Vietnam Airlines bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục, đã bán 35% vốn Cambodia Angkor

(Vietnamdaily) - Lỗ luỹ kế tới 21.961 tỷ, nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines đã vượt quá tài sản ngắn hạn số tiền 29.838 tỷ đồng và khoản phải trả quá hạn 15.779 tỷ đồng.

Ngày 26/5, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HOSE: HVN) công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 với các nhấn mạnh của đơn vị kiểm toán.

Theo báo cáo kiểm toán, doanh thu thuần năm 2021 của Vietnam Airlines vẫn ở mức 27.911 tỷ đồng như báo cáo tự lập trước đó. Tuy nhiên mức lỗ ròng thấp hơn với 12.907 tỷ đồng, so mức 12.965 tỷ đã công bố trước đó, tức giảm lỗ 58 tỷ đồng sau kiểm toán.

Mức âm nặng của năm 2021 nâng lỗ luỹ kế lên tới 21.961 tỷ đồng, sắp ngốn hết vốn góp của chủ sở hữu (22.143 tỷ đồng). 

Kiểm toán tiếp tục nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines

Tại thời điểm cuối năm 2021, Vietnam Airlines đang tăng vay nợ tài chính ngắn hạn lên 14.375 tỷ đồng và giảm dài hạn xuống 20.425 tỷ đồng, tức tổng vay nợ tài chính ở mức 34.799 tỷ đồng. 

Vietnam Airlines bi nghi ngo kha nang hoat dong lien tuc, da ban 35% von Cambodia Angkor
 

Theo đó, đơn vị kiểm toán lưu ý về khoản nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines đã vượt quá tài sản ngắn hạn số tiền 29.838 tỷ đồng và khoản phải trả quá hạn 15.779 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2021.

Trong năm 2021, Vietnam Airlines kinh doanh lỗ hợp nhất 13.279 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 6.759 tỷ đồng.

Do đó, theo đơn vị kiểm toán, khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng, các khoản phải trả cho các nhà cung cấp và cho thuê.

Những điều kiện này cho thấy sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Vietinam Airlines.

Đã nhận 34 triệu USD từ bán 35% vốn Cambodia Angkor, BIDV - SeABank và SHB đã ký hợp đồng hạn mức tín dụng cho HVN

Cũng cần lưu ý, trong quý 2/2022 Vietnam Airlines đã nhận số tiền 34 triệu USD từ nhà đầu tư mua lại phần vốn góp của HVN tại Hãng hàng không Cambodia Angkor, tương ứng 35% số cổ phần. Theo thoả thuận, Vietnam Airlines sẽ hoàn thành các điều khoản trong thoả thuận và thanh lý phần vốn góp còn lại của khoản đầu tư này trong năm 2022.

Tháng 1/2022, Vietnam Airlines và một tập đoàn cho thuê máy bay đã ký thoả thuận về việc HVN sẽ mở thư tín dụng (L/C) và được sử dụng quỹ đại tu đã nộp cho nhà cung cấp còn dư chưa sử dụng với giá trị khoảng 76 triệu USD để thanh toán khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp này.

Tháng 2/2022, Vietinam Airlines và BIDV đã ký hợp đồng cấp hạn mức tín dụng thường xuyên với số tiền tối đa 30 triệu USD và thời hạn từ ngày ký đến hết tháng 8/2022.

Tháng 3/2022, Vietnam Airlines và SeABank đã ký phụ lục hợp đồng tín dụng để nâng hạn mức từ 200 tỷ lệ thàng 700 tỷ hoặc ngoại tệ tương đương.

Cũng trong tháng 3, Vietnam Airlines và SHB đã ký hợp đồng cấp hạn mức tín dụng dưới hình thức cho vay, phát hành thư tín dụng với giá trị 500 tỷ đồng. Thời hạn duy trì hạn mức tín dụng là 12 tháng và không có tài sản đảm bảo. 

Vietnam Airlines báo lỗ ròng 2021 gần 13.000 tỷ, vốn chủ sở hữu sắp bị 'ngốn' hết

(Vietnamdaily) - Vietnam Airlines báo lỗ ròng năm 2021 lên tới gần 13.000 tỷ, nâng lỗ lũy kế lên gần 22.000 tỷ đồng sắp 'ngốn' hết vốn chủ sở hữu. 

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HoSE: HVN) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021 với doanh thu thuần 9,179 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên giá vốn ngốn tới 10.287 tỷ đồng nên Vietnam Airlines tiếp tục lỗ gộp 1,108 tỷ đồng, thấp hơn mức lỗ 2,085 tỷ đồng của quý 4/2020.

Kỳ này mặc dù ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính đột biến lên 749 tỷ đồng nhờ bán vốn góp (gấp 4,8 lần cùng kỳ) và lợi nhuận khác tăng 34% lên 460 tỷ đồng cũng như cắt giảm mạnh chi phí bán hàng, song Vietnam Airlines vẫn lỗ ròng 1.139 tỷ đồng, thấp hơn mức lỗ 2.810 tỷ đồng của cùng kỳ.

Vietnam Airlines lỗ thêm nặng quý 1, lỗ lũy lên tới 24.500 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Đến hết 31/3, Vietnam Airlines đã lỗ lũy kế hơn 24.500 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu lại âm 2.160 tỷ đồng.

Theo BCTC quý 1/2022 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HVN), doanh nghiệp đạt doanh thu hợp nhất hơn 11.600 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mức doanh thu này cũng là mức doanh thu cao nhất kể từ quý 2/2020, thời điểm dịch Covid-19 bắt đầu ảnh hưởng nặng nề đến ngành hàng không.

Tuy vậy do kinh doanh dưới giá vốn khiến Vietnam Airlines lỗ gộp gần 1.600 tỷ đồng.

Ngoài ra, Vietnam Airlines còn phải chịu thêm khoản chi phí tài chính gia tăng (528 tỷ đồng), chi phí bán hàng (365 tỷ đồng) và chi phí quản lý doanh nghiệp (390 tỷ đồng).

Vietnam Airlines lo them nang quy 1, lo luy len toi 24.500 ty dong
 HVN âm vốn nặng trong quý 1/2022.

Kết quả là hãng hàng không với biểu tượng sen vàng lỗ ròng 2.613 tỷ đồng trong quý 1, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 4.000 tỷ, đây cũng là quý lỗ thứ 9 liên tiếp của Vietnam Airlines.

Đến hết 31/3, Vietnam Airlines đã lỗ lũy kế hơn 24.500 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của hãng bay này lại âm 2.160 tỷ đồng. Với việc doanh nghiệp đã âm vốn chủ sở hữu, Vietnam Airlines đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) theo quy định.

Tổng tài sản tại cuối quý 1 hơn 64.000 tỷ đồng, trong đó hãng hàng không quốc gia sở hữu 12.800 tỷ đồng tài sản ngắn hạn, trong đó gần 4.700 tỷ là tiền mặt và khoản đầu tư ngắn hạn. Ở bên kia bảng cân đối, nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines lên tới 45.700 tỷ đồng, tức gấp hơn 3 lần tài sản ngắn hạn.

Tin mới