Nội chiến đã bắt đầu ở Ai Cập?

(Kiến Thức) - Trong "Ngày thịnh nộ" hôm Thứ Sáu đã diễn ra đụng độ đẫm máu giữa người Hồi giáo với lực lượng an ninh Ai Cập.

Lửa đã cháy, máu đã đổ...Xem ra, nội chiến đã bắt đầu ở Ai Cập.
Lửa đã cháy, máu đã đổ...Xem ra, nội chiến đã bắt đầu ở Ai Cập.
Theo số liệu chính thức, có hơn 90 người thiệt mạng và hơn 1.000 người đã bị bắt giữ. Chính quyền Ai Cập cảnh báo sẽ tiếp tục cứng rắn ngăn chặn tình trạng bất ổn.
“Phản đối hòa bình” của những người ủng hộ “Anh em Hồi giáo” đã biến thành cuộc chiến đẫm máu. Sau lễ cầu nguyện ngày Thứ Sáu truyền thống, “Anh em Hồi giáo” đã cố gắng tổ chức cuộc diễu hành “triệu người thịnh nộ”. Con số hàng triệu thì chưa tập hợp được, nhưng cũng đã có hàng chục nghìn người bày tỏ sự trung thành với “Anh em Hồi giáo” và Tổng thống Mohammed Mursi vừa bị lật đổ. Họ xuống đường tại nhiều thành phố khác nhau trong nước.
Với tâm trạng khá hiếu chiến, đám đông đã tấn công các tòa nhà chính phủ và đồn cảnh sát, nhiều người có vũ trang. Trước đó các nhân viên công lực đã nhận được lệnh, trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng súng đạn chống đám nổi loạn. Kết quả là thương vong của cả hai bên.
Có thể thấy rằng “Anh em Hồi giáo” muốn sử dụng kinh nghiệm thời lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak, tuy nhiên bây giờ đã là tình hình hoàn toàn khác.
Nhà phân tích chính trị Leonid Isaev nhận xét: “Anh em Hồi giáo đang cố gắng lặp lại kịch bản ‘Mùa xuân Arập’ vốn đã tỏ ra là thành công ở Tunisia và Ai Cập hồi năm 2011. Họ chọn những tên gọi như trước, chẳng hạn như ‘Ngày thịnh nộ’. Họ đang cố chiếm Quảng trường Tahrir, nơi họ không được phép vào… Một lần nữa, đây hoàn toàn là hành động tượng trưng, bởi vì về chiến lược thì chẳng có bất kỳ ý tưởng nào hết. Nhưng dù sao chăng nữa, cái thời của ‘Mùa xuân Arập’ đã trôi qua rồi”.
Tình hình ở Ai Cập đã đến mức khủng hoảng và hầu như nội chiến đã bắt đầu. Các sự kiện những ngày tới sẽ cho thấy các đối thủ định bảo vệ quyền lợi của họ theo sơ đồ nào?
Nhà phân tích Simon Baghdasarov nhận định: “Anh em Hồi giáo không thể đi tới thỏa hiệp. Điều đó không phải là thuộc tính của phong trào này. Còn quân đội cũng chẳng có cách nào khác. Vì thế, tình hình sẽ càng trở nên xấu đi và con số vong sẽ ngày càng nhiều hơn. Giả như bây giờ quân đội hoàn thành nhiệm vụ và chí ít là đạt tới sự ổn định tương đối tạm thời, thì nội chiến ở Ai Cập sẽ diễn ra không như ở Syria mà theo sơ đồ của chuỗi hoạt động khủng bố, tấn công vào cảnh sát, quân đội và các cơ cấu hành chính”.

Những hình ảnh về biểu tình đẫm máu ở thủ đô Cairo

(Kiến Thức) - Tổ chức “Anh em Hồi giáo” cho biết 120 người biểu tình bị thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương trong đụng độ với cảnh sát gần Quảng trường Rabaa Al-Adawiya ở Cairo.

Thông báo mới nhất của Bộ Y tế Ai Cập xác nhận chỉ có 21 trường hợp tử vong và 177 người bị thương.
Thông báo mới nhất của Bộ Y tế Ai Cập xác nhận chỉ có 21 trường hợp tử vong và 177 người bị thương.
Quảng trường biến thành bãi chiến trường ở trung tâm thủ đô Cairo.
Quảng trường biến thành bãi chiến trường ở trung tâm thủ đô Cairo.

Trung Quốc vẫn âm mưu độc chiếm Biển Đông

(Kiến Thức) - Giữa lúc Trung Quốc công khai dùng “đường lưỡi bò” để khẳng định chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, lời kêu gọi “cùng khai thác” xem ra rất đáng ngờ.

Một giàn khoan dầu trên biển.
Một giàn khoan dầu trên biển.
Cách đây hơn 30 năm, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng đưa ra phương châm “gác tranh chấp, cùng khai thác” để xử lý các tranh chấp chủ quyền với các láng giềng. Mới đây, quan điểm này đã được Bắc Kinh lặp lại và được ngành ngoại giao cũng như giới truyền thông Trung Quốc đồng loạt tung hô.
Kế sách tình thế trong chiến lược độc chiếm Biển Đông

Vì sao Ấn Độ tăng cường hiện diện ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Để bảo lợi ích hàng hải trên các vùng biển - trong đó có Biển Đông, chính phủ Ấn Độ đang xây dựng một lực lượng hải quân hiện đại, hùng mạnh.

Tàu chiến hiện đại của Hải quân Ấn Độ
Tàu chiến hiện đại của Hải quân Ấn Độ

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.