Vụ án Bạc Hy Lai đang đến hồi kết?

(Kiến Thức) - Sau gần 18 tháng gây chấn động trên chính trường Trung Quốc, vụ bê bối Bạc Hy Lai sắp đến hồi kết thúc.

Một số nhân vật chính liên đới đến vụ bê bối Bạc Hy Lai.
Một số nhân vật chính liên đới đến vụ bê bối Bạc Hy Lai.
Bạc Hy Lai đã không xuất hiện trước công chúng kể từ tháng 3/2012 và chắc chắn ông này sẽ bị tòa án phán quyết là có tội.

Mặc dù các cáo buộc tham nhũng chống lại Bạc Hy Lai có thể dẫn đến một bản án tử hình, nhưng cho đến nay, chưa có một ủy viên Bộ chính trị ĐCS Trung Quốc bị ngã ngựa nào phải lĩnh mức án đó.

Nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc hy vọng rằng phiên tòa xét xử Bạc Hy Lai chấm dứt các vụ bê bối chính trị lớn nhất kể từ khi Chủ tịch Mao Trạch Đông qua đời, họ sẽ bị vỡ mộng. Mặc dù họ sẽ không còn nói về Bạc Hy Lai sau khi ông này được gửi đến nhà tù Qincheng nổi tiếng ở ngoại ô Bắc Kinh, nơi giam cầm các quan chức cấp cao bị kết án, vấn đề được đặt ra là dư âm của vụ Bạc Hy Lai sẽ vẫn còn dai dẳng.

Vụ Bạc Hy Lai hé lộ tình trạng tranh giành quyền lực ở Trung Quốc, trong đó bên chiến thắng phần nhiều là nhờ khả năng tập hợp được một liên minh mạnh mẽ hơn. Đối với bên thua cuộc, họ sẽ bị “thân bại danh liệt”. Thực ra, Bạc Hy Lai không phải là ủy viên Bộ chính trị đầu tiên bị ngã ngựa. Trước ông này, hai cựu ủy viên Bộ Chính trị cũng đã phải “bóc lịch” tại nhà tù hạng sang Qincheng ở ngoại ô Bắc Kinh, với những tội danh tương tự như tham nhũng, lạm dụng chức quyền.

Khi Bạc Hy Lai đang thăng tiến (từ năm 2009 đến 2011), hầu như tất cả các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc - trừ Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào - đã đến tham quan “mô hình Trùng Khánh”. Nhưng khi sự nghiệp chính trị của Bạc Hy Lai bị lụn bại bởi việc “cánh tay phải” là Giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân đào tẩu vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, không ít những người bạn đã quay lưng lại với ông ta.

Mặc dù nhận được khá nhiều lời khen ngợi về việc “làm trong sạch” Trùng Khánh, Bạc Hy Lai không nổi nên thành một một nhà quản lý xuất chúng. Ông ta là một người quá tham vọng, quá phiêu lưu mạo hiểm và sử dụng các chiến thuật tàn nhẫn để chống lại đối thủ. Bạc Hy Lai đã tự đẩy mình lên tuyến đầu và bộc lộ một số nhược điểm chết người mà đối thủ có thể khai thác triệt để.

Là một chính khách “cha truyền, con nối”, Bạc Hy Lai rốt cuộc cũng sẽ hiểu được sự nghiệt ngã của chính trường, nhận ra cái gì đã giúp ông ta thăng tiến vượt bậc và cái gì khiến ông phải “thân bại danh liệt”.

Lê Chân (theo Bloomberg)

Vụ Bạc Hy Lai: TQ không chỉ biết “bắt ruồi”

(Kiến Thức) - Global Times bình luận việc đưa Bạc Hy Lai ra xét xử cho thấy Trung Quốc đang “đả hổ”, chứ không chỉ “bắt ruồi” là đám tham quan tép riu.

Cặp vợ chồng Bạc Hy Lai-Cốc Khai Lai dắt nhau...vào tù.
Cặp vợ chồng Bạc Hy Lai-Cốc Khai Lai dắt nhau...vào tù.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin cựu Ủy viên Bộ chính trị kiêm Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai đã chính thức bị truy tố về các danh tội hối lộ, tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Theo Tân Hoa Xã, ông Bạc Hy Lai đã bị cơ quan kiểm sát chính thức truy tố vào ngày 24/7 tại Tế Nam, tỉnh Sơn Đông.

Trung Quốc: Từ “gặm nhấm” đến “xẻo dần” lãnh thổ

(Kiến Thức) - "Thay đổi nguyên trạng" là mưu đồ xuyên suốt của Trung Quốc và Bắc Kinh đã áp dụng nhiều chiến lược khác nhau: từ sát nhập bằng vũ lực đến “xẻo dần”.

Người Đài Loan-Trung Quốc đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Người Đài Loan-Trung Quốc đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Hành động xâm phạm lén lút và tăng dần của Trung Quốc vào vùng đất biên giới của các quốc gia lân cận - được thúc đẩy bởi lợi thế so sánh sức mạnh tương đối - đã nổi lên như một nhân tố chính gây mất ổn định đối với an ninh Châu Á.

Nội chiến đã bắt đầu ở Ai Cập?

(Kiến Thức) - Trong "Ngày thịnh nộ" hôm Thứ Sáu đã diễn ra đụng độ đẫm máu giữa người Hồi giáo với lực lượng an ninh Ai Cập.

Lửa đã cháy, máu đã đổ...Xem ra, nội chiến đã bắt đầu ở Ai Cập.
Lửa đã cháy, máu đã đổ...Xem ra, nội chiến đã bắt đầu ở Ai Cập.
Theo số liệu chính thức, có hơn 90 người thiệt mạng và hơn 1.000 người đã bị bắt giữ. Chính quyền Ai Cập cảnh báo sẽ tiếp tục cứng rắn ngăn chặn tình trạng bất ổn.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.