Việt Nam được gì khi mua “sát thủ săn ngầm” P-3C Orion?

(Kiến Thức) - Với máy bay săn ngầm P-3C Orion, khả năng tuần tra, giám sát trên Biển Đông của Hải quân Việt Nam sẽ được nâng lên cấp độ “tuyệt đỉnh”. 

Việt Nam được gì khi mua “sát thủ săn ngầm” P-3C Orion?
Gần đây các phương tiện truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin về việc Mỹ đang chào bán các máy bay săn ngầm P-3C đã qua sử dụng cho Hải quân Việt Nam. Nếu thương vụ này được thông qua, khả năng kiểm soát Biển Đông của Việt Nam sẽ được nâng lên một cấp độ mới, và sẽ gây ra các mối đe dọa không hề nhỏ đối với các đội tàu ngầm và tàu mặt nước của kẻ địch tiềm tàng trên Biển Đông.
Viet Nam duoc gi khi so huu “sat thu san ngam” P-3C Orion?
Máy bay săn ngầm P-3C Orion.
Máy bay săn ngầm P-3C là một trong những loại máy bay mà phía Việt Nam đang rất cần để bổ sung vào các khả năng kiểm soát Biển Đông của lực lượng không quân hải quân. Nếu được biên chế vào trang bị trong Quân đội Việt Nam, máy bay P-3C có thể tạo nên những “ranh giới đỏ” trên Biển Đông đối với kẻ địch tiềm tàng, lấp đầy những lỗ hổng trong hệ thống các trang bị vũ khí của Việt Nam. Không những vậy, việc Mỹ có thể bán máy bay P-3C cho Việt Nam sẽ là một hình tượng đẹp, vì đó là thương vụ máy bay quân sự đầu tiên giữa hai nước kể từ khi kết thúc chiến tranh.
Khả năng chống ngầm hạn chế
Chỉ cần điểm qua sơ bộ các trang bị khí tài của Quân đội Việt Nam, chúng ta sẽ nhận ra rằng, tác chiến chống ngầm của Việt Nam khá hạn chế trong nhiều năm qua.
Với đường bờ biển dài hơn 3.000 km cùng với việc Việt Nam đang theo đuổi chiến lược gọi là "Bắc phòng Nam tiến", với việc tăng cường sức mạnh các lực lượng không quân và hải quân trong bối cảnh các tranh chấp lãnh thổ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang gia tăng căng thẳng. Do đó yêu cầu đặt ra là phải có các máy bay tuần tra trinh sát, chống ngầm tiên tiến, không chỉ để duy trì thông tin liên lạc, kiểm soát vùng trời vùng biển chủ quyền, mà còn duy trì an ninh của tuyến hàng hải quan trọng của thế giới.
Viet Nam duoc gi khi so huu “sat thu san ngam” P-3C Orion?-Hinh-2
 PZL M-28 tuy có khả năng hạ cánh trên đảo Trường Sa lớn, nhưng khả năng tác chiến chống ngầm lại rất hạn chế.
Khi mà tiềm lực kinh tế còn hạn chế nên khó có thể mua các phương tiện của phương Tây. Do đó Việt Nam cũng đã nỗ lực tìm kiếm các phương tiện tuần tra trinh sát chống ngầm có nguồn gốc Liên Xô. Việt Nam đã nhập từ Ba Lan một vài máy bay tuần tra M-28 , trọng lượng cất cánh tối đa 10 tấn, phạm vi hoạt động 1.200 km. Tuy nhiên những máy bay này lại thiếu khả năng tác chiến chống ngầm, do đó phía Việt Nam bấy lâu nay vẫn đang tìm kiếm nguồn cung cấp các trang bị vũ khí mới nhằm để giải quyết vấn đề tuần tra trinh sát và chống ngầm trên Biển Đông.
Viet Nam duoc gi khi so huu “sat thu san ngam” P-3C Orion?-Hinh-3
 Thủy phi cơ săn ngầm Be-12 tuy rất mạnh, nhưng đáng tiếc chúng đã quá lỗi thời. Và tất cả 4 chiếc mà Việt Nam từng trang bị đã được trả về Liên Xô từ lâu.
Trước đây, Việt Nam đã có trong biên chế loại máy bay tuần tra chống ngầm Be-12 của Liên Xô. Đây là loại thủy phi cơ hai cánh quạt, có trọng lượng cất cánh tối da là khoảng 35 tấn, được trang bị các phương tiện để tìm kiếm tàu ngầm và diệt tàu ngầm, phạm vi hoạt động tối ra 3.300 km. Tuy nhiên Be-12 đã lỗi thời, hiện không thể đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ trong tác chiến hiện đại, do đó chúng đã bị loại biên.
Viet Nam duoc gi khi so huu “sat thu san ngam” P-3C Orion?-Hinh-4
 Kamov Ka-28 tuy có khả năng chống ngầm mạnh nhưng tầm hoạt động lại kém.
Hiện tại lực lượng có khả năng chống ngầm mạnh nhất là trực thăng săn ngầm Ka-28. Đây là những máy bay trực thăng chống ngầm Việt Nam mua từ Nga, theo một số nguồn tin tức thì Hải quân Việt Nam có 8 máy bay Ka-28, trọng lượng cất cánh tối đa 12 tấn, bán kính chiến đấu 200 km.
Máy bay Ka-28 được trang bị hoàn chỉnh cả hệ thống tìm kiếm phát hiện tàu ngầm và vũ khí chống tàu ngầm, là loại máy bay có khả năng truy tìm tàu ngầm một cách đáng sợ, tuy nhiên nhược điểm của máy bay là phạm vi hoạt động và tốc độ. Với tầm quan trọng của căn cứ quân sự tại và địa thế chiến lược của Cam Ranh và an ninh Biển Đông, nhiệm vụ tuần tra trinh sát, chống ngầm của Hải quân Việt Nam đang quá tải.
Mỹ bán P-3C mới hay cũ, với Việt Nam đều có giá trị rất cao
Bước vào kỷ nguyên mới cùng với việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam đã trở thành một trọng điểm đối với Mỹ. Từ việc nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí (năm 2014) đến dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí (tháng 5/2016). Đối với Việt Nam, Mỹ có ý nghĩa hơn cả giá trị đơn thuần là nguồn cung cấp vũ khí, trong khi đối với Mỹ thì Việt Nam có những giá trị chiến lược mà không đối tác nào ở khu vực có thể so sánh. Mhông những vậy, Mỹ còn sẵn sàng để cung cấp các máy bay tuần tra trinh sát, chống ngầm cho phía Việt Nam.
Phía Mỹ hiện có khoảng 200 máy bay P-3C của hải quân đã ngừng hoạt động, nhưng đối với Việt Nam và nhiều quốc gia khác, chúng vẫn còn khá giá trị khi các chỉ số kỹ thuật và chiến thuật của máy bay vẫn giữ thứ hạng cao trên mặt bằng chung của thế giới. Các máy bay P-3 khi được tân trang và nâng cấp, chúng sẽ là những phương tiện chống ngầm rất hiệu quả.
Với mức giá tân trang và nâng cấp tương đối rẻ, đối với những quốc gia có tiềm lực hạn chế, rõ ràng đây là những trang bị có sức thu hút lớn. Hàn Quốc đã đặt 9 máy bay P-3B, 8 chiếc trong đó sẽ được nâng cấp, một chiếc sẽ được giữa nguyên, giá trị hợp đồng chỉ vài trăm triệu USD. Đối với những quốc gia như Việt Nam, đây là những chiếc máy bay rất phù hợp.
Viet Nam duoc gi khi so huu “sat thu san ngam” P-3C Orion?-Hinh-5
 Việt Nam được cho là đã đề nghị tập đoàn Lockheed Martin báo giá 4-6 chiếc P-3C Orion đã qua sử dụng.
Đối với Việt Nam, chúng ta cũng có thể thực hiện những lựa chọn tương tự như Đài Loan đã làm khi mua các máy bay P-3C đã qua sử dụng. Sau đó, chúng sẽ được nhà thầu Lockheed Martin nâng cấp một số chi tiết để phù hợp hơn với các yêu cầu kỹ năng chiến đấu của Việt Nam. Các máy bay P-3C sau khi nâng cấp có thể hoạt động thêm 15.000 giờ bay, Việt Nam có thể sử dụng đến sau năm 2030.
Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ việc Đài Loan chọn gói nâng cấp các hệ thống điện tử hàng không, vũ khí và các hệ thống nhiệm vụ lên chuẩn P-3C-UPDAT3-AIP.
Trong đó tính năng mạnh nhất của P-3C-AIP là khả năng chống tàu chiến mặt nước, máy bay được trang bị các hệ thống thiết bị điện tử trinh sát tiên tiến như radar giám sát hàng hải Raytheon AN/APS-115 và radar tìm kiếm mục tiêu AN/APS-137B(V)5. Đây là loại radar khẩu độ tổng hợp với khả năng lập bản đồ mặt đất và nước với độ phân giải cao, có thể phát hiện các mục tiêu ở khoảng cách lên đến 300 km, kết hợp chế độ chụp ảnh cực kỳ chính xác cùng hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại FLIR, hệ thống phát hiện từ trường AN/ASQ-81 nâng cấp, máy bay có thể phát hiện và xác định mục tiêu bất kể mọi điều kiện thời tiết.
P-3C-AIP không chỉ có thể mang theo tên lửa hành trình Harpoon để diệt tàu mặt nước, máy bay còn có thể mang theo bom chìm và các vũ khí khác để tấn công tàu mặt nước và tàu ngầm.
Hệ thống nhiệm vụ chống tàu ngầm được máy tính ASQ-114 giữ vai trò nòng cốt, cùng với thiết bị xử lý dữ liệu AYA-8 và hệ thống hiển thị kiểm soát máy tính có thể nhanh chóng phân tích và sử dụng các dữ liệu điện từ và âm thanh.
P-3C được trang bị 87 phao sonar, trong đó có 27 phao sonar đa hướng thụ động, 40 phao sonar chủ động định hướng, 20 phao sonar liên kết dữ liệu với P-3C-AIP, ngoài ra máy bay cũng có thể được trang bị hệ thống tác chiến chống ngầm IBM Proteus AN/UYS-1, radar quét mạng pha điện tử chủ động EL/M-2022 của Israel.
Viet Nam duoc gi khi so huu “sat thu san ngam” P-3C Orion?-Hinh-6
 Đoàn cán bộ cấp cao Hải quân Việt Nam lên thăm máy bay P-3C Orion.
Tuy nhiên, với việc Việt Nam và Mỹ vẫn còn có những sự khác biệt nhau về một số vấn đề. Do đó, Mỹ có thể không bán máy bay P-3 nâng cấp với tính năng đầy đủ như bản P-3C-AIP. Mỹ có thể "hạ cấp" một số tính năng như hệ thống nhiệm vụ chống ngầm, hệ thống thu thập âm thanh, hệ thống tác chiến điện tử và các tính năng quan trọng khác. Nhưng ngay cả khi Mỹ làm như vậy, máy bay "P-3C-AIP" mà Việt Nam có được cũng rất có giá trị, bởi với Quân đội Nhân dân Việt Nam, vũ khí cũng rất quan trọng, song sức mạnh của ý chí chiến đấu, sức mạnh của nền nghệ thuật quân sự đặc sắc Việt Nam mới làm nên tất cả.
Việt Nam bao quát phần lớn Biển Đông với P-3C Orion
Máy bay P-3C có tầm hoạt động có thể đạt tới 8.900 km, có thể bay liên tục trong 12 giờ, từ bờ biển Việt Nam cất cánh và bay cách mặt biển ở độ cao 500 mét và tuần tra liên tục trong vòng 3 giờ với bán kính chiến đấu gần 250 km, trong khi “chiều rộng” giữa Philippines và Việt Nam chỉ 1.200 km.
Do đó P-3C của Việt Nam khi bay qua lại giữa hai nước có thể bao quát toàn bộ khu vực phía Nam của Biển Đông, tuy nhiên máy bay có thể di chuyển vùng hoạt động lên sát các căn cứ của Trung Quốc ở đảo Hải Nam và Quảng Đông.
Về nguyên tắc, máy bay có thể hoạt động liên tục 12 giờ, tuy nhiên khi bay theo chế độ tiết kiệm nhiên liệu, P-3C có thể hoạt động liên tục đến 17 giờ. Một chiếc máy bay P-3C có thể thực hiện 8 vòng nhiệm vụ quanh căn cứ hải quân ở vịnh Cam Ranh.
Viet Nam duoc gi khi so huu “sat thu san ngam” P-3C Orion?-Hinh-7
 P-3C Orion có thể mang theo 8 tấn vũ khí quần vòng liên tục suốt nửa ngày trên Biển Đông. 
Ngoài ra tốc độ của P-3C có thể đạt 600km/h, do đó khi cất cánh từ Cam Ranh bay đến các đảo phi pháp mà Trung Quốc đang chiếm giữ ở Trường Sa thì chỉ mất từ 1-2 giờ đồng hồ. Và tại Trường Sa máy bay có thể thực hiện các nhiệm vụ trong vòng nhiều giờ nữa, từ đó máy bay có thể tăng cường việc giám sát các mục tiêu mặt nước, phát hiện các mục tiêu dưới mặt nước, nâng cao hơn nữa khả năng phát hiện sẵn sàng chiến đấu cao của quân đội Việt Nam.
Khi quân đội Việt Nam được trang bị các máy bay P-3C, ngoài Đài Loan được trang bị P-3C thì các đơn vị của Mỹ ở Philippines và Singapore cũng đã được trang bị “siêu sát thủ săn ngầm” P-8A Poseidon. Như vậy tất cả bốn hướng của Biển Đông đều đã triển khai các máy bay chống ngầm, đây là sự hình thành một khả năng phong tỏa, chống tàu ngầm một cách rất sát sao. Từ đây sẽ tạo nên một mối đe dọa lớn hơn đối với các hoạt động của tàu mặt nước và tàu ngầm của Trung Quốc trên Biển Đông, phía Trung Quốc sẽ buộc phải hành động một cách có hiểu biết hơn và phải có những phản ứng chuẩn mực và thận trọng hơn.

Những bí mật vợ chồng không bao giờ nên tiết lộ

Rất nhiều xung đột trong gia đình đã có thể tránh được nếu không có sự “xía vào” của người ngoài.

Những bí mật vợ chồng không bao giờ nên tiết lộ
Có đôi khi xung đột trong gia đình không phải vì lỗi những người trong cuộc mà bởi tác động từ bên ngoài. Dù nhiều lúc bức xúc bạn rất có nhu cầu tâm sự với một ai đó. Đôi khi buồn vợ/chồng bạn cũng có thể giãi bày với bạn bè hoặc người thân. Tuy nhiên, có những điều tuyệt đối không nên nói ra dù có… “mắc” nói đến mấy.

Bí mật khủng khiếp của chồng giấu kín dưới gầm giường

Thư bỗng dưng gục xuống, cô tưởng tượng ra đủ tình huống đã xảy ra những ngày cô đi vắng. Và rồi, lần đầu tiên cô khóc như đứa trẻ khi biết bí mật khủng khiếp của chồng.

Bí mật khủng khiếp của chồng giấu kín dưới gầm giường
Trước khi phát hiện ra bí mật khủng khiếp của chồng Thư vốn là con nhà danh giá ở Hà Nội. Từ ngày đi học cô luôn được mệnh danh là cô gái hướng ngoại. Thư không như người khác, cô luôn thẳng thắn bộc lộ bản thân mà không hề giấu giếm. Ngày đó, cô yêu Tú, cô không ngần ngại công khai theo đuổi anh. Cô vẫn nhớ như in cảnh cô chạy theo anh để xin một bức hình.

Bằng chứng ăn mặn giúp bạn vui hơn khi bị stress

(Kiến Thức) - Ăn mặn rất có hại cho sức khỏe, ngoại trừ việc ăn mặn thêm một chút mỗi khi căng thẳng để sản sinh các hormone vui vẻ.

Bằng chứng ăn mặn giúp bạn vui hơn khi bị stress
Bang chung an man giup ban vui hon khi bi stress

Khi mức độ stress của bạn đang cao ngất ngưởng, cơn thèm ăn vặt của bạn cũng tăng lên theo. Thực tế, có tới 61% đàn ông thừa nhận chuyển sang ăn đồ ăn vặt có vị mặn mỗi khi bị căng thẳng. Đối với phụ nữ, tỉ lệ này cao hơn vì phụ nữ ăn vặt nhiều hơn đàn ông. 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 
Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

(Kiến Thức) - Là lực lượng ưu tiên phòng thủ, bảo vệ chủ quyền trên biển, Việt Nam từ lâu luôn nhìn nhận đúng đắn khả năng của mình, có các điều kiện, khả năng để phù hợp với học thuyết tác chiến quân sự phi đối xứng... và việc phát triển tàu ngầm mini là một phương án bắt kịp xu thế này.

Tin mới

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Quân đội Ukraine trên hướng Kherson chịu thiệt hại 2,5 nghìn người trong 6 ngày ở làng Vysokopolye vùng Kherson; một đại đội Ukraine chỉ còn chục tay súng chiến đấu.