Vinaconex lý giải việc dùng đường ống dẫn nước rẻ tiền

(Kiến Thức) - Tại sao thời điểm dự án triển khai, có nhiều vật liệu an toàn, bền vững được sản xuất trong nước nhưng Vinaconex không lựa chọn?

Vinaconex lý giải việc dùng đường ống dẫn nước rẻ tiền
Do giá nước thấp!
Trả lời câu hỏi của bạn đọc, đại diện Vinaconex cho rằng, việc sử dụng ống composite cốt sợi thủy tinh trong công trình này là cả một quá trình được nghiên cứu, đánh giá. Ở đây không chỉ yếu tố chi phí mà còn thi công, đảm bảo vật liệu duy tu bảo dưỡng, căn cứ định hướng phát triển ngành nghề mới... Đường ống kích thước lớn ở thời điểm đó nếu sử dụng thép hay kim loại sẽ cho phí cao. Trong khi thời điểm đó giá nước chỉ bán 2.000m3. "Sản phẩm nước là đặc thù, nhà nước khống chế đầu ra, nên chúng tôi phải tính toán", ông Phạm Chí Sơn, người phát ngôn Vinaconex cho hay. 
Ngoài ra, đơn vị này cũng đưa ra tính toán rằng, đường kính ống 1,8m, dài 12m, nếu nhập khẩu ống kim loại thì di chuyển từ cảng Hải Phòng về Hà Nội sẽ là siêu trường siêu trọng. Từ đó tác động đến quá trình thực hiện dự án, thi công, bảo dưỡng, phụ thuộc hết vào nhập khẩu. Yếu tố quan trọng là hưởng ứng quyết định về việc ưu tiên phát triển vật liệu ngành nước trong nước nên Vinaconex hưởng ứng và lựa chọn vật liệu composite do được ứng dụng nhiều nước trên thế giới như Áo... "Chúng tôi cân nhắc, chiều dài đường ống gần 50km, nếu tổng số ống sẽ rất kinh khủng". 
Ngoài ra, đơn vị này cũng cho biết luôn chuẩn bị tinh thần sự cố vỡ ống nước. Do đường ống độc đạo, cung ứng 30% nước cho thành phố... Nguyên vật liệu sửa chữa được chuẩn bị sẵn để khắc phục khi có sự cố để thay thế.   
"Chúng tôi đã thấy lỗi, nhưng quan trọng của việc thấy lỗi là sữa chữa chứ không phải đổ lỗi cho nhau, đưa ông nào vào tù mà cái quan trọng là đảm bảo cung cấp nước cho dân. Rút ra bài học sâu sắc cho lần sau. Đường ống thứ hai sẽ sử dụng vật liệu bằng kim loại. Chúng tôi cân nhắc ngoại tệ nhập khẩu, khả năng chịu lực độ bền cũng cần tính toán", vị đại diện này cho biết. 
Có người nhận xét rằng, nhìn vật liệu ống nước vỡ qua ảnh như bã mía ép.
 Có người nhận xét rằng, nhìn vật liệu ống nước vỡ qua ảnh như bã mía ép.
Cải lùi!
Quan điểm của PGS.TS Lê Văn Cát, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam cho rằng, ống kim loại (ống gang) là vật liệu truyền thống, bền nhưng giá thành cao. Nói dùng vật liệu composite là công nghệ mới có thể hiểu là cải tiến lùi. Chỉ là vì sản phẩm rẻ nên tiết kiệm hơn, còn trên thực tế sản phẩm dùng công nghệ và thiết bị Trung Quốc nên kém hơn. "Thật ra lợi nhuận là cái quan trọng chứ không phải vật liệu. Nhưng họ không lường được sự cố này", PGS.TS Lê Văn Cát nhấn mạnh. 
Theo một số chuyên gia về ống nước, hiện Việt Nam cũng như các nước trên thế giới chủ yếu sử dụng ống gang cầu. Bởi sản phẩm bằng kim loại, chịu được va đập mạnh cũng như áp lực tác động cao, lắp đặt ổn định trong mọi địa hình... Trong khi đó, ưu điểm của ống composite cốt sợi thủy tinh là chi phí vật liệu thấp, trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển nhưng lại giòn. Thậm chí, chỉ cần có dập nhẹ đã dẫn đến biến dạng không đồng đều. Đặc biệt, trên nền đất yếu ống này nhanh hỏng hơn. Vì thế, khi lắp đặt là phải có nền đất tốt, chủ yếu đất thịt được lót cát thành lớp dầy. Ngoài ra, mối ghép của ống composite cốt thủy tinh cũng kém do chỉ lắp ghép. 
Các chuyên gia nhấn mạnh, tùy từng nhà thầu và địa hình sẽ sử dụng vật liệu này, nhưng rất hạn chế. Ngoài ra, nguồn gốc sản phẩm cũng cần quan tâm. Như máy móc sản xuất áp dụng theo tiêu chuẩn nào, vật liệu có đúng yêu cầu kỹ thuật không, quá trình sản xuất ống chất lượng không đồng đều chỗ dày chỗ mỏng dẫn đến khả năng chịu áp kém. Hay quá trình vận chuyển dễ dập, vỡ, nứt vì vật liệu nhựa... Muốn làm rõ cần xem được hồ sơ lưu.
"Hệ thống dẫn nước trước hết cần đảm bảo hai tiêu chí. Một, phải đảm bảo sự ổn định, bền vững. Do đó, vật liệu làm ống cũng phải đảm bảo bền vững, chịu áp lực cao do nguồn nước bơm và chuẩn hóa. Tuổi thọ của sản phẩm phải kéo dài từ 30 - 40 năm, thậm chí có hệ thống còn 60 - 70 năm. Hai, không ảnh hưởng đến chất lượng nước ăn. Vì thế, với việc vỡ ống nước liên tiếp như thời gian qua chứng tỏ quy trình chưa đáp ứng được, có lỗi hệ thống. Lỗi đó có thể do tính toán chưa đúng, sử dụng vật liệu không chuẩn, vận hành quản lý không đảm bảo như áp lực bơm không đúng quy định...".
GS.TS Nguyễn Tuấn Anh (nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi)

Hiện trường tan hoang điểm vỡ ống nước sông Đà lần 9

(Kiến Thức) - Để tìm được vị trí vỡ đường ống nước, các công nhân cho máy múc đào rộng khoảng 20m, sâu gần 10m mới có thể tới nơi...

Hiện trường tan hoang điểm vỡ ống nước sông Đà lần 9
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức vào trưa 12/7, tại hiện trường vụ vỡ đường ống nước sông Đà về Nội lần thứ 9, vị trí vỡ ở Km 15+500 Đại lộ Thăng Long đoạn thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức vào trưa 12/7, tại hiện trường vụ vỡ đường ống nước sông Đà về Nội lần thứ 9, vị trí vỡ ở Km 15+500 Đại lộ Thăng Long đoạn thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Vụ vỡ đường ống: Vinaconex lừng khừng, Hà Nội sẽ tự làm

Sau 9 lần vỡ đường ống nước sông Đà, Hà Nội quyết định không chờ đợi Vinaconex xây dựng đường ống thứ hai mà tự đứng ra thực hiện.

Vụ vỡ đường ống: Vinaconex lừng khừng, Hà Nội sẽ tự làm
Hà Nội đã mất niềm tin vào Vinaconex
Trước đó, trong buổi thảo luận tổ tại cuộc họp HĐND TP lần thứ 10 vào ngày 10/7, khi bàn về vấn đề đường ống dẫn nước sạch từ sông Đà về Hà Nội liên tiếp bị vỡ, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của hơn 70.000 hộ dân trên các quận nội thành của thủ đô, ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng đã khẳng định:

Mưa lớn, dân Sài Gòn lại... “chạy lũ“

Cơn mưa trưa ngày 22/7 khiến đường Kha Vạn Cân, Q.Thủ Đức, TP.HCM ngập sâu trong nước, lênh láng như trận lũ.

Mưa lớn, dân Sài Gòn lại... “chạy lũ“
Đường Kha Vạn Cân, Q. Thủ Đức thường xuyên bị ngập trong những trận mưa lớn- Ảnh: Thanh Tùng
Đường Kha Vạn Cân, Q. Thủ Đức thường xuyên bị ngập trong những trận mưa lớn- Ảnh: Thanh Tùng 
Bác Lê Văn Giao làm nghề sửa xe gắn máy đang dọn dẹp lại đồ nghề của mình để chuẩn bị đóng cửa tiệm vì mưa ngập.
Bác Lê Văn Giao làm nghề sửa xe gắn máy đang dọn dẹp lại đồ nghề của mình để chuẩn bị đóng cửa tiệm vì mưa ngập. 
Người dân dùng những chiếc bàn để ngăn không cho nước mưa tràn vào nhà - Ảnh: Thanh Tùng
Người dân dùng những chiếc bàn để ngăn không cho nước mưa tràn vào nhà - Ảnh: Thanh Tùng 
Nước mưa ứ đọng làm ngập gần nửa bánh xe, phương tiện di chuyển qua đây rất khó khăn - Ảnh: Thanh Tùng
Nước mưa ứ đọng làm ngập gần nửa bánh xe, phương tiện di chuyển qua đây rất khó khăn - Ảnh: Thanh Tùng 
Bác Nguyễn Thành Dũng trong căn nhà ngập nước của mình - Ảnh: Thanh Tùng
Bác Nguyễn Thành Dũng trong căn nhà ngập nước của mình - Ảnh: Thanh Tùng 
Một chiếc xe chết máy bám vào thành xe tải trên đường Kha Vạn Cân, Q. Thủ Đức - Ảnh: Thanh Tùng
Một chiếc xe chết máy bám vào thành xe tải trên đường Kha Vạn Cân, Q. Thủ Đức - Ảnh: Thanh Tùng 
Đến khoảng 3h chiều cùng ngày, cơn mưa tạnh hẳn nhưng nhiều phương tiện vẫn còn bì bõm trong dòng nước ngập sâu.
Đến khoảng 3h chiều cùng ngày, cơn mưa tạnh hẳn nhưng nhiều phương tiện vẫn còn bì bõm trong dòng nước ngập sâu. 

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới