"VN có thể gây tổn thất cho hải quân, không quân TQ"

(Kiến Thức) - Trung Quốc nhiều khả năng chiến thắng trong mọi kịch bản, nhưng chắc chắn Việt Nam cũng có thể gây tổn thất cho hải quân, không quân Trung Quốc.

"VN có thể gây tổn thất cho hải quân, không quân TQ"
Đây là nhận định của nhà nghiên cứu hải quân Mỹ - giáo sư Lyle J. Goldstein ở Viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc trực thuộc Trường Hải chiến của tiểu bang Rhode Island.
Theo nhà nghiên cứu hải quân này, trong những lĩnh vực then chốt như tàu ngầm, giao tranh trên mặt nước hay tấn công chớp nhoáng, Trung Quốc có những lợi thế kỹ thuật đáng kể, mà có thể giúp cho họ giành chiến thắng, mặc dù có chịu thể tổn thất.
“Để chuẩn bị cho các kịch bản chiến tranh khác nhau với Mỹ hay Nhật Bản, Trung Quốc đã xây dựng sức mạnh được trang bị đầy đủ và huấn luyện tốt,” ông Goldstein giải thích. Theo đó, nhà nghiên cứu này chỉ ra rằng, Trung Quốc đặc biệt không mạnh trong việc tiếp liệu trên không nên Việt Nam có thể tận dụng điều này để chiếm ưu thế trên vùng trời nhất là ở khu vực Biển Đông - vốn nằm cách xa không phận Trung Quốc (* Đây là nhận định của giáo sư Lyle J. Goldstein, nhưng Việt Nam không muốn xảy ra chiến tranh với Trung Quốc và Trung Quốc cũng không muốn để xảy ra chiến tranh với Việt Nam)
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam. 
Hiện, dù leo thang giàn khoan Hải Dương 981, Việt Nam vẫn theo đuổi lập trường đối thoại hòa bình trên Biển Đông. Tới ngày 12/7, thông tin từ đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 105 tàu các loại tham gia bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981); trong đó có 43 tàu Hải cảnh, 15 tàu vận tải, 15 tàu kéo, 26 tàu cá các loại và 6 tàu quân sự.

Về diễn biến tại hiện trường thực địa, các tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam vẫn thực hiện các đợt cơ động tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách từ 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu và giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tuy nhiên, khi các tàu Kiểm ngư Việt Nam tiếp cận giàn khoan để đấu tranh tuyên truyền thì các tàu của Trung Quốc đã tăng tốc độ áp sát, ngăn cản, không cho các tàu Kiểm ngư của Việt Nam tiến vào gần giàn khoan. Trước tình hình đó, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam trên biển đã chủ động, điều khiển tàu vòng tránh, kiên trì bám trụ, đảm bảo an toàn cho lực lượng.

Trong một diễn biến khác, ngày 10/7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.

Nghị quyết S.RES.412 được một số thượng nghị sỹ có ảnh hưởng bảo trợ như Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy; Thượng nghị sỹ John McCain; Thượng nghị sỹ Robert Menendez; Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Benjamin Cardin; Thượng nghị sỹ James Risch; Thượng nghị sỹ Marco Rubio; Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein và Thượng nghị sỹ John Cronyn.
Bản nghị quyết tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ nước này đối với quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển, vùng trời ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo quy định của luật pháp quốc tế, giải quyết các yêu sách và tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp ngoại giao hòa bình.
Nghị quyết đề cập đến 4 nội dung cơ bản, trong đó có việc yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các lực lượng hàng hải liên quan khỏi vị trí hiện nay, kiềm chế các hoạt động hàng hải trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển, và trở về nguyên trạng như trước ngày 1/5.

Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?

(Kiến Thức) - GS Mark Beeson cho rằng, thật khó biết việc đặt giàn khoan “là chính sách phối hợp từ trên cao, hay các doanh nghiệp lớn, chính quyền địa phương và cả quân đội Trung Quốc xúc tiến việc này”.

Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
Tuy nhiên, ông Mark Beeson - giáo sư về chính trị quốc tế và cũng là một chuyên gia về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Đại học Murdoch University, Perth, Austrailia - cũng cho rằng: Dù ai đóng vai trò quyết định trong việc đặt giàn khoan thì “Việt Nam không phải là một nước dễ bị đánh ngã như lịch sử phức tạp giữa hai nước nhắc nhở chúng ta điều đó”.
TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
 TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
Tiến sỹ Lee Jones - một nhà nghiên cứu về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đại học Queen Mary, London, Anh, cũng bày tỏ quan điểm trên BBC News: Không nên xem Trung Quốc như là một thực thể thống nhất, kỹ lượng hoạch định, thực hiện mọi chính sách, đường lối.
“Thực tế, nhà nước Trung Quốc vẫn rất rời rạc với nhiều cơ quan trung ương và địa phương cạnh tranh nhau để nắm giữ các nguồn tài nguyên và giành quyền quyết định các chính sách về tài nguyên. Trong các cơ quan hay nhóm đó có Hải quân Trung Quốc, Kiểm ngư và Cảnh sát biển, chính quyền địa phương, các tập đoàn nhà nước và một bộ ngoại giao yếu ớt. Hầu hết các động thái của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông đều phản ánh sự cạnh tranh này”, tiến sỹ Lee Jones nói.

Nực cười: Trung Quốc đe dọa hậu quả nếu... Việt Nam làm liều

(Kiến Thức) - "Nếu nước nào đó một mực làm liều, tiếp tục gây đối đầu, sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả", Người phát ngôn Bộ Quốc phòng TQ cảnh báo.

Nực cười: Trung Quốc đe dọa hậu quả nếu... Việt Nam làm liều
Khi được hỏi về "một số nước chỉ trích hành động của quân đội Trung Quốc trên Biển Đông là nhân tố gây bất ổn cho an ninh khu vực", Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói: "Việc này là do cá biệt nước gây nên, trách nhiệm không ở phía Trung Quốc". 
Rõ ràng phát biểu của ông Dương Vũ Quân là nhằm vào Việt Nam và Philippines, những nước đang có căng thẳng chủ quyền với Trung Quốc. Trung Quốc luôn chủ trương do nước đương sự giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và hiệp thương trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế; nếu nước nào đó một mực làm liều, tiếp tục gây đối đầu, sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả do việc này gây nên", Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo.

Vì sao bố xuống tay giết con gái ruột dã man?

(Kiến Thức) - Theo lời của bà D (vợ ông T) thì ông T đã mắc bệnh tâm thần 4 năm, hôm xảy ra vụ việc tâm thần cũng không được ổn định.

Vì sao bố xuống tay giết con gái ruột dã man?
Đã ba ngày trôi qua (10-13/7) người dân xóm Nà Vanh, huyện Mai Châu, Tỉnh Hòa Bình vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi kể lại vụ việc chị Phạm Thị H (SN 1985) bị chính người cha ruột của mình là ông Phạm Bá T (SN 1957) sát hại bằng những nhát cuốc chí mạng lên đầu và trán.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới