định đơn vị thi công trường học chỉ mượn đất của VCSB (phần bôi màu vàng) cho việc để tạm vật liệu xây dựng, hoàn toàn không xây dựng gì trên phần đất của ngân hàng này. Ảnh: Dương Cầm
UBND phường 12 khẳng định đơn vị thi công trường học chỉ mượn đất của VCSB (phần bôi màu vàng) cho việc để tạm vật liệu xây dựng, hoàn toàn không xây dựng gì trên phần đất của ngân hàng này. Ảnh: Dương Cầm 
Trước đó, ông Lê Ân đã gửi đơn khiếu nại khẩn cấp đến UBND tỉnh BR-VT, UBND TP.Vũng Tàu, UBND phường 12, yêu cầu chủ dự án ngưng ngay việc xây dựng trường tiểu học trên diện tích 7.040 m2 của Ngân hàng VCSB tọa lạc tại khu ven sông Cây Khế, phường 12, TP.Vũng Tàu. Diện tích đất này đã được bản án 1366 - HSPT tuyên công nhận là tài sản hợp pháp của VCSB.
Phần đất nói trên đang xảy ra tranh chấp giữa ngân hàng VCSB và ông Lê Văn Hậu từ hai năm nay, được Tòa án Nhân dân TP.Vũng Tàu thụ lý và chờ xét xử. Do đó, việc thay đổi mốc giới, xây dựng công trình trên phần đất khi chưa có phán quyết cuối cùng của tòa án là vi phạm pháp luật.
Ông Lê Ân đang xem tấm bản đồ được lập theo chỉ đạo của UBND tỉnh BR-VT vào ngày 22.8.2013 để xác định phần diện tích đất bị chủ đầu tư dự án trường học (UBND TP.Vũng Tàu) xây dựng trái phép. Ảnh: Dương Cầm
 Ông Lê Ân đang xem tấm bản đồ được lập theo chỉ đạo của UBND tỉnh BR-VT vào ngày 22.8.2013 để xác định phần diện tích đất bị chủ đầu tư dự án trường học (UBND TP.Vũng Tàu) xây dựng trái phép. Ảnh: Dương Cầm
Chủ dự án cũng chưa hề có một động thái nào trong việc thỏa thuận đền bù cho ngân hàng VCSB, xem diện tích đất này như vô chủ và ngang nhiên tiến hành xây dựng. Điều đáng nói, UBND TP.Vũng Tàu chính là chủ đầu tư dự án trường tiểu học này và công ty Hưng Thịnh là đơn vị thi công.
Thế nhưng, trả lời UBND TP.Vũng Tàu và ông Lê Ân về vụ việc bằng văn bản số 27/UBND-ĐC, ông Nguyễn Chí Cường, Phó chủ tịch phường 12 cho biết: “Tại buổi làm việc các ngành đã xác định phần đất tranh chấp giữa ông Lê Ân và ông Lê Văn Hậu, đơn vị thi công chỉ mượn đất để tạm vật liệu, chưa xây dựng đến”.
Quá bức xúc vì việc đơn vị thi công vẫn tiếp tục xâm phạm phần đất của ngân hàng VCSB nhưng lãnh đạo phường 12 báo cáo với cấp trên là không có, ông Lê Ân buộc lòng cho phục hồi mốc giới, gửi tiếp một lá đơn kêu cứu khẩn cấp đồng thời đến Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT và UBND TP.Vũng Tàu.
Trước lời kêu cứu của ông Lê Ân, ngày 22/1/2016, đích thân ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh BR-VT đã có văn bản khẩn cấp số 541/UBND-VP chỉ đạo đến Giám đốc Sở TN-MT, Chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu, yêu cầu rà soát lại sự việc, báo cáo UBND tỉnh ngay trong tháng 2/2016.
Ông Lê Ân lên tiếng: “UBND phường 12 báo cáo sự việc lên cấp trên không đúng sự thật. Trong khi họ đã xây nền móng kiên cố, san lấp đến 4000 m2 trên đất thuộc tài sản hợp pháp của ngân hàng VCSB”.
Chúng tôi đã theo chân vị đại gia thành phố biển đến hiện trường mảnh đất đang bị xây dựng trái phép.
Dựa vào bản đồ được lập theo chỉ đạo của UBND tỉnh BR-VT vào ngày 22/8/2013 và mốc giới đã được ông Lê Ân phục hồi, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều móng nền kiên cố đã được xây dựng nằm lọt vào phần đất thuộc quyền sở hữu của ngân hàng VCSB. Thậm chí có một phần diện tích của ngôi trường đã hoàn thiện đến 70% nằm trong phần đất này. Điều tréo ngoe là chủ đầu tư lại cho cắm một tấm biển với dòng chữ “Đất chưa được đền bù” trên phần đất của VCSB nhưng vẫn đang ráo riết tiến hành xây dựng (!?).
Ông Lê Ân đứng cạnh tấm biển "Đất chưa đền bù" do chủ đầu tư (UBND TP.Vũng Tàu) cắm trên phần đất của ngân hàng VCSB, phía sau tấm biển công trình trường tiểu học đã được hình thành. Ảnh: Dương Cầm
 Ông Lê Ân đứng cạnh tấm biển "Đất chưa đền bù" do chủ đầu tư (UBND TP.Vũng Tàu) cắm trên phần đất của ngân hàng VCSB, phía sau tấm biển công trình trường tiểu học đã được hình thành. Ảnh: Dương Cầm
Như vậy, rõ ràng là văn bản báo cáo của UBND phường 12 gửi UBND TP.Vũng Tàu “chỉ mượn đất của VCSB để vật liệu xây dựng, chưa tiến hành xây dựng” hoàn toàn không đúng với thực tế.
Để có thông tin chính xác và đa chiều, chúng tôi đã tìm đến chủ đầu tư dự án là UBND TP.Vũng Tàu. Tiếp chúng tôi là ông Trần Văn Phức, Chánh văn phòng và cấp phó của ông này là ông Trần Văn Hà. Cả hai vị cho biết UBND TP.Vũng Tàu đã nhận được đơn kêu cứu của ông Lê Ân và đang cho kiểm tra lại sự việc.
Ban đầu cả ông Phức và ông Hà đều khẳng định rằng đơn vị thi công dự án trường học tại phường 12, Vũng Tàu chỉ mới... mượn đất của ngân hàng VCSB để vật liệu, chưa tiến hành xây dựng gì trên diện tích đất này, như văn bản báo cáo của UBND phường 12.
Tuy nhiên, khi chúng tôi đưa ra những hình ảnh đã chụp tại hiện trường, thể hiện sự vi phạm của chủ đầu tư trên phần đất của VCSB, minh chứng cho báo cáo sai sự thật của UBND phường 12 gửi UBND TP.Vũng Tàu, thì ông Lý Văn Phức đã gọi điện thoại cho ai đó để xác minh và hỏi lại người bên đầu dây bên một lần nữa: “Vậy là đã có xây dựng rồi, đúng không? Ừ, ừ... thôi được rồi”.

Đủ 18 tuổi, Hào Anh chính thức được nhận tiền ủng hộ

Hào Anh (Nguyễn Hoàng Anh), cậu bé bị hành hạ dã man tại Cà Mau đã đủ tuổi để rút số tiền gần 800 triệu đồng của bạn đọc trao tặng. 

Đủ 18 tuổi, Hào Anh chính thức được nhận tiền ủng hộ
Tuy nhiên, việc chi tiêu số tiền này của Hào Anh sẽ được giám sát chặt chẽ.

Đại gia Lê Ân hiến đất tiền tỉ để nối cống ở Vũng Tàu

Đại gia Lê Ân chấp nhận bồi thường hợp đồng cho 18 chủ nhà trọ để tháo dỡ vật liệu kiến trúc, hiến đất tiền tỷ cho chính quyền ở Vũng Tàu.

Đại gia Lê Ân hiến đất tiền tỉ để nối cống ở Vũng Tàu
Chiều 21/10, lãnh đạo UBND TP Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết, ông Lê Ân (hay còn gọi là đại gia Lê Ân, ngụ phường 10) đã hoàn tất thủ tục hiến đất tiền tỷ cho Nhà nước. Khu đất này đi qua 18 căn nhà trọ ở phường 8, thuộc sở hữu của Ngân hàng VCSB do đại gia 78 tuổi này làm đại diện.
Dai gia Le An hien dat tien ti de noi cong o Vung Tau
Đại gia Lê Ân chấp nhận đập bỏ 18 căn nhà trọ để lấy đất sạch hiến cho Nhà nước làm công trình công cộng. Ảnh: Mai Mai. 

Sửng sốt "tắm tiên" giữa trời giá rét 6 độ C ở Hà Nội

Những thành viên trong câu lạc bộ bơi sông Hồng đều cảm thấy thoải mái khi “tắm tiên” trong ngày giá rét. 

Sửng sốt "tắm tiên" giữa trời giá rét 6 độ C ở Hà Nội
Cùng với hoạt động “tắm tiên” trong ngày giá rét, câu lạc bộ bơi sông Hồng còn đốt một đống lửa sưởi ấm mỗi khi ngâm mình dưới dòng sông Hồng phù sa lên.
Vào chiều ngày 25/1, trong những ngày rét đậm, rét hại, thời tiết Hà Nội nhiệt độ giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 40 năm qua, tại Ba Vì, Hà Nội, xuất hiện tuyết rơi và băng giá, nhiều người ra đường phải “co ro” trong giá lạnh.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.