Thoái vốn tại 'con gà đẻ trứng vàng' FE Credit, VPBank sẽ lấy gì để tăng trưởng lợi nhuận?

ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của VPBank đã diễn ra sôi nổi trong phần hỏi đáp của cổ đông. Đáng chú ý, cổ đông đặt ra vấn đề, nếu VPBank thoái vốn thành công tại FE Credit - gà đẻ trứng vàng của ngân hàng thì HĐQT sẽ lấy cái gì để bù đắp vào phần hụt thu từ công ty tài chính này?

ĐHĐCĐ năm 2020 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) kết thúc với phần hỏi đáp sôi nổi của các cổ đông và các thành viên HĐQT ngân hàng này.

Đáng chú ý, có cổ đông đặt vấn đề, VPBank đang triển khai việc thoái bớt vốn tại FE Credit (Công ty Tài chính tiêu dùng của VPBank) - đây vốn được coi là con gà đẻ trứng vàng của ngân hàng. Vậy HĐQT ngân hàng lên kế hoạch thoái tối đa bao nhiêu % vốn tại đây và dự kiến sẽ lấy phần kinh doanh nào để bù vào phần hụt thu do thoái vốn tại FE Credit.

Thoai von tai 'con ga de trung vang' FE Credit, VPBank se lay gi de tang truong loi nhuan?

ĐHĐCĐ thường niên VPBank năm 2020. 

Trả lời câu hỏi trên, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết, FE Credit có thể kêu gọi tối đa tới 49% vốn từ nhà đầu tư nước ngoài. Tất nhiên, việc bán tới 49% vốn sẽ làm giảm quyền lợi của ngân hàng mẹ. Tuy nhiên, khi đối tác có khả năng mua tới 49% vốn FE Credit cũng sẽ đem theo công nghệ, kinh nghiệm, nguồn vốn hùng hậu vào đây và đó là điều tốt cho FE Credit.

Cùng với đó, lượng tiền bán vốn tại FE Credit mà ngân hàng mẹ thu về cũng sẽ có phương án để được sử dụng hiệu quả nhất, có thêm cơ hội để ngân hàng tập trung vào những mảng kinh doanh chiến lược, ông Dũng nói.

Giải thích rõ hơn, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank cho biết, VPBank xác định rõ chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Tuy nhiên, trọng tâm cũng có những thay đổi nhất định trong từng giai đoạn.

Ví dụ, trong thời gian gần đây, ngân hàng có tập trung nhiều vào mảng trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt trong quý 1 và 2 vừa qua vì thị trường cũng có những diễn biến khác thường.

"Ngân hàng không thể bỏ những doanh nghiệp SME đang lớn mạnh đã từng được ngân hàng hỗ trợ từ khi còn nhỏ. Cùng với đó, thời điểm vừa qua, phân khúc khách hàng ngân hàng muốn hỗ trợ nhưng lại đang gặp khó khăn nên phải dừng lại và tìm kiếm cơ hội khác. Vì vậy, việc mở rộng đối tượng cho vay với những dự án lớn hơn, khách hàng lớn hơn trong 6 tháng đầu năm 2020 là hợp lý và 6 tháng cuối năm ngân hàng sẽ tiếp tục quay trở lại với những đối tượng mục tiêu như trước đây", ông Vinh nói.

Ông Vinh cũng cho rằng, việc đầu tư trái phiếu cho các khách hàng lớn không khác gì cho vay vào các dự án bất động sản và ngân hàng cũng đang quản trị khoản đầu tư này giống như một khoản vay nên đảm bảo không rủi ro. Cùng với đó, cho vay thông thường thì nhiều thủ tục hơn, còn mô hình trái phiếu thì được làm nhanh hơn, đặc biệt trái phiếu lại có thanh khoản tốt hơn.

Chia sẻ thêm quan điểm về đầu tư bất động sản, ông Vinh cho biết, ngành bất động sản đang mang lại hơn 20% thu nhập GDP. Tuy nhiên, ngành này sẽ rủi ro khi bị đầu tư quá gây hiện tượng bong bóng hoặc có vướng mắc về pháp lý. Còn lại, theo ông Vinh đây là ngành đặc biệt quan trọng với ngân hàng. Xác định cho vay mua nhà có vai trò lớn trong tín dụng tiêu dùng, theo ông Vinh VPBank xác định sẽ đẩy mạnh cho vay mua nhà trong giai đoạn khó khăn này.

"Khách hàng giữ nhà thì nhà chỉ có thể bị giảm giá chứ không thể mất đi như đầu tư chứng khoán. Kinh nghiệm từ việc xử lý khủng khoảng những năm trước đây, ngân hàng vẫn thu được đến hơn 90% nợ từ bất động sản", ông Vinh nhấn mạnh.

Năm thứ 3 không được chia cổ tức

Năm 2019, VPBank báo lãi 10.324 tỷ đồng, tăng trưởng 12%, vượt kế hoạch 9%. Đây cũng là lần đầu tiên VPBank ghi tên vào Top ngân hàng có lợi nhuận trên 10.000 tỷ. Tuy nhiên, đây cũng là năm thứ 3 ngân hàng này không chia lợi nhuận. Đây cũng là vấn đề khiến Đại hội VPBank năm nay trở nên sôi nổi hơn.

Chia sẻ tâm tư tại ĐHĐCĐ, một cổ đông đã 80 tuổi của VPBank cho biết, đây có thể là lần cuối cùng ông tham dự ĐHĐCĐ của ngân hàng và đã góp tiền vào gây dựng ngân hàng từ những ngày vốn điều lệ của VPBank mới chỉ 70 tỷ đồng.

"Ngân hàng báo lãi lớn, nhưng 3 năm rồi không được chia cổ tức cả bằng tiền mặt và cổ phiếu. Vậy lợi ích của cổ đông là gì? Ngân hàng Nhà nước dựa vào đâu để không cho ngân hàng chia cổ tức, nâng vốn điều lệ?", cổ đông băn khoăn.

Một cổ đông cũng đặt vấn đề, đã mấy năm ngân hàng không chia cổ tức. Ngân hàng nên tính tới phương án nếu không chia cổ tức bằng tiền mặt thì cũng nên chia bằng cổ phiếu.

Trả lời những thắc mắc trên của cổ đông, đại diện HĐQT VPBank nói, ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc thù, phải tăng trưởng liên tục, không thể dừng lại và quy mô vốn rất quan trọng. Ngân hàng luôn cần duy trì lượng vốn đối ứng để đảm bảo sự phát triển ngân hàng.

Trong vòng 10 năm qua hệ số tăng trưởng lợi nhuận của VPBank đều đạt từ 15-20%. Và con số này chỉ đạt được khi lượng vốn chủ sở hữu đầy đủ để phát triển ngân hàng. VPBank đang hướng tới mục tiêu lọt Top 3 ngân hàng lớn nhất trên thị trường ngân hàng Việt Nam. "HĐQT mong cổ đông hiểu cho chiến lược của HĐQT", vị này cho biết.

Năm 2020, VPBank đặt mục tiêu kinh doanh khá khiêm tốn: Tổng tài sản đạt 425.132 tỷ đồng, tăng 12,7%; Tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá đạt 299.728 tỷ đồng, tăng 10,4%; Dư nợ cấp tín dụng đạt 304.744 tỷ đồng, tăng 12,3%; Lợi nhuận trước thuế đạt 10.214 tỷ đồng, giảm 1,1%; Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng riêng lẻ dưới 3%.

VPBank nói gì khi cho 1.000 nhân viên nghỉ việc?

Liên quan đến thông tin gần 1.000 người lao động thuộc Khối Tín dụng Tiểu thương (CommCredit) của VPBank bất ngờ nhận được thông báo nghỉ việc, PV Infonet đã liên hệ với phía VPBank và được đại diện của ngân hàng này đã có câu trả lời.

Đầu tháng 4/2019 trên một diễn đàn của ngành ngân hàng laan truyền thông tin từ một số thành viên nhận là nhân viên của Khối CommCredit thuộc VPBank, theo đó các thành viên này chia sẻ sự hoang mang khi nhận được thông báo nghỉ việc từ lãnh đạo Khối.

CEO Nguyễn Đức Vinh: VPBank có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh ngay trong tháng 11

Tới cuối tháng 10, lãi trước thuế của VPBank tiếp tục tăng trưởng, đạt hơn 8.400 tỷ đồng.

Trong số các ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý 3, có thể nói ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) ghi nhận tăng trưởng tốt trên mọi lĩnh vực. 

Kết thúc 9 tháng, VPBank tăng trưởng tín dụng 14,7%, vượt xa trung bình ngành là 8,95%. Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng dẫn đầu trong nhóm ngân hàng tư nhân, đạt 26.334 tỷ đồng, tăng 19,1% so với cùng kỳ và 23,9% nếu loại trừ đi khoản thu bất thường từ hợp đồng hợp tác bảo hiểm với AIA trong năm 2018.

Tổng thu nhập hoạt động tăng mạnh trong bối cảnh chi phí được kiểm soát chặt chẽ giúp lợi nhuận của VPBank bứt phá. Ngân hàng cho biết lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt 7.199 tỷ, tăng 36,6% so với cùng kỳ, nằm trong nhóm các ngân hàng tư nhân có lợi nhuận cao nhất trên thị trường.

Chất lượng tài sản được cải thiện rõ rệt khi tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 3,1% thời điểm cuối tháng 9/2019. VPBank cho thấy quyết tâm lớn khi tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm ở cả ngân hàng mẹ lẫn công ty tài chính FE Credit. Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, dư nợ trái phiếu VAMC của VPBank cũng đã giảm hơn 70%, từ hơn 3.100 tỷ xuống còn dưới 908 tỷ đồng. Ngân hàng tự tin sẽ xử lý dứt điểm nợ bán cho VAMC trong năm 2019.

CEO Nguyen Duc Vinh: VPBank co the hoan thanh ke hoach kinh doanh ngay trong thang 11
 

Cập nhật tình hình mới nhất của ngân hàng trong cuộc họp dành cho các chuyên gia phân tích trên thị trường chứng khoán, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc của VPBank, cho biết tính tới cuối tháng 10, lợi nhuận trước thuế của VPBank tiếp tục tăng trưởng, đạt hơn 8.400 tỷ đồng.

“VPBank có thể sẽ sớm hoàn thành kế hoạch kinh doanh ngay trong tháng 11 này, còn kết quả kinh doanh cả năm có thể sẽ vượt mục tiêu khoảng 10%,” ông Vinh chia sẻ.

Ông Kalidas Ghose, Tổng giám đốc của FE Credit cho biết, từ khoảng cuối năm ngoái đến nay, hoạt động của FE Credit đang quay về quỹ đạo thành công. Công ty hiện giữ vững thị phần vượt trội so với các đối thủ khác đang có mặt trên thị trường, bất chấp sự xuất hiện của các đối thủ nước ngoài hay nhóm công ty tài chính được hậu thuẫn bởi các ngân hàng mẹ hùng mạnh.

Kết quả tốt từ cả ngân hàng mẹ và FE Credit đến sau những điều chỉnh lớn về phương hướng hoạt động của VPBank trong giai đoạn 2018 – 2019. Đặc biệt là trong năm 2019, VPBank và FE Credit gần như dồn toàn lực tập trung vào phát triển theo chiều sâu, áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện chất lượng tài sản và chất lượng dịch vụ thay vì cố gắng mở rộng tập khách hàng như giai đoạn trước.

Ước tính, 67% các khoản vay tại VPBank và FE Credit phục vụ khách hàng hiện tại, có chi phí rẻ hơn và rủi ro thấp hơn so với các khoản vay khách hàng mới. Để tìm kiếm khách hàng mới, cả VPBank và FE Credit đều ưu tiên các kênh tự động, số hóa để tiết kiệm chi phí.

Ông Vinh cho biết, VPBank có thể phát triển cơ sở khách hàng mới thông qua việc hợp tác với các công ty Fintech, các đối tác liên quan có tỷ lệ tự động hóa cao. Bản thân FE Credit cũng đang định hướng mình trở thành một hệ sinh thái khổng lồ chứ không chỉ đơn thuần là một công ty tài chính tiêu dùng. Những yếu tố này sẽ tiếp tục thúc đẩy lợi nhuận của VPBank trong những năm tới. Theo ông Vinh, hiện lợi nhuận trước thuế chiếm 27% tổng doanh thu, sau khi xử lý xong nợ xấu của VAMC và chuyển đổi số, tỷ lệ này có thể tăng lên 35 – 40%.

Tin mới