Việt Nam "độ" máy bay cường kích AC-119K Mỹ thế nào?

(Kiến Thức) - Nhằm chi viện hỏa lực cho đơn vị bộ đội tại Campuchia, nhà máy A41 đã cải tiến thành công máy bay cường kích AC-119K của Mỹ, mang theo đạn cối 106mm.

Việt Nam "độ" máy bay cường kích AC-119K Mỹ thế nào?

Ngoài các máy bay chiến đấu phản lực, sau 1975 bộ đội ta còn thu giữ được một số máy bay cường kích AC-119K và biên chế cho Trung đoàn 918 sử dụng.

Đây là kiểu máy bay gunships (cải tiến lắp vũ khí lên máy bay vận tải) biến nó thành máy bay cường kích hạng nặng. AC-119K Stinger được phát triển dựa trên mẫu máy bay vận tải 2 động cơ C-119 Flying Boxcar được công ty Fairchild Aircraft sản xuất từ năm 1949. AC-119 được Mỹ thiết kế, sản xuất ngay cuộc chiến tranh Việt Nam nhằm mục địch ngăn chặn tuyến đường vận tải của bộ đội Việt Nam trên dãy Trường Sơn.

Viet Nam
 Máy bay cường kích AC-119.

Có hai phiên bản AC-119 được phát triển gồm: AC-119G (thế hệ đầu) và AC-119K (thế hệ hai) được phát triển cho Không quân Mỹ sử dụng. Sau này, khi Mỹ rút quân, chúng được chuyển về cho không quân quân đội Sài Gòn sử dụng.

Máy bay cường kích AC-119K Stinger được trang bị một số hệ thống điện tử như radar xung định vị AN/APN-147, hệ thống trinh sát hồng ngoại nhìn trước AN/AAD-4, hệ thống radar theo dõi cảnh báo AN/APQ-133 và radar tìm kiếm AN/APQ-136. Về hỏa lực, AC-119K được trang bị 2 khẩu pháo 6 nòng cỡ 20mm M61 Vulcan và 4 khẩu súng máy 6 nòng cỡ 7,62mm GAU-2/A.

Viet Nam
 Hỏa lực nguyên bản của AC-119K.
Giai đoạn 1977-1978, trước tình hình phức tạp trên biên giới Tây Nam - Khmer Đỏ gây hấn, thực hiện hành động tàn bạo với người dân Việt Nam. Quân đội ta đã quyết định cải tiến một số máy bay Mỹ để làm nhiệm vụ chi viện hỏa lực chuẩn bị cho cuộc chiến tranh bắt buộc. Và máy bay AC-119K nằm trong số các đề tài cải tiến của không quân để đáp ứng tình hình mới. 
Theo tài liệu Không quân Nhân dân Việt Nam, nhà máy A-41 và Trung đoàn Không vận 918 được giao nhiệu vụ này. Theo đó, hướng cải tiến sẽ là lắp đạn cối lên máy bay AC-119K.
Đầu tiên, cải tiến được áp dụng với đạn cối C705 (cỡ 106,7mm, 12kg). Chủ nhiệm đề tài được giao cho kỹ sư hàng không Nguyễn Hữu Sửu, ông được đào tạo ở Họ viện Kỹ thuật Không quân Giukovsky. Quả đạn cối Mỹ vốn có ngòi nổ ly tâm, nay để thả từ khoang hàng máy bay cần thay bằng ngòi nổ va chạm. Đồng thời, thiết kế thêm đuôi cho đạn để trong suốt quá trình rơi, đầu đạn luôn hướng xuống dưới cho tới khi chạm mục tiêu. Mỗi ngòi nổ cũng được tính toán nhồi thêm 50g thuốc nổ dẻo C4 nhằm tăng cường khả năng kích nổ. Thử nghiệm bước đầu tại sân bay Tân Sơn Nhất đã diễn ra suôn sẻ.
Viet Nam
Máy bay AC-119K tại Cam Ranh thời Mỹ còn xâm lược Việt Nam.
Phần cải tiến tiếp theo là nghiên cứu lắp giàn thả đạn cối lên khoang chở hàng của máy bay cường kích AC-119K sao cho không ảnh hưởng tới kết cấu của máy bay, không thay đổi trọng tâm khi thả đạn, dù phải theo yêu cầu chiến thuật thả từng loạt một, thả nhiều loạt hay thả toàn bộ. Để ngắm thả trúng mục tiêu từ trên không, phải tính toán góc ngắm cung cấp cho phi công sử dụng.
Về tính toán trọng tâm và khôi phục cửa thả hàng dưới bụng AC-119K do Trưởng Ban kỹ thuật Nguyễn Thanh Lâm của A-41 đảm nhiệm. Kỹ sư Thái Văn Bổn, Phân xưởng trưởng cơ khí làm đuôi đạn và ống gắn kíp nổ. Thời gian thực hiện chỉ trong 3 tháng cho kịp chiến dịch. 
Sau thành công của hai thử nghiệm thả đạn thật từ AC-119K, cuối tháng 10 năm 1978, Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân quyết định lắp giàn thử đạn cối lên hai máy bay AC-119K số hiệu 850 và 145 của Trung đoàn 918 và đưa vào trực chiến. Trong chiến dịch Tây Nam, đội bay này đã thực hiện 7 chuyến oanh tạc với hơn hơn 1.000 quả đạn xuống mục tiêu.

Sức mạnh pháo binh Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(Kiến Thức) - Một trong những yếu tố then chốt làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 lẫy lừng phải kể tới sự góp công lớn từ bộ đội pháo binh.

Sức mạnh pháo binh Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Ta có bao nhiêu pháo ở Điện Biên Phủ 1954?
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, quân đội ta lần đầu lực lượng pháo lớn, hiện đại hơn so với các chiến dịch Tây Bắc 1947, Biên giới 1950.

Cận cảnh chiếc tiêm kích F-5E oanh tạc Dinh Độc lập

(Kiến Thức) - Sáng 8/4/1975, phi công Nguyễn Thành Trung đã lái tiêm kích F-5E ném bom xuống Dinh Độc lập khiến chính quyền VNCH hoảng sợ. 

Cận cảnh chiếc tiêm kích F-5E oanh tạc Dinh Độc lập
Can canh chiec tiem kich F-5E oanh tac Dinh Doc lap
 Lúc 8h30 phút sang 8/4/1975, phi công Nguyễn Thành Trung (điệp viên của ta được cài cắm vào Không quân VNCH) đã lái tiêm kích F-5E ném bom vào Dinh Độc lập khiến chính quyền Nguyễn Văn Thiệu hoảng sợ. Đây được xem là lần thứ 2 Dinh Độc lập bị ném bom, lần đầu vào ngày 27/2/1962, 2 phi công VNCH đã dùng máy bay AD-6 ném bom phá hủy phần chính cánh trái của dinh.

Bật mí chuyện Việt Nam “độ” tiêm kích F-5E Mỹ

(Kiến Thức) - Để phục vụ chiến đấu ở Campuchia, các kĩ sư Việt Nam đã "độ" lốp máy bay F-5A dùng cho tiêm kích F-5E mạnh mẽ hơn.

Bật mí chuyện Việt Nam “độ” tiêm kích F-5E Mỹ

* Nguồn tư liệu tham khảo: 60 năm Không quân Nhân dân Việt Nam

Từ đầu năm 1975, trước thế công vũ bão của quân giải phóng, các máy bay chiến đấu F-5A và A-37 của Quân đội Sài Gòn không còn đủ sức chống đỡ, Washington viện trợ thêm cho Sài Gòn một số tiêm kích F-5E. Chúng được lắp ráp ở Philippines rồi mới chuyển về Biên Hòa nên không có khí tài, phụ kiện thay thế kèm theo. 
Mới chuyển được 20 chiếc thì ta giải phóng miền Nam, số máy bay này đã không thể hoạt động được vì thiếu phụ tùng, đặc biệt là thiếu lốp. Lốp máy bay là phụ tùng có lượng tiêu hao lớn, tuổi thọ rất ngắn, cá biệt có lốp chỉ sau một, hai lần cất hạ cánh là đã phải thay. Dẫn đến tuy F-5E còn rất mới, có những chiếc mới được 9 giờ bay, chiếc sử dụng nhiều nhất cũng chỉ 24 giờ bay, tính năng kỹ, chiến thuật vượt trội hơn hẳn F-5A nhưng lại bị lưu cất.
Tới năm 1978, chiến dịch biên giới Tây Nam trở nên ác liệt, chiến đấu cơ F-5A và A-37 không thể vươn tới các mục tiêu quan trọng ở phía Tây Campuchia, rất cần khôi phục F-5E để tham chiến.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 
Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

(Kiến Thức) - Là lực lượng ưu tiên phòng thủ, bảo vệ chủ quyền trên biển, Việt Nam từ lâu luôn nhìn nhận đúng đắn khả năng của mình, có các điều kiện, khả năng để phù hợp với học thuyết tác chiến quân sự phi đối xứng... và việc phát triển tàu ngầm mini là một phương án bắt kịp xu thế này.

Tin mới

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Quân đội Ukraine trên hướng Kherson chịu thiệt hại 2,5 nghìn người trong 6 ngày ở làng Vysokopolye vùng Kherson; một đại đội Ukraine chỉ còn chục tay súng chiến đấu.