Vỡ hụi ở Đồng Nai: Sao người dân vẫn sập bẫy này?

Dù thủ đoạn hay hình thức gom tiền trong các vụ vỡ hụi không mới và cũng không có gì tinh vi, nhưng rất nhiều người vẫn “sập bẫy” chỉ vì ham lãi suất cao…

Vỡ hụi ở Đồng Nai: Sao người dân vẫn sập bẫy này?
Liên quan đến vụ vỡ hụi ở xã Lộ 25 (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), ngày 28/5 lãnh đạo UBND xã Lộ 25 cho biết đã có báo cáo nhanh với cơ quan chức năng. Theo đó, tính đến hết ngày 27/5 có 228 người khai báo đã đưa cho chủ hụi tổng số tiền hơn 45 tỷ đồng. Trong đó, Công an huyện Thống Nhất tiếp nhận 189 đơn với số tiền hơn 40,5 tỷ đồng, Công an xã Lộ 25 tiếp nhận 39 đơn với tổng số tiền hơn 4,5 tỷ đồng.
Qua xác minh, công an xác định chủ hụi là bà N.T.T.H. (34 tuổi, ngụ ấp 3, xã Lộ 25) cùng chồng là ông T.Q.H. (36 tuổi, ngụ TP Long Khánh) đứng ra huy động người dân chơi hụi với hình thức theo ngày, tuần và tháng. Ngoài đứng ra huy động người dân chơi hụi, hai vợ chồng bà H. còn mượn tiền của một số người quen để làm ăn.
Vo hui o Dong Nai: Sao nguoi dan van sap bay nay?

Công an tiếp nhận đơn khai báo của người dân. 

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự, chơi hụi hay còn gọi là họ, biêu, phường là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Đây là một trong những hình thức nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân đã xuất hiện từ thời xa xưa do phát sinh từ chính nhu cầu của cuộc sống. Hình thức đó lưu truyền cho tới ngày nay, đã ghi nhận và điều chỉnh tại quy định trong các văn bản pháp luật Việt Nam.
Vo hui o Dong Nai: Sao nguoi dan van sap bay nay?-Hinh-2
 Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội)
Tuy nhiên, ngày nay việc chơi hụi đang dần bị biến tướng do một số đối tượng đã lợi dụng để thực hiện các hành vi trái pháp luật như dùng tiền chơi hụi nhằm mục đích cho vay nặng lãi hoặc huy động vốn trái phép. Thủ đoạn lừa đảo đã cũ, phương thức lừa cũng không có gì mới, các đối tượng thường lợi dụng mối quan hệ quen biết, tạo vẻ ngoài giàu có, có của ăn của để và hứa trả lãi suất cao, nên đã dễ dàng làm “mờ mắt” nhiều người.
Thấy việc kiếm lời quá dễ dàng, nhiều người mất cảnh giác, sẵn sàng cho vay tiền, thậm chí gom của người thân cho vay để hưởng chênh lệch. Thông thường, do quen biết nên hai bên cho vay bằng “niềm tin”, “uy tín”, không có tài sản thế chấp, không công chứng. Việc vay nợ không được xác lập trên cơ sở pháp lý. Chỉ đến khi đối tượng lừa đảo đã cao chạy xa bay, người ta mới “vỡ giấc mộng” làm giàu, lâm vào cảnh trắng tay hoặc nợ nần chồng chất".
Luật sư Hùng cho hay, cụ thể, vào ngày 26/5 vừa qua tại Đồng Nai công an đang vào cuộc điều tra sự việc vỡ hụi với tổng số tiền hơn 40,5 tỷ đồng. Trong đó người cho vay nhiều nhất là 4 tỷ đồng, người ít nhất là 10 triệu đồng. Do sự việc liên quan đến nhiều cá nhân và bản chất vụ việc khá phức tạp nên các cơ quan có thẩm quyền cần điều tra, xác minh và làm rõ vụ việc nhằm giải quyết triệt để, xử phạt những người vi phạm và lấy lại công bằng cho người dân.
"Với thông tin sơ bộ, đây có thể là sự kiện được đánh giá khá nghiêm trọng do quy mô và thiệt hại cực kì lớn. Chủ hụi đã thông báo trên trang cá nhân về việc vỡ hụi, không còn khả năng hoàn tiền cho những người góp hụi. Số tiền này đi đâu, có được dùng vào đúng mục đích, bản chất của chơi hụi hay không, cơ quan chức năng sẽ làm rõ trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, trong trường hợp này có thể xảy ra là chủ hụi đã lợi dụng việc tổ chức hụi để huy động vốn trái pháp luật, người vi phạm có thể bị phạt tiền lên đến 20 triệu đồng theo NĐ 144/2021/NĐ-CP, ngoài ra buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi nêu trên.
Bên cạnh đó, chủ hụi có thể bị truy cứu trách nhiệm về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174 BLHS. Theo đó, chủ hụi có thể đã cố tình dùng thủ đoạn gian dối để lừa dối người chơi góp tiền để chiếm đoạt tài sản. Hành vi này nếu cấu thành tội phạm có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến mức phạt cao nhất là tù chung thân", luật sư Hùng phân tích.
Theo luật sư Hùng, pháp luật không cấm người dân tham gia chơi hụi. Tuy nhiên, rất nhiều câu chuyện liên quan đến hụi không dừng lại ở việc tranh chấp dân sự mà trở thành vụ án hình sự khi hậu quả của các vụ hụi bể để lại rất nặng nề. Đa phần tiền người tham gia chơi hụi chủ yếu là tiền dành dụm, tiết kiệm trong thời gian dài, vì thế khi vỡ hụi có nhiều người lao đao, gia đình tan vỡ. Để tránh việc vỡ hụi đáng tiếc xảy ra, người dân trước khi tham gia vào chơi hụi cần tìm hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan, cụ thể là Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường.
Cần tìm hiểu rõ về các hình thức chơi họ, hụi, biêu, phường, mọi hoạt động cần được thông báo rõ ràng về hình thức, số lượng người chơi, biên bản thỏa thuận và không thực hiện các hành vi pháp luật không cho phép, tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc, thiệt hại cho bản thân.
>>> Xem thêm video: Cả chục người vây bắt chủ hụi vỡ nợ 200 tỉ đồng ở Bình Thuận

Nguồn: ĐTHĐT.

Vỡ hụi hàng chục tỷ đồng rúng động vùng quê xứ Thanh

Hàng trăm hộ dân ở huyện Tĩnh Gia, Như Thanh (Thanh Hóa) đang đứng trước nguy cơ mất sạch tiền vì vỡ hụi hàng chục tỷ đồng.

Vỡ hụi hàng chục tỷ đồng rúng động vùng quê xứ Thanh
Đến ngày 29/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã nhận được trình báo của 175 bị hại trong đường dây chơi phường, hụi tại huyện Tĩnh Gia và Như Thanh. Theo trình báo, số tiền mà nhóm người trên bị thiệt hại lên hơn 58 tỷ đồng. Tại huyện Tĩnh Gia, số người tham gia đường dây phường, hụi này tập trung chủ yếu tại xã Phú Sơn. Cơ quan công an cũng đã nhận được hơn 70 đơn trình báo của người dân xã này.
Người chơi phường ở xã Phú Sơn điêu đứng, hoang mang vì lâm cảnh nợ nần do vỡ hụi. Ảnh: N.D.
Người chơi phường ở xã Phú Sơn điêu đứng, hoang mang vì lâm cảnh nợ nần do vỡ hụi. Ảnh: N.D. 
Theo phản ánh của người dân Phú Sơn về vụ vỡ hụi hàng chục tỷ đồng, gần đây, ở địa phương có một số người đứng ra làm chủ hụi. Những người này đứng ra đi thu tiền (tài sản) của các “con hụi” và được nhận tiền hoa hồng (10.000 đồng/1 triệu đồng). Các hộ tham gia sau khi đóng tiền sẽ được hứa hẹn hưởng lãi suất từ 1,5 - 2%/mỗi tháng. Mức lãi suất này cao hơn gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Nghe lời hứa hẹn bùi tai, nhiều người dân đã đem toàn bộ tài sản mà mình tích góp được cho vay. Bà Đỗ Thị Nhân (thôn Trung Sơn, xã Phú Sơn) cho hay, người chơi đều là chỗ quen biết, hàng xóm láng giềng nên không ai nghĩ hậu quả xấu có thể xảy ra. "Giờ chủ hụi không còn khả năng thanh toán thì chúng tôi sống thế nào đây? Gia đình tôi nhiều năm nay chơi phường, hụi nhưng chưa từng gặp chuyện như thế này", bà Nhân buồn bã nói và cho hay gia đình bà tham gia 6 tổ phường với số tiền lên đến 300 triệu đồng. Tại xã Phú Sơn có hàng chục hộ đang lâm vào tình cảnh vỡ hụi như bà Nhân. Hộ mất ít thì 200-300 triệu, người chơi nhiều thì đi cả tỷ đồng. Một trong số đó là trường hợp của bà Nguyễn Thị Tình ( thôn Trung Sơn) khi cùng lúc tham gia chơi phường, hụi ở xã Phú Sơn 800 triệu và xã Phú Lâm 170 triệu đồng. Theo cơ quan công an, gia đình ông Nguyễn Văn Thanh và bà Trần Thị Hà (thôn Trung Sơn, Phú Sơn) được biết đến là một trong những chủ phường, hụi có tiềm lực về kinh tế và được người dân hết sức tin tưởng. Thế nhưng, hơn 1 tháng nay, cặp vợ chồng này không còn sống ở nhà. Xã Phú Lâm (giáp ranh với xã Phú Sơn) những ngày qua cũng "dậy sóng" về việc vỡ hụi. Ông Lê Đức Nam - Chủ tịch UBND xã Phú Lâm cho biết, dù xã chưa tiếp nhận bất cứ đơn thư phản ánh nào nhưng cũng đã nắm bắt thông tin để có hướng xử lý. "Các hộ liên kết với nhau để hình thành các tổ chơi, hoạt động dưới hình thức cho vay lấy tiền lãi hoặc bốc thăm. Về mức độ, quy mô hoạt động chắc chắn không lớn bằng xã Phú Sơn nhưng vụ bể hụi lần này các hộ vỡ nợ trên dưới 20 tỷ đồng", ông Nam nói. Theo số liệu từ cơ quan chức năng, ngoài hai xã Phú Sơn và Phú Lâm, tình trạng vỡ hụi còn xuất hiện nhiều nơi tại các xã Hải Thanh, Tân Trường, Hải Bình, thị trấn Còng (cùng thuộc huyện Tĩnh Gia) và hai xã Tân Kỳ, Tân Thanh của huyện Như Thanh.
Căn nhà của chủ hụi Thanh Hà luôn trong tình trạng cửa chốt then cài hơn một tháng nay. Ảnh: N.D.
Căn nhà của chủ hụi Thanh Hà luôn trong tình trạng cửa chốt then cài hơn một tháng nay. Ảnh: N.D. 
Sau khi sự việc xảy ra, đại tá Nguyễn Văn Bính - Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá đã triệu tập cuộc họp khẩn giữa Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh với Công an huyện Tĩnh Gia, Như Thanh và các lực lượng chức năng khác. Công an tỉnh giao trách nhiệm cho công an hai huyện này tiếp nhận đơn của các bị hại, thu thập tài liệu, chứng cứ để xác minh, làm rõ vụ việc.  Giao Phòng Cảnh sát hình sự lập 1 tổ công tác nắm tình hình, hướng dẫn nghiệp vụ cho Công an huyện. Công an huyện Tĩnh Gia, Như Thanh bố trí cán bộ, phương tiện tiếp nhận đơn của công dân. Qua điều tra ban đầu, nhà chức trách cho hay việc chơi phường, hụi của các hộ dân ở huyện Tĩnh Gia bắt đầu từ khoảng năm 2010 đến nay. Nhiều người tham gia với rất nhiều dây phường khác nhau. Khi tham gia chơi phường, hụi, người dân nộp tiền vào hàng tháng, nếu ai lấy phường trước sẽ phải đóng tiền cho người lấy tiền sau.  Theo đại tá Bình, ngoài việc tiếp nhận đơn, cơ quan công an đang thu thập tài liệu để xác định các chủ phường có dấu hiệu hành vi vi phạm pháp luật hay không. Nếu có vi phạm, cơ quan công an sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật.

Hàng loạt vụ tự tử bi kịch vì vỡ hụi nhiều tỷ đồng

(Kiến Thức) - Không chỉ tự tìm cái chết, nhiều người còn kéo theo cả con thơ, vợ chồng, người thân cùng tự tử vì vỡ hụi hàng tỷ đồng. Những bi kịch đau lòng này khiến dư luận xôn xao.

Hàng loạt vụ tự tử bi kịch vì vỡ hụi nhiều tỷ đồng
Ngày 8/11, báo Công an nhân dân có đưa tin, công an huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) xác nhận trên địa bàn huyện vừa xảy ra một vụ uống thuốc diệt cỏ khiến bà Trần Thị Phượng (43 tuổi) và hai con ruột cùng tử vong. Theo người dân địa phương, nạn nhân là chủ hụi đã hơn 7 năm nay. Gần đây, bà này được phát hiện bể hụi gần 1 tỷ đồng. Nhiều người cho rằng bà Phượng tự tử vì vỡ hụi. Ảnh căn nhà nơi vừa xảy ra sự việc thương tâm. Nguồn ảnh: Công an nhân dân.
Ngày 8/11, báo Công an nhân dân có đưa tin, công an huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) xác nhận trên địa bàn huyện vừa xảy ra một vụ uống thuốc diệt cỏ khiến bà Trần Thị Phượng (43 tuổi) và hai con ruột cùng tử vong. Theo người dân địa phương, nạn nhân là chủ hụi đã hơn 7 năm nay. Gần đây, bà này được phát hiện bể hụi gần 1 tỷ đồng. Nhiều người cho rằng bà Phượng tự tử vì vỡ hụi. Ảnh căn nhà nơi vừa xảy ra sự việc thương tâm. Nguồn ảnh: Công an nhân dân.
Trong vòng chưa đầy 2 năm, tại xã Quảng Chính (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) đã xảy ra 4 vụ vỡ hụi lớn, với số tiền gần trăm tỷ đồng. Các chủ nợ - người thì tự tử, kẻ bỏ trốn khỏi quê nhà, những người chơi hụi thì rơi vào cảnh khốn cùng. Hồi tháng 7/2016, bà Mai Thị Thư, thôn Chính Đa (Thanh Hóa) đã tìm đến cái chết để giải thoát vì liên quan đến vụ vỡ hụi 50 tỷ đồng. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Thanhhoaplus.
Trong vòng chưa đầy 2 năm, tại xã Quảng Chính (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) đã xảy ra 4 vụ vỡ hụi lớn, với số tiền gần trăm tỷ đồng. Các chủ nợ - người thì tự tử, kẻ bỏ trốn khỏi quê nhà, những người chơi hụi thì rơi vào cảnh khốn cùng. Hồi tháng 7/2016, bà Mai Thị Thư, thôn Chính Đa (Thanh Hóa) đã tìm đến cái chết để giải thoát vì liên quan đến vụ vỡ hụi 50 tỷ đồng. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Thanhhoaplus.
Cảnh nợ nần chồng chất, sức ép của các chủ nợ khiến không ít nghĩ quẩn tìm tới cái chết mong giải thoát. Cũng tại Thanh Hóa, một phụ nữ đã tự tử do vỡ nợ. Nạn nhân được xác định là chị Lê Thị Hằng (sinh năm 1974). Đây là người chuyên cho vay lãi trên địa bàn. Nguyên nhân ban đầu được xác định, chị H. đã cho một đối tượng trên địa bàn vay với số tiền hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, các con nợ bỏ trốn nên chị H. vỡ nợ, sau đó đã treo cổ tự sát. Nguồn ảnh minh họa: VietnamPlus.
Cảnh nợ nần chồng chất, sức ép của các chủ nợ khiến không ít nghĩ quẩn tìm tới cái chết mong giải thoát. Cũng tại Thanh Hóa, một phụ nữ đã tự tử do vỡ nợ. Nạn nhân được xác định là chị Lê Thị Hằng (sinh năm 1974). Đây là người chuyên cho vay lãi trên địa bàn. Nguyên nhân ban đầu được xác định, chị H. đã cho một đối tượng trên địa bàn vay với số tiền hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, các con nợ bỏ trốn nên chị H. vỡ nợ, sau đó đã treo cổ tự sát. Nguồn ảnh minh họa: VietnamPlus. 
Bị bể hụi, nợ nần chồng chất, số tiền nợ đã lên tới trên 10 tỷ đồng, bà Nguyễn Thị Lụ (SN 1964, ngụ ấp Thuận Phú 2, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) cũng đã chọn cái chết để thoát nợ. Thi thể của bà này được tìm thấy tại nhà trong tư thế treo cổ. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Đại Lộ.
Bị bể hụi, nợ nần chồng chất, số tiền nợ đã lên tới trên 10 tỷ đồng, bà Nguyễn Thị Lụ (SN 1964, ngụ ấp Thuận Phú 2, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) cũng đã chọn cái chết để thoát nợ. Thi thể của bà này được tìm thấy tại nhà trong tư thế treo cổ. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Đại Lộ.
Trước khi chọn cái chết bằng cách nhảy lầu, một phụ nữ ở Huế từng có ý định mua thuốc về uống tự tử. Nguyên nhân cái chết ban đầu được cho là vì sức ép đòi nợ của các con hụi. Nguồn ảnh: Phunuonline.
Trước khi chọn cái chết bằng cách nhảy lầu, một phụ nữ ở Huế từng có ý định mua thuốc về uống tự tử. Nguyên nhân cái chết ban đầu được cho là vì sức ép đòi nợ của các con hụi. Nguồn ảnh: Phunuonline.

Nữ giáo viên chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng của các hụi viên rồi nghỉ việc

Lợi dụng là nữ giáo viên được nhiều người tin tưởng, Hằng đứng ra làm chủ hụi và tổ chức nhiều dây hụi, phần lớn người tham gia là giáo viên...

Nữ giáo viên chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng của các hụi viên rồi nghỉ việc

Vỡ hụi (huê) hàng tỷ đồng ở môi trường giáo dục là một câu chuyện hiếm. Một lần nữa, gióng lên tiếng chuông cảnh báo về tình trạng lừa đảo của các chủ hụi.

Trong phiên xét xử phúc thẩm diễn ra vào ngày 7/4, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã chấp nhận kháng cáo, tuyên giảm hình phạt Lê Thị Ánh Hằng (43 tuổi, ngụ tỉnh Tây Ninh) xuống còn 9 năm tù (sơ thẩm 10 năm) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.