VPBank bán FE Credit: 1-2 năm đầu lợi nhuận có thể không tăng trưởng

(Vietnamdaily) - Trong năm 2021 hoặc 1-2 năm đầu, lợi nhuận thu được từ FE Credit có thể không tăng, nhưng dài hạn sẽ tiếp tục tăng trưởng.

ĐHCĐ thường niên của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) diễn ra ngày 29/04 bàn về nhiều vấn đề như kế hoạch chuyển nhượng lần lượt 49% và 1% cổ phần của FE Credit (FEC) cho Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) và CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC), đồng thời đề xuất phương án phát hành ESOP 15 triệu cổ phiếu – tương ứng 0,6% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. 

Về kế hoạch năm 2021, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2021 đạt 16,654 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2020.

Tổng tài sản được dự kiến ở mức 491,886 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm 2021. Trong đó, dư nợ cấp tín dụng mục tiêu 376,340 tỷ đồng, tăng 17%.

Nguồn vốn từ tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá dự kiến đạt 327,280 tỷ đồng, tăng 11%. Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng riêng lẻ dưới 3%.

VPBank ban FE Credit: 1-2 nam dau loi nhuan co the khong tang truong
 

Ngân hàng không đề xuất cổ tức bằng tiền hoặc cổ phiếu cho năm tài chính 2020.

Thay vào đó, VPBank có kế hoạch ESOP là 15 triệu cổ phiếu với giá bán dự kiến là 10.000 đồng/cp, được lấy từ 75,2 triệu cổ phiếu quỹ hiện tại và dự kiến phát hành vào quý 3/2021. Thời gian hạn chế giao dịch là 3 năm với 30% sẽ được mở khóa năm đầu tiên, 35% tiếp theo sau năm thứ hai và phần còn lại được giao dịch sau năm thứ ba. 

Liên quan đến thương vụ bán 49% vốn FE Credit cho đối tác Nhật, VPBank cho biết, sau khi bán vẫn là công ty con của VPBank. Ngân hàng tiếp tục hỗ trợ SMBC phát triển FE Credit. Việc bán này không phải VPBank bỏ đi "con gà đẻ trứng vàng", mà tìm kiếm đối tác. Thực tế, VPBank đang mong muốn miếng bánh cho vay tiêu dùng phát triển hơn nhiều.

Trong năm 2021 hoặc 1-2 năm đầu, lợi nhuận thu được từ FE Credit có thể không tăng, nhưng dài hạn sẽ tiếp tục tăng trưởng. FE Credit vẫn là một trong những bộ phận quan trọng của ngân hàng. 

Thoái vốn tại 'con gà đẻ trứng vàng' FE Credit, VPBank sẽ lấy gì để tăng trưởng lợi nhuận?

ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của VPBank đã diễn ra sôi nổi trong phần hỏi đáp của cổ đông. Đáng chú ý, cổ đông đặt ra vấn đề, nếu VPBank thoái vốn thành công tại FE Credit - gà đẻ trứng vàng của ngân hàng thì HĐQT sẽ lấy cái gì để bù đắp vào phần hụt thu từ công ty tài chính này?

ĐHĐCĐ năm 2020 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) kết thúc với phần hỏi đáp sôi nổi của các cổ đông và các thành viên HĐQT ngân hàng này.

VPBank đặt mục tiêu lãi trước thuế 16.600 tỷ năm 2021

(Vietnamdaily) - Năm 2021, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng gần 28% lên 16.654 tỷ đồng, nợ xấu riêng lẻ dưới 3%.

Năm 2021, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 17,4% lên 491.886 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá mục tiêu là 327.280 tỷ, tức tăng 10,5%.

Dư nợ cấp tín dụng 376.340 tỷ, tăng 16,6%. Tỷ lệ nợ xấu của riêng VPBank là dưới 3%. Lợi nhuận trước thuế tăng gần 28% lên 16.654 tỷ đồng.

Trong năm nay, VPBank dự kiến phát hành 15 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp theo tỷ lệ 0,59%.

VPBank dat muc tieu lai truoc thue 16.600 ty nam 2021
 

Nói về năm 2020, VPBank ghi nhận lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt trên 13.000 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với năm trước, và vượt 27,5% kế hoạch.

Tổng thu nhập hoạt động toàn ngân hàng đạt 39 nghìn tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 22% tại ngân hàng hợp nhất và 24,6% tại ngân hàng riêng lẻ.

Mảng tín dụng tiêu dùng (FE Credit) có tệp khách hàng là các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch Covid-19, nhưng FE Credit vẫn dẫn đầu trên thị trường.

Tỷ lệ nợ xấu được cải thiện ở cả cấp độ hợp nhất và riêng lẻ, trong đó tại ngân hàng hợp nhất, tỷ lệ nợ xấu (theo TT 02) vẫn được duy trì ở mức dưới 3%, và tại ngân hàng riêng lẻ tỷ lệ này xuống dưới 2%.

Song song với nỗ lực kiểm soát nợ xấu, năm 2020 VPBank tiếp tục tăng cường chủ động nguồn lực dự phòng. Chi phí dự phòng của cả năm 2020 hợp nhất tăng 15,2% so với năm trước (đã loại trừ khoản chi phí dự phòng cho VAMC của năm 2019). Tại ngân hàng riêng lẻ, chi phí dự phòng tăng 27%.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.